Tại sao giọng nam tone cao hợn giọng nữ

Vỡ giọng ở tuổi dậy thì là hoàn toàn bình thường. Khi đến tuổi dậy thì, sự sản xuất hormone sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục bao gồm: lông, tóc, tuyến vú và tinh hoàn,...

Giai đoạn này xảy ra ở độ tuổi từ 10- 15 tuổi, hiện tượng vỡ giọng xảy ra ở khoảng 12-13 tuổi khi trẻ đang học cấp hai, và giọng nói sẽ ổn định khi 20 tuổi.

Trước khi dậy thì, thanh quản khá nhỏ, dây thanh quản cũng nhỏ và mỏng do đó trẻ em thường có giọng nói cao hơn người lớn. Đến tuổi dậy thì, thanh quản cũng thay đổi như:

  • Thanh quản di chuyển đi xuống.
  • Thanh quản to hơn, dây thanh quản cũng dày và dài thêm 10 mm đối với trẻ nam, và 4mm đối với bé gái. Vì vậy, các bé trai giọng nói thay đổi và trầm hẳn xuống.
  • Các cơ và dây chằng quanh thanh quản phát triển.
  • Niêm mạc dây thanh phân chia nhiều lớp mới

Sự thay đổi đột ngột về kích thước, độ dày và hình dáng có thể làm mất ổn định cử động của dây thanh khi nói chuyển. Điều này làm cho các cơ dễ bị co thắt đột ngột và mất kiểm soát, dẫn đến tiếng nói bị vỡ hay bị rít.

Thông thường, giai đoạn chuyển đổi giọng của các bé trai sẽ kéo dài từ 3-6 tháng, sau đó ổn định và định hình thành giọng nói đàn ông. Một vài trường hợp hiện tượng vỡ giọng có thể diễn ra từ từ qua từng giai đoạn hoặc xảy ra đột ngột.

Do đó, việc chuẩn bị tâm lý trẻ khi đến tuổi dậy thì, giúp cho trẻ hiểu được sự thay đổi cơ thể của mình là một việc làm cần thiết để trẻ không quá lo lắng hay tự ti bởi giọng nói hoặc bất kỳ sự thay đổi nào khác trên cơ thể.

Quá trình tạo ra âm thanh còn có sự tham gia của các bộ phận như vòm họng, lưỡi, hầu hay răng, môi, dây thanh quản, những yếu tố di truyền, nội tiết tố, thần kinh và địa dư.

Đến tuổi dậy thì do ảnh hưởng của hormone sinh dục và hormone tăng trưởng giọng nói của bé trai trở lên trầm hơn và nghe ồm ồm. Tuy nhiên, có những trường hợp các bé trai không bị vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì và khi họ trưởng thành cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Vì vậy, nếu như những bé trai không bị vỡ giọng cũng không nên quá lo lắng. Hãy tập nói chậm hơn, nói rõ hơn và tập thở,... để cảm nhận sự thay đổi giọng nói của mình. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn, lo lắng thì có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Tóm lại, thay đổi giọng nói khi đến tuổi dậy thì là do sự sản xuất hormone sẽ tăng trưởng mạnh mẽ làm cho thanh quản dày hơn và dài ra, khiến cho giọng nói của trẻ trầm hơn và trở lên ồm ồm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Thời gian gần đây, chương trình truyền hình thực tế Việt xuất hiện một vài thí sinh sở hữu giọng hát phi giới tính. Tối 26/2, trong tập 3 vòng Giấu mặt The Voice, Tùng Anh - chàng trai 21 tuổi đến từ Bắc Giang - gây ấn tượng khi thể hiện Mong anh về, một sáng tác của Dương Cầm hoàn toàn bằng giọng nữ, với quãng giọng hơn 3 quãng 8, âm sắc ngọt ngào, mềm mại.

Loại giọng này được gọi là gì?

Trao đổi với Zing.vn, nhạc sĩ - nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết nam giới hát giọng nữ là trường hợp đặc biệt, nếu không muốn xếp vào hàng hiếm có bậc nhất trong thanh nhạc. Nó thường được gọi với các tên gọi khác nhau như Male soprano (nghĩa là đàn ông hát giọng nữ cao/giọng nữ cao) hoặc Counter tenor, tức giọng phản nam cao.

 “Tuy vậy, thuật ngữ âm nhạc chính thức được các giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sử dụng hiện nay là Castrano. Trong khi còn có một cách gọi khác hiện vẫn đang được dùng tại châu Âu đó là sopranist. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có cách gọi Việt hóa là... tenor thiến”.

Nam nhạc sĩ cũng cho biết dù cùng là nam giới hát giọng nữ nhưng cũng có nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, hát hoàn toàn theo giọng nữ cao (soprano), hát được cả hai giọng nữ trầm (alto) và nữ cao, hay hát được cả giọng nam và giọng nữ.

Điểm chung là tất cả những giọng này khi lên âm vực cao đều sử dụng kỹ thuật của giọng nữ và màu sắc hoàn toàn là nữ giới.

Tại sao giọng nam tone cao hợn giọng nữ
Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long. Ảnh: NVCC.

Ở Việt Nam, loại giọng này không phổ biến nhưng cũng từng xuất hiện. Nhiều năm trước VTV từng giới thiệu một nam nghệ sĩ hoạt động trong quân đội hát được cùng lúc cả hai giọng nam và nữ, gọi là đối ca.

Bên cạnh đó, nam ca sĩ Alain Vũ cũng sở hữu chất giọng nữ có biên độ rộng bao gồm cả giọng nữ trầm và nữ cao. Anh là một tên tuổi gốc Việt nổi danh ở Pháp.

Trên thế giới, nam hát giọng nữ xuất hiện khá sớm trong âm nhạc kinh điển thế kỷ 16. Phổ biến nhất là trong các tác phẩm thanh nhạc của các nhạc sĩ từ thời kỳ Tiền cổ điển tới Cổ điển.

Ví dụ điển hình có thể kể đến là trong vở opera Orphe của Gluk có vai Orphe sử dụng loại giọng này; trong vở Đám cưới Figaro của W.A.Mozart có vai Rigobert được viết cho giọng mezzo soprano và sopranist của nam giới.

Giọng phi giới tính được học như thế nào?

Chia sẻ với Zing.vn, nghệ sĩ Phúc Tiệp - giảng viên thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, giải Nhì Sao mai 2007 phong cách thính phòng - khẳng định nam giới hát được giọng nữ là khả năng thiên bẩm. Do vậy, một giọng nam bình thường gần như không thể luyện tập và phát triển thành loại giọng này.

Là giảng viên đồng thời cũng là thầy giáo chủ nhiệm của Tùng Anh, thí sinh trong Giọng hát Việt 2017, nam nghệ sĩ cho biết khi phát hiện ra học trò của mình hát được quãng giọng của Soprano (nữ cao), anh rất ngạc nhiên và bất ngờ.

“Ngay sau đó, tôi và Tùng Anh đã có khá nhiều cuộc nói chuyện để phát triển giọng hát khác biệt của em. Tôi và nhà trường hoàn toàn tạo điều kiện để em xây dựng phong cách và theo đuổi con đường của riêng mình”, giảng viên Phúc Tiệp nói.

Tại sao giọng nam tone cao hợn giọng nữ
Nghệ sĩ Phúc Tiệp - giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đồng thời cũng là thầy chủ nhiệm của giọng ca phi giới tính Tùng Anh. 

Giải Nhì Sao mai 2007 cũng cho biết ở Nhạc viện, trường hợp của Tùng Anh chưa từng có tiền lệ. Do vậy, khoa Thanh nhạc chưa có giáo trình chuyên môn cho loại giọng này.

Cách đây vài tháng, nam nghệ sĩ đã đề nghị với ban chủ nhiệm khoa Thanh nhạc và những “cây đa, cây đề” của Nhạc viện để xây dựng một giáo trình dành riêng cho giọng Castrano của Tùng Anh.

Tuy vậy, ban chủ nhiệm khoa Thanh nhạc và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vẫn còn để ngỏ lời đề nghị này vì đây là một vấn đề chuyên môn mới và khá phức tạp. Do vậy, phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

“Nền thanh nhạc bác học ở Việt Nam còn khá mới mẻ. So với thế giới, chúng ta có một khoảng cách rất xa cả về truyền thống, biểu diễn cũng như khả năng thưởng thức. Do vậy, tôi hy vọng Tùng Anh là một nhân tố lạ để khán giả biết đến loại giọng đặc biệt này”, nam giảng viên thanh nhạc nói thêm.