Bản đồ vlap là gì

BNEWS Vĩnh Long phấn đấu hoàn thành công tác in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt khoảng 93% số thửa đã đăng ký.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Đấu cho biết, đến na, tỉnh đã đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam [VLAP] được 598.836 thửa đất [đạt 97% tổng số thửa].

Trong đó, Sở đã in giấy chứng nhận được 534.003 thửa đủ điều kiện [đạt 90,21% tổng thửa đã đăng ký], trao đến chủ sử dụng được 80% tổng số giấy chứng nhận đã ký. Toàn tỉnh hiện còn 64.833 thửa đất đã đăng ký nhưng chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Vĩnh Long phấn đấu hoàn thành công tác in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt khoảng 93% số thửa đã đăng ký và trao đến người sử dụng đất đạt trên 85% số giấy chứng nhận đã ký.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý giao các địa phương sử dụng nguồn 10% tiền sử dụng đất được giao năm 2017 và 10% tiền sử dụng đất năm 2016 [phần vượt thu] để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2017. Các địa phương bị thiếu hụt tạm thời về tồn quỹ sẽ có văn bản đề nghị Sở Tài chính cho tăng tiến độ rút bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung xử lý, in giấy chứng nhận dứt điểm các hồ sơ đã hoàn chỉnh; tăng cường lực lượng cán bộ phối hợp với địa phương để mời người dân bổ sung thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thẩm định, cấp phát, đổi giấy chứng nhận, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã để thực hiện.

Sở thường xuyên kiểm tra tiến độ trình ký của Phòng Tài nguyên và Môi trường, kiểm tra các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong việc thực hiện xác nhận thế chấp khi cấp, đổi giấy chứng nhận theo đúng hướng dẫn.
Theo ông Nguyễn Văn Đấu, việc đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án VLAP đem lại nhiều lợi ích cho người dân như tiếp cận dịch vụ đăng ký đất qua các thủ tục đơn giản, giảm thiểu chi phí; người dân có thể tìm kiếm dễ dàng các thông tin về chủ sử dụng đất, diện tích, bản đồ, tình trạng thế chấp…

Tuy nhiên, thời gian qua, việc cấp phát, đổi giấy chứng nhận vẫn còn gặp nhiều khó khăn do một số hộ dân đã thế chấp giấy chứng nhận tại ngân hàng nhưng thực tế đã chuyển quyền sử dụng cho người khác [giao dịch thông qua giấy viết tay] nên người dân không bổ sung được thủ tục khi được mời đến.

Các trường hợp thừa kế, do các thành viên hàng thừa kế đi làm ăn xa nên không về địa phương để ký tên hoàn thành thủ tục thừa kế; người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính xong mới được cấp đổi giấy./.

Quy định của pháp luật về Hồ sơ địa chính? Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai? Hồ sơ địa chính có bắt buộc phải là các tài liệu ở dạng giấy?

Như chúng ta đã biết thì Hồ sơ địa chính là tài liệu tập hợp các thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý về đất đai theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về hồ sơ địa chính và quy định về Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.

cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2018

Thông tư Số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quy định của pháp luật về Hồ sơ địa chính 

1.1. Hồ sơ địa chính là gì? 

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

1.2. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính

Hiện nay vấn đề đất đai là vấn đề đang được quan tâm rất lớn, vì sự phát triển của nền kinh tế nên các giao dịch về đât đai cũng trở nên khá phổ biến và quen thuộc. Khi các cá nhân là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì cần thự hiện theo các quy định về hồ sơ địa chính vì nó xác định tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan và hồ sở địa chính có những giá trị pháp lý cơ bản được quy định tại  thông tư Số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Điều 7. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:

1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.

Xem thêm: Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc bản đồ địa chính

3. Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.

4. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:

a] Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;

b] Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:

– Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

– Các thông tin về đường ranh giới [hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa], diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Theo đó, ta có thể nhận thấy hồ sơ địa chính có các giá trị pháp lý khác nhau để quy định vè quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai theo quy định, tức là việc xác định các lợi ích cho chủ sở hưu quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật nhưng song song với đó là các nghĩa vụ đi kèm với quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định cua pháp luật mà bắt buộc các chủ thể cần thực hiện theo.

Dựa trên các thông tin về giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như trên, có thể hiểu mục đích của hồ sơ địa chính là để quy định các thông tin về quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và các quy định liên quan đến lợi ích và trách nhiệm, nhưng trong các trường hợp hồ sơ địa chính mà bị sai các thông tin thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính theo quy định để không gặp các vấn đề rủi ro về sau,

Xem thêm: Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính

2. Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai

Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai là các nội dung pháp luật quy định để đề ra các vấn đề để đảm bảo các quyền sử dụng đất và các nghĩa vụ thực hiện của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện đầy đủ và chính xác, ngoài ra còn bảo đảm cho quyền lợi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nhất định. Tại  Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT Điều 20. Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai quy định như sau:

1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.

4. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:

a] Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;

b] Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;

Xem thêm: Bản đồ địa chính là gì? Các loại và cách xem thửa đất trên bản đồ địa chính?

c] Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Dựa trên quy định trên, quy định về bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai theo quy định. Trên thực tế bản đồ địa chính  để thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất để sau này nếu như thửa đất của gia đình bạn có bị lấn đất hay tình trạng tranh chấp xảy ra có thể dựa vào bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính để xác định các thông tin được chính xác nhất.

Như vậy Sổ mục kê đất đai trước hết là kết quả của việc đo đạc địa chính, tổng hợp thông tin lập hồ sơ lưu trữ ghi nhận quá trình sử dụng của người sử dụng đất đối với một thửa đất. Sổ mục kê đất đai được cơ quan tài nguyên môi trường lập dưới dạng số và dạng giấy. Nội dung lưu trữ được thực hiện theo luật và bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai Bản đồ địa chính đều có các giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ địa chính có bắt buộc phải là các tài liệu ở dạng giấy?

Căn cứ Khoản 1 điều 96 Luật đất đai 2018 quy định như sau:

Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Như vậy, có thể thấy hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất và các đối tượng khác nêu trên.

Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Lập và quản lý đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề