Giô dép là ai

Tập làm văn lớp 5: Kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé thuộc tiết kể chuyện lớp 5 tuần 14, với 3 mẫu kèm theo. Giúp các em học sinh tham khảo, nhanh chóng kể lại từng đoạn câu chuyện, kể lại toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé thật hay, thật cô đọng, súc tích mà vẫn đủ những ý quan trọng.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta của Tuần 14. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Mobitool nhé:

Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ ngầu của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.

Tranh 2: Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật, nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.

Tranh 3: Ngày hôm sau, Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.

Tranh 4: Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.

Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, em bé đã khỏe mạnh, bình yên.

Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

Ngày 6-7-1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khổ khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi…

Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biến gì thì sao?

Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.

Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.

Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.

Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.

Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.

Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.

Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.

Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.

Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.

Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

1. Đọc tên các nước, tên địa lí nước ngoài sau đây:

  • Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ Mát- téc-lích, Tô- mát Ê-đi-xơn.
  • Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân, Công- gô.

2. Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.

Gợi ý:

  • Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng ?
  • Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào ?

Trả lời:

  • Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm có:
Tên người, tên địa líBộ phậnBộ phận 1 [số tiếng]Bộ phận 2 [số tiếng]
Lép Tôn - xtôi2LépTôn - xtôi
Mô-rít-xơ Mát-téc-lích2Mô-rít-xơMát-téc-lích
Tô-mát Ê-đi-xơn2Tô-mátÊ-đi-xơn
Hi-ma-lay-a1Hi-ma-lay-a 
Đa-muỷp1Đa-muỷp 
Lốt Ăng-giơ-lét2LốtĂng-giơ-lét
Niu Di-lân2NiuDi-lân
Công -gô1Công -gô 
  • Các tiếng trong cùng một bộ phận tên có gạch nối với nhau.

3. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?

  • Tên người : Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.
  • Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.

Trả lời:

Viết giống như tên riêng tiếng Việt Nam. Tất cả các tiếng đầu viết hoa. Ví dụ: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn

II. Ghi nhớ

1. Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

2. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

III. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn văn:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác -boa để lu-i paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác boa là một thị trấn nhỏ không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Trả lời:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác -boa để Lu-i Paxtơ có thể tiếp tục đi học. Ác - boa là một thị trấn nhỏ không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Câu 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:

  • Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.
  • Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.

Trả lời:

Viết lại các tên riêng nước ngoài theo đúng quy tắc:

  • Tên người: An –be Anh –xtanh; Crit-xti-an An-đec-xen, I-u-ri Ga-ga-rin.
  • Tên địa lí: Xanh Pê-téc-bua; Tô –ki-ô; A- ma-dôn; Ni-a-ga-ra.

Câu 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy.

Trả lời:

Tên nướcTên thủ đô
ĐứcBéc-lin
Ấn ĐộNew Delhi
Nhật BảnTokyo
Hàn QuốcSeoul
LàoViêng Chăn
Thái LanBăng Cốc
ÝRoma
Bắc Triều TiênBình Nhưỡng

Kể chuyện: Pa-xtơ và em bé trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé

Câu 1

Dựa vào lời kể của cô giáo [thầy giáo] và các tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em theo dõi lời kể của thầy cô, kết hợp quan sát tranh và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ ngầu của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.

Tranh 2: Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật, nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.

Tranh 3: Ngày hôm sau, Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.

Tranh 4: Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.

Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, em bé đã khỏe mạnh, bình yên.

Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 đã làm để kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

     Ngày 6-7-1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khổ khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...

     Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biến gì thì sao?

     Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.

     Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.

     Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vẫn mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thở phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.

     Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề