Tại sao bẻ tay lại kêu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Hầu hết những người nghiện bẻ ngón tay đều không nhớ đã bắt đầu thích bẻ ngón tay từ khi nào, và nhiều khi họ bẻ ngón tay một cách vô thức và dường như không thể ngăn mình thực hiện thói quen đó. "Không có nghiên cứu khoa học nào giải thích rõ lý do hành động này gây nghiện, nhưng có nhiều suy đoán đó là một hành động giúp giải phóng năng lượng thần kinh", theo tiến sĩ Rachel Vreeman, Phó giáo sư Nhi khoa tại Indiana University School of Medicine.

Theo Tiến sĩ Rachel Vreeman, bẻ ngón tay là một thói quen khó bỏ của nhiều người, nó cũng tương tự như việc một số người thích dùng tay xoắn tóc của họ, một số người thích rung đùi... Những thói quen này khiến họ cảm thấy dễ chịu, giải phóng cơ thể, thư giãn, giảm căng thẳng.

Khi bạn "bẻ" ngón tay của bạn, thực sự bạn không hề bẻ gãy ngón tay mà chỉ là một tác động vào khớp ngón tay và tạo ra tiếng "rắc" nhỏ. Người nào càng nghiện bẻ ngón tay thì tiếng kêu của khớp ngón tay khi bị bẻ cũng nghe giòn và to hơn. Âm thanh đó được tạo ra do những chất nhầy bao quanh khớp ngón tay của bạn hình thành những bọt khí [gas bubble] và khi bạn bẻ ngón tay thì những bọt khí này bị vỡ và tạo ra tiếng kêu. Bên cạnh cảm giác được giải phóng cơ khớp ngón tay rất dễ chịu thì những âm thanh khi bẻ ngón tay cũng khiến bạn cảm thấy "khoái".

Nhiều người cho rằng thói quen bẻ ngón tay sẽ dẫn tới chứng viêm khớp, tuy nhiên Tiến sĩ Rachel Vreeman nói rằng, trong các nghiên cứu về chức năng tay ở người bị và không bị viêm khớp thì không phải người bị viêm khớp nào cũng thích bẻ ngón tay. Nói cách khác, việc bẻ ngón tay không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp.

Tuy nhiên, thói quen bẻ ngón tay có thể dẫn đến một số khó chịu ở tay, bao gồm sưng, giảm sức mạnh bàn tay và một số ngón tay hoặc thậm chí bị chấn thương khớp. Ngoài ra, người hay bẻ ngón tay thường có bàn tay khá xấu, vì các đốt ngón tay bị nổi rõ, gồ lên, bàn tay trông "xương xẩu" kém thẩm mĩ. Vì vậy, nếu trót có thói quen này, bạn nên sửa để bỏ nó.

Có một cách khá hữu hiệu để bỏ các thói quen xấu, đó là bạn hãy thực hiện việc giảm dần thói quen đó bằng một kế hoạch rõ ràng. Theo các nghiên cứu khoa học, để hình thành một thói quen thì cần khoảng 28 ngày, vậy thì để loại bỏ một thói quen bạn cũng sẽ cần ít nhất ngần ấy ngày. Hãy lập một lộ trình cho việc giảm dần thói quen bẻ ngón tay cho đến khi bạn không còn "khoái" bẻ ngón tay nữa.

PV [Theo VNreview]

Sự thấu hiểu và thông cảm từ những người xung quanh sẽ giúp cho việc từ bỏ thói quen bẻ khớp tay trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, gia đình và bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn từ bỏ thói quen này đấy.

8. Tìm ra nguyên nhân khiến bạn lo lắng

Thông thường, chúng ta hay bẻ khớp tay khi cảm thấy hồi hộp hoặc lo lắng. Chính vì vậy, việc tìm ra được nguyên nhân gây lo lắng là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn có thể từ bỏ được thói quen bẻ khớp tay. Căng thẳng có thể đến từ nhiều nguyên nhân như gặp trục trặc trong mối quan hệ với gia đình và bạn bè, học tập hoặc công việc. Hãy lưu ý những lúc cảm thấy muốn bẻ khớp ngón tay hoặc bẻ khớp tay nhiều lần, bạn có thể đang gặp căng thẳng đấy.

9. Cần thời gian để từ bỏ hoàn toàn thói quen này

Sự nhẫn nại là một liều thuốc rất có ích cho những người đang muốn từ bỏ thói quen bẻ khớp tay. Đây là một thói quen có hại, một khi bạn nhận ra rằng mình cần từ bỏ thói quen này, bạn nên cho mình chút thời gian để làm quen.

Nếu đang nghiện việc bẻ khớp tay, bạn nên nhận ra những tác hại của thói quen này càng sớm càng tốt. Việc bẻ khớp tay quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng liên quan đến khớp và có thể khiến bạn bị đau. Hãy áp dụng 9 bước đơn giản mà Hello Bacsi đã giới thiệu cho bạn để “đẩy lùi” thói quen này nhé.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Tưởng chừng như đơn giản nhưng bạn có biết rằng trong vòng 50 năm qua, nguồn gốc của âm thanh “răng rắc” phát ra khi bẻ các khớp ngón tay cho đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi. Một giả thuyết lâu đời nhằm giải thích hiện tượng này cho rằng có thể những bóng khí có mặt trong phần chất lỏng xung quanh các khớp khi bị tác động sẽ vỡ ra và tạo nên âm thanh. Trong khi đó, cũng có nghiên cứu cho rằng chính quá trình hình thành nên bóng khí đó mới là nguồn tạo ra âm thanh chứ không phải do bong bóng vỡ. Và mới đây, một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Scientific Reports thực hiện bởi 2 nhà khoa học tại viện École Polytechnique [Pháp] đã tiết lộ về một mô hình toán học của khớp đốt ngón tay, đồng thời đưa ra bằng chứng xem đâu mới là đáp án chính xác cho câu hỏi âm thanh “rắc rắc” xuất phát từ đâu.

Trước hết, bạn cần biết rằng bên trong các khớp ngón tay chứa đầy chất lỏng gọi là chất hoạt dịch. Tại nơi giao nhau giữa 2 thanh xương của mỗi đốt, chất lỏng này nằm đó và giữ cho chúng không cọ sát vào nhau. Bên trong chất hoạt dịch có chứa khí và chiếm lượng lớn là carbon dioxide. Tuy nhiên, khi xương của các đốt bị kéo ra xa nhau, áp suất của vùng giữa các khớp giảm đột ngột. Ở điều kiện áp suất thấp, khí dễ hợp lại với nhau và hình thành nên những bong bóng. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng những bóng khí này nếu gặp áp lực sẽ bị nổ và tạo nên âm thanh khi bạn bẻ các đốt ngón tay của mình.


Tuy nhiên đến năm 2015, Greg Kawchuk đến từ Đại học Alberta và các cộng sự của ông đã dùng máy quét MRI để ghi lại xem những gì đã xảy ra bên trong ngón tay của các tình nguyện viên có thói quen hay bẻ đốt ngón tay. Kết quả là những gì bạn có thể nhìn thấy trong hình. Với những gì quan sát được, nhóm chuyên gia lúc bấy giờ kết luận chính sự thay đổi hình dạng của những bóng khí vốn đã tồn tại từ trước đã sản sinh áp suất, từ đó tạo nên âm thanh. Điều mà họ vẫn còn băn khoăn là không biết liệu áp suất đó có đủ lớn để tạo ra vết nứt nào hay không.

Abdul Barakat, giáo sư cơ sinh học đến từ Viện École Polytechnique và người cộng sự là Vineeth Suja trong quá trình nghiên cứu nguyên nhân của vấn đề đã bắt gặp được bài báo xuất bản năm 2015 nói trên. Để kiểm chứng kết quả nghiên cứu trước, họ đã tạo ra một mô hình toán học đơn giản của các khớp với một loạt các bóng khí có bên trong chất hoạt dịch. Sau đó, các chuyên gia cho chạy mô hình này dưới dạng mô phỏng và so sánh âm thanh bóng khí bị biến dạng được tạo ra từ mô hình này với các đoạn ghi âm tiếng bẻ khớp ngón tay của những tình nguyện viên. Kết quả cho thấy âm lượng và cả tần số của cả 2 rất khớp với nhau, ngay khi bóng khí chỉ co lại thay vì nổ. “Bóng khí không cần nổ cũng có thể tạo ra âm thanh. Nó chỉ cần bị ép khoảng 30-40% là tạo ra tiếng 'rắc rắc' đó”, tiến sĩ Barakat nói.

Vậy là kết quả nghiên cứu mới của 2 nhà khoa học Pháp một lần nữa bổ sung thêm mức độ tin cậy cho công trình của tiến sĩ Kawchuk. Tuy nhiên, còn trường hợp bóng khí hình thành thì sao? Các nhà nghiên cứu tại Viện École Polytechnique đã không mô hình hóa quá trình này. Kawchuk đề xuất cho nhóm chuyên gia Pháp thực hiện việc đó xem sự hình thành của bóng khí có tạo ra âm thanh hay không và ông Barakat cũng đã đồng ý. Sắp tới, họ sẽ mô phỏng lại toàn bộ quá trình để xem mọi chuyện diễn ra như thế nào. Có vẻ như sứ mệnh đi tìm nguồn gốc của âm thanh tạo ra khi chúng ta bẻ các khớp ngón tay vẫn chưa dừng lại.

Nguồn: NYTimes

Video liên quan

Chủ Đề