Tu di là gì

Tu: có nghĩa là sửa, tu sửa. Thực hành theo đạo Phật là hành động tu sửa bản thân mình [thân và tâm], thông qua việc tu sửa lại ba hành vi tạo nghiệp [hành động, ý nghĩ, lời nói]. Tu sửa nghiệp sẽ làm cơ sở để tư sửa được tâm.

Đi tu: Là chỉ hành động của những người xuất gia, rời bỏ cuộc sống với gia đình để gia nhập Tăng đoàn, là từ bỏ cuộc sống gia đình để đi đến tu tập ở chùa hay tu viện, dành hết thời gian còn lại vào việc tu tập theo đạo Phật, hướng đến mục tiêu giải thoát.

Tu tập và tu hành: Tu là sửa, tập là thực tập, tập luyện, tập huấn bản thân [thân-tâm]...như trên.

Hành là làm, là thực hành, cũng đồng nghĩ với thực tập. Hai chữ gần như giống nhau, tuy nhiên mỗi chữ có thể được dùng trong những văn cảnh và ý nghĩa lớn nhỏ khác nhau. Ví dụ, nói :

+ Chúng ta tu-tập tâm từ, tu tập hạnh bố thí, tu tập bỏ tham, sân, si.

+ Sự nghiệp tu-hành là rất cao quý; những bậc tu-hành là những bậc đáng kính.

Tu tâm: nghĩa trực tiếp là tu sửa tâm. Vì đạo Phật nhấn mạnh phần tâm là đối tượng chính để chúng ta tu tập để cho tâm được trong sạch, sáng tỏ, trí tuệ, và giải thoát. Tất cả những phần Giới, Định, Tuệ là đều hướng đến mục-tiêu làm cho tâm trong- sạch và trí tuệ. Thiền, phương pháp chính đạo Phật, là sự tu tập tâm: tu sửa, dẹp sạch những trạng thái bất thiện của tâm, và thay vào, tu dưỡng những trạng thái thiện lành của tâm. Bởi vậy, việc tu tập tâm [lúc này chẳng ai gọi là ‘tu hành tâm’ cả] là quan trọng nhất trong việc thực hành đạo Phật.

Rất nhiều người đã ngộ nhận về chữ “tu-tâm” này. Ví dụ, khi một ai nhắc đến đề tài đạo Phật, thì nhiều người đều cố tránh né đề tài này, có lẽ vì [a] họ không hiểu Phật giáo nói về cái gì, họ chỉ hiểu lơ mơ đạo Phật là "từ, bi, hỷ, xả", hay "đạo Phật là đi chùa cũng bái gì gì đó"..., và [b] vì họ nghĩ đề tài đạo Phật là xa vời, không hợp với thực tế mưu sinh, và nó chỉ dành cho người ‘tu hành’.

>> Xem thêm: Lời khuyên cho Phật tử bắt đầu tu tập theo Đạo Phật nên bắt đầu từ đâu ?

Đa số họ thường nói theo kiểu: "Đạo gì tôi không quan trọng, tôi chỉ biết đạo làm người; tôi chẳng tu gì cả, tôi chỉ biết tu-tâm thôi". Thực sự, đạo Phật không phải chỉ là đạo làm người. Đạo Phật là đạo giải thoát. Mục tiêu của đạo Phật không phải khuyến khích mọi người tiếp tục tái sinh làm người.

Ở đây chữ "tu-tâm" bị những người này hiểu sai nên họ mới thường nói như vậy. Ý họ là chỉ cần có tấm lòng, có cái ‘tâm’ sống sòng phẳng, biết điều, và sống tốt theo quy ước của cuộc sống thế tục... là đủ. Và họ cho rằng Phật giáo cũng chỉ yêu cầu bao nhiêu đó mà thôi. Cách nói dùng chữ tu-tâm như vậy là không chính xác với chữ tu-tâm theo ý nghĩa thực hành của đạo Phật. Thực ra, tu-tâm nói theo kiểu thực hành của đạo Phật chính là tu tập tâm, là tu-thiền, thay vì những hình thức tu tập không-thiền các nhánh phái Phật giáo khác ở các nước Đông Ávà Việt Nam.

Nguồn:Vấn Đáp Phật Giáo- Lê Kim Kha [biên soạn]

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

Tu Dí tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ Tu Dí trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ Tu Dí trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ Tu Dí nghĩa là gì.

- Một tên gọi khác của dân tộc Bố Y- Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Bố Y
  • uyển chuyển Tiếng Việt là gì?
  • mệnh hệ Tiếng Việt là gì?
  • Bon Phặng Tiếng Việt là gì?
  • thông dâm Tiếng Việt là gì?
  • tình thực Tiếng Việt là gì?
  • đầu bẹt cá trê Tiếng Việt là gì?
  • chấm dứt Tiếng Việt là gì?
  • danh vọng Tiếng Việt là gì?
  • tương khắc Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của Tu Dí trong Tiếng Việt

Tu Dí có nghĩa là: - Một tên gọi khác của dân tộc Bố Y. - Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Bố Y

Đây là cách dùng Tu Dí Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ Tu Dí là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

須 彌 山; S: meru, sumeru;

Theo vũ trụ quan của Ấn Ðộ cổ thì Tu-di là trung tâm của vũ trụ và là trú xứ của chư Thiên. Về núi Tu-di thì hai quan niệm vũ trụ của Bà-la-môn và Phật giáo giống nhau, ngoài ra chúng lại có nhiều chỗ khác nhau về các hệ phụ thuộc.

Theo quan niệm Phật giáo thì xung quanh núi Tu-di là biển cả và lục địa bao bọc; dưới núi Tu-di là cõi của loài Ngạ quỷ [S: preta], phía trên là từng của các Thiên giới [S: deva] cao cấp, các tầng Sắc giới [S: rūpaloka] cũng như các tầng Vô sắc giới [Ba thế giới ] và Tịnh độ .

Skip to content

Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội

● [Tu-di sơn]: “Tu-di” là dịch âm từ Phạn ngữ “Sumeru”, dịch nghĩa ra Hán ngữ là “diệu cao”, “diệu quang”, “thiện tích”, v.v… “Tu-di” nguyên là tên một ngọn núi trong thần thoại Ấn-độ, Phật giáo đã lấy nó đặt vào trong vũ trụ quan của mình, và coi nó là ngọn núi cao vót, đứng sừng sững ở địa vị trung ương của một tiểu thế giới. Lấy núi này làm trung tâm, với tám núi lớn và tám biển lớn thứ lớp bao bọc chung quanh, làm thành một thế giới [cũng được gọi là thế giới Tu-di]. Vũ trụ quan Phật giáo nói rằng, vũ trụ là do vô số thế giới cấu thành. Cứ một ngàn thế giới là một “tiểu thiên thế giới”; một ngàn tiểu thiên thế giới là một “trung thiên thế giới”; một ngàn trung thiên thế giới là một “đại thiên thế giới”; hợp tiểu thiên, trung thiên và đại thiên lại, gọi là “ba ngàn đại thiên thế giới” [tam thiên đại thiên thế giới]. Đó là cảnh giới giáo hóa của một đức Phật


Pháp Thí Hội không phải là shop bán các văn hóa phẩm Phật Giáo. Hội chỉ là nơi nhận Tịnh Tài của các Phật Tử gửi về, mua kinh sách [theo form đăng ký trên web của các Phật Tử ] và thay các Phật Tử đó đi cúng dường các chùa ở vùng xa , những nơi thiếu kinh sách cho các Phật tử nơi đó tu học. Nếu quý Phật Tử muốn thỉnh kinh sách xin vui lòng không đăng ký tại đây. Bỏ qua

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu thuộc về thế giới quan của Đạo Phật. Đại lược thì trong một Tiểu thế giới gồm: Một mặt trời, một mặt trăng, một núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu.

Như thế, Núi Tu Di là trung tâm của Tiểu thế giới, do bốn chất báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành, được an trụ nơi Kim luân. Núi có hình thể trên dưới rộng ra, khoảng giữa eo lại. Bề cao từ mặt nước trở lên 80.000 do-tuần, chu vi của hai đầu trên dưới đều 80.000 do tuần. Xung quanh núi này được bao bọc xen kẽ bởi tám lớp núi và biển dạng vòng tròn, xen kẽ nhau. Tứ Đại Bộ Châu nằm ở trên lớp biển ngoài cùng, gọi là Đại Hàm Thủy Hải. Đây là chỗ chư thiên, chư thần và Tiên nhân ở.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu *

Từ mặt nước lên đến giữa núi Tu Di có bốn tầng cấp, mỗi tầng cấp cách nhau 10.000 do-tuần. Tầng cấp thứ nhất bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 16.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Kiên Thủ. Tầng cấp thứ hai bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 8.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Trì Hoa Man. Tầng cấp thứ ba bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 4.000 do-tuần. Đây là chỗ ở của thần Thường Phóng Dật. Ba xứ sở nầy là nơi ở các thần dưới quyền thống lãnh của Tứ Thiên Vương. Tầng cấp thứ tư bao vòng quanh núi, de rộng ra ngoài 2.000 do-tuần. Đây là trụ xứ của bốn vị Thiên vương, gọi là Tứ Thiên Vương 

Trên đỉnh núi Tu Di là xứ sở của trời Đao Lợi, tức Tam Thập Tam Thiên, nơi có vị thiên chủ tên là Thích Ðề Hoàn Nhơn, lại gọi là Ðế Thích, người đời gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế. Nơi đây địa thế rộng rãi tốt đẹp. Ở bốn góc trên đảnh núi Tu Di có bốn tòa núi nhỏ, bề cao và rộng đều 500 do-tuần, có thần Dược Xoa tên là Kim Cương Thủ trụ nơi đây để tuần thị và hộ vệ chư thiên. tức là chỗ của ba mươi ba nước trời ở, rốt trung ương tức Ðao Lợi thiên, vị thiên chủ tên là Thích Ðề Hoàn Nhân, lại gọi là Ðế Thích, người đời gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế. 

Đại Lược về Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu

Cõi Ta Bà gồm một Tam Thiên Đại Thiên Thế giới. Lập trường của A Tỳ Đạt Ma, Phật giáo nhìn ba cõi trên phương diện vật lý. Vì thế, trong vấn đề hiện tượng luận của thế giới, học thuyết nầy không đề cập đến cõi Vô sắc, bởi cõi ấy hoàn toàn thoát ly mọi quan hệ về vật chất. Được nói đến trong Thế Giới Hiện Tượng Luận, chỉ có Dục giới và Sắc giới.

Trong một Tiểu thế giới, núi Tu Di là trung tâm điểm. Về trực độ, trên từ trời Tha Hóa Tự Tại cho đến phong luân. Về hoành độ thì có cõi Lục Dục, chín lớp núi, tám lớp biển, mặt trời mặt trăng, bốn đại châu và địa ngục. Quả đất của chúng ta đang ở chỉ là một châu trong bốn châu của Tiểu thế giới mà thôi.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: Tam Luân Bao Bọc

Tiểu-thế-giới được ba lớp bao bọc. Lớp nhất ở trong gọi là Kim luân [lớp cứng chắc], bề thâm hậu 3 lạc-xoa 20000 du-thiện-na, bề rộng 12 lạc-xoa 3.450 du-thiện-na. [Mỗi lạc-xoa là một ức, số ức thời xưa có bốn bậc: 100.000, 1.000.000, 10.000.000, 100.000.000 du-thiện-na, tức do-tuần, do-tuần cũng có ba bậc: 16 dặm, 30 dặm, 60 dặm].

Ngoài Kim luân, có lớp thứ hai gọi là Thủy luân, bề thâm hậu 8 lạc-xoa du-thiện-na, bề rộng cũng 12 lạc-xoa 3.450 du-thiện-na. [Thủy luân khi còn là hơi nước, chưa bị gió thổi đọng lại, bề thâm hậu đến 11 lạc-xoa 20.000 du-thiện-na]. Do nghiệp lực của chúng sanh, nước không tan rã như thức ăn, khi chưa tiêu không sa vào thục tạng.

Ngoài Thủy luân, có lớp thứ ba là Phong luân, bề thâm hậu 16 lạc-xoa du-thiện-na, bề rộng có vô số du-thiện-na.

Ngoài Phong luân lại có hư không rộng rãi vô biên tế.

Kim luân an trụ nơi Thủy luân. Thủy luân an trụ nơi Phong luân. Phong luân an trụ nơi hư không.

[Trích luận Câu Xá, theo các Kinh luận khác như Trường A Hàm Kinh, Khởi Thế Kinh, Khởi Thế Nhân Bản Kinh, Lâu Thán Kinh, Lập Thế A Tỳ Đàm Luận, thì có chỗ lại thêm vào Địa luân, về bề thâm hậu cùng bề rộng của mỗi luân có đôi chút sai khác].

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: Chín Núi Tám Biển

Một Tiểu thế giới có một núi Tu Di làm trung tâm điểm; đó là lớp núi thứ nhất. Núi Tu Di an trụ nơi Kim luân, hình thể trên dưới rộng ra, khoảng giữa eo lại, bề cao từ mặt nước trở lên 80.000 do-tuần [có chỗ nói 84.000 do-tuần].

Ngoài núi Tu Di có một vòng biển nước thơm gọi là Hương thủy hải, chiều ngang cũng rộng 80000 do-tuần. Kế biển nầy đến lớp núi thứ hai là Trì Song Sơn, bề cao từ mặt nước trở lên 40.000 do-tuần, ngoài có một vòng Hương thủy hải bao bọc, chiều ngang rộng 40.000 do-tuần.

Kế biển nầy đến lớp núi thứ ba là Trì Trục Sơn bề cao từ mặt nước trở lên 40.000 do-tuần, ngoài có một vòng Hương thủy hải bao bọc, chiều ngang cũng rộng 20.000 do-tuần.

Kế biển nầy đến lớp núi thứ tư là Chiêm Mộc Sơn, bề cao từ mặt nước trở lên 10.000 do-tuần, ngoài có một vòng Hương thủy hải bao bọc, chiều ngang cũng rộng 10.000 do-tuần.

Kế biển nầy đến lớp núi thứ năm là Thiện Kiến Sơn, bề cao từ mặt nước trở lên 5.000 do-tuần, ngoài có một vòng Hương thủy hải bao bọc, chiều ngang cũng rộng 5.000 do-tuần.

Kế biển nầy đến lớp núi thứ sáu là Mã Nhĩ Sơn, bề cao từ mặt nước trở lên 2.500 do-tuần, ngoài có một vòng Hương thủy hải bao bọc, chiều ngang cũng rộng….

*

…Như thế có tất cả chín lớp núi, tám lớp biển. Núi Tu Di do bốn chất báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bảy lớp núi kế gọi là Thất Kim Sơn, đều do chất vàng tạo thành. Núi Thiết Vi do chất sắt tạo thành. Tu Di Sơn là chỗ chư thiên, chư thần ở. Thất Kim Sơn là chỗ chư thiên thần và ngũ thông tiên nhân ở. Thiết Vi Sơn là chỗ của chúng Ngạ quỷ, Địa ngục ở.

Chín lớp núi đều an trụ trên Kim luân và chiều sâu từ mặt nước trở xuống đều 80000 do-tuần, chu vi của mỗi núi bằng bề cao từ mặt nước trở lên. Tám lớp biển đều sâu 80000 do-tuần. Bảy biển trước gọi là nội hải, dẫy đầy nước Bát công đức ngọt thơm; một biển sau gọi là ngoại hải, thuộc về vùng nước mặn.

Thế nào là Bát công đức thủy của Hương hải? Ấy là thứ nước có tám đặc tánh: Ngon ngọt, mát mẻ, trong sạch, nhu nhuyễn, nhẹ nhàng, trơn nhuần, thơm tho không mùi hôi, uống vào trừ đói khát và bịnh hoạn, uống vào có thể trưởng dưỡng các căn [theo các Kinh luận khác, chiều rộng của mỗi biển, và chiều sâu của mỗi núi từ mặt biển trở xuống có hơi sai biệt].

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu

Bốn đại-bộ-châu vị trí ở vào vùng biển thứ tám là Đại Hàm Thủy hải.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: 1. Nam Thiệm Bộ Châu

Phía nam núi Tu Di là phương vị của Nam Thiệm Bộ Châu. Châu nầy cũng có tên là Diêm Phù Đề, vì ở phương bắc của bản châu có thứ cây Diêm phù, dưới cây ấy có chất vàng rất quý tên là Diêm phù na đàn. Hình thế châu Nam Thiệm Bộ phương bắc rộng, phương nam hẹp, chu vi độ 7000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu. Đây là Châu mà chúng ta đang ở.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: 2. Đông Thắng Thần Châu

Phía đông núi Tu Di là Đông Thắng Thần Châu. Châu nầy tiếng Phạm gọi là Tỳ Đề Ha hay Phất Bà Đề. Châu Thắng Thần hình bán nguyệt, phương đông hẹp, phương tây rộng, chu vi độ 9000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: 3. Tây Ngưu Hóa Châu

Phía tây núi Tu Di là châu Cù Đà Ni, cũng gọi là Ngưu Hóa Châu. Nhân dân ở châu nầy dùng trâu, bò, ngựa, châu báu, để mua bán, đổi chác vật dụng cho nhau, nên do đó mà được mệnh danh. Lập Thế Luận thì cho rằng ở châu nầy có một quả núi rất to, hình giống như con trâu, vì thế nên được gọi là Cù Đà Ni. Tây Ngưu Hóa Châu địa hình như mặt trăng tròn, chu vi độ 8000 du-thiện-na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.

Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu: 4. Bắc Câu Lư Châu

Phía bắc núi Tu Di là Bắc Câu Lư Châu, cũng gọi là Uất Đan Việt. Cảnh sắc và nhơn vật ở châu nầy đều hơn ba châu kia. Về y báo thì tại bản châu non sông tú lệ; cây cỏ thanh u, nhiều hồ ao trong mát, hoa quả đủ màu sắc tốt tươi. Các loài chim như bạch nga, hồng, nhạn, oan ương kêu hót giao hòa khắp nơi. Khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành; không có gai góc cùng loài ruồi, muỗi, độc trùng; các thứ gạo thơm tự nhiên sanh ra, đầy đủ vị ngon.

Về chánh-báo thì loài người ở đây toàn là giống da trắng, khỏe mạnh sống lâu, thân hình cao lớn xinh đẹp. Khi muốn ăn, họ lấy gạo thơm để trong bảo khí, phía dưới đặt hạt châu Diệm Quang Ma Ni; trong giây phút ánh sáng hạt châu tắt là gạo đã chín. Lúc muốn cần dùng y phục, vật dụng, họ đến cây Hương thọ hái trái chín; trái nầy tự nứt ra, trong ấy có đủ y phục tốt đẹp, hoặc đồ dùng, hoặc thức ăn.

Muốn nghỉ mát, họ đến dưới cây Khúc-cung; cây nầy cành lá dày nhặt xanh tươi, nắng mưa không lọt, có thể nằm ngủ ở dưới mà không lo ngại. Muốn dạo chơi, họ xuống bảo thuyền bơi nhẹ theo sông hồ; đề huề đàn sáo, khúc ca tiếng nhạc hòa điệu lẫn nhau, âm thanh du dương trong trẻo nhiệm mầu. Khi bầy đoàn tắm gội, họ xếp y phục để trên mé hồ; ai lên trước cứ gặp cái nào mặc ngay cái ấy, không cần tìm chọn đồ của mình; mặc xong cũng hóa vừa vặn xinh đẹp như y phục cũ.

*

Người ở Bắc Câu Lư Châu hình mạo đều đồng, không có tật bịnh; tóc chỉ rủ xuống tới chân mày, màu xanh biếc. Lúc nghĩ đến sự dục lạc, người nam chăm chú nhìn người nữ; nếu bên nữ đồng ý, thì đem nhau đến vườn cây. Như nữ nhơn với nam nhơn vốn là người thân thuộc thì cây Khúc-cung không phủ xuống, mỗi bên tự tản đi. Nếu không phải người trong thân, tự nhiên cây phủ xuống chụp úp kín đáo, hai bên tùy ý ân ái từ một ngày đến bảy ngày rồi phân tán.

Người nữ mang thai độ bảy tám ngày liền sanh. Lúc sanh ra, dù là trai hay gái, cũng đem để ở ngã tư đường; mỗi người đi qua đều đến đưa ngón tay vào miệng đứa bé, từ trong ngón tay tuôn ra chất sữa ngọt, hài nhi được no đủ. Như thế đến ngày thứ bảy, đứa bé cao lớn như thường nhơn; con trai thì đi theo đoàn người nam, con gái đi theo đoàn người nữ.

Đất ở châu nầy nhu nhuyễn, dân chúng khi đi, chân đạp đến đâu đất nơi ấy tự êm dịu bằng phẳng. Lúc người đại tiểu tiện, đất tự nứt ra, khi xong rồi, cũng tự khép lại. Nhơn dân ở châu Uất Đan Việt thọ lượng đều đúng 1.000 tuổi, nên khi chết không ai khóc lóc tang điếu. Kẻ chết được đồng bọn gói gắm kỹ, đem để nơi đường vắng. Liền đó có loại chim to lớn tên là Ưu Uất Thiền Già gắp thây đem đi xa bỏ nơi khác. Chúng sanh ở nơi đây sở dĩ được phước báo như thế, là do vì đời trước có tu Thập thiện nghiệp.

*

Châu Bắc Câu Lư hình vuông, chu vi độ 10.000 do-tuần, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.

Các Kinh luận đều nói, hình dáng của châu nào ra sao, thì khuôn mặt của dân chúng châu đó cũng như thế ấy. Như người ở Nam Thiệm Bộ Châu, khuôn mặt phần nhiều trên lớn dưới nhỏ. Người ở Đông Thắng Thần Châu khuôn mặt tương tợ hình bán nguyệt. Người ở Tây Ngưu Hóa Châu khuôn mặt như trăng tròn. Người ở Bắc Câu Lư Châu khuôn mặt hơi vuông.

[ Núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu – Theo Phật Học Tinh Yếu]

Tuệ Tâm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề