Tại sao bạn lại bị ám ảnh bởi việc từ chối tình cảm

Chúng ta thường thấy một cô nàng hay một anh chàng si tình nào đó cứ đâm đầu vào say mê những người luôn cố đẩy họ ra xa. Họ biết rõ họ không có cơ hội nhưng lại tự lừa dối bản thân để nuôi những hy vọng mong manh. Đa phần, họ không dám bày tỏ cảm xúc của mình vì nỗi sợ bị khước từ để rồi rơi vào trạng thái chơi vơi, đau đớn.

Liệu bạn có phải người đó? Điều gì đã khiến một người vốn điềm tĩnh, chẳng bao giờ để những tình huống éo le làm lung lay như bạn nay lại để tâm trí mình vướng bận vào chuyện yêu đương vô lý kia. Thời gian có thể trôi đi một cách lãng phí nếu bạn cứ bị che mắt bởi những ảo tưởng của bản thân và không dám chấp nhận sự thật phũ phàng rằng bạn đã bị từ chối

Bài viết này không chứa phép tiên để giải quyết rắc rối đó, nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu tại sao mình lại đang gặp rắc rối bằng cách khám phá 3 nguyên tắc tâm lý. Việc hiểu những nguyên tắc này không chỉ giúp ta nhận ra hành vi vô nghĩa của mình mà còn đi sâu làm rõ những bất an trong con người ta để tìm cách chữa lành những tổn thương ấy. Chúng ta cần phải dũng cảm thừa nhận điểm yếu và dành thời gian phát triển những điểm mạnh của bản thân. Quan trọng hơn, vì chúng ta là con người nên sai sót sẽ không thể tránh khỏi, chúng ta cũng cần phải học cách tha thứ cho chính mình và đừng vội vàng phán xét bản thân một cách tiêu cực hay đánh mất giá trị trong ta rồi cảm thấy tự ti.

Có lẽ 3 khái niệm tâm lý này sẽ làm bạn thấy hoang mang vào bản thân và sẽ không ngừng theo đuổi thứ tình yêu chẳng bao giờ được đáp lại.

Xung đột nhận thức - Cognitive Dissonance

Bạn đã bao giờ tốn hàng giờ đồng hồ để suy nghĩ về những cử chỉ thả thính của ai đó để rồi kết thúc những dòng suy nghĩ ấy bằng một dấu chấm đầy căng thẳng. Khi bạn càng cố giữ bình tĩnh thì thực tế là bạn lại càng trở nên kích động, bạn sôi sục vì những thịnh nộ tình ái, tim đập rộn ràng vì những tin nhắn vu vơ.

Trong tâm lý học, những cảm xúc này gọi là xung đột nhận thức. Nó là tâm lý khó chịu của một người nào đó khi có những suy nghĩ trái ngược nhau (Festinger, 1957). 

Thực tế khi đang căng thẳng thì chúng ta rất khó tập trung vào bất kỳ điều gì, bởi tâm trí ta chỉ suy nghĩ đến nguyên nhân gây nên sự căng thẳng và làm sao để giải quyết sự căng thẳng đó.

Trong một mối quan hệ, cách tốt nhất để hòa giải là khi một người nóng nảy tức giận thì người còn lại nên hòa dịu, lắng nghe - một người nóng thì phải có một người lạnh để cân bằng. Nhưng rõ ràng, những trạng thái đối lập này lại khiến ta cảm thấy không thoải mái và cố tránh né nó đi.

Để giải quyết ta thì não ta sẽ sản sinh ra 3 cách như sau:

1: Thay đổi niềm tin - tự nói với mình và quả quyết rằng họ không thích bạn.

2: Nạp thông tin - tiếp nhận một số thông tin để mở ra một con hướng cho bạn.

3: Học cách từ bỏ - hãy ngưng theo đuổi những thứ không thuộc về mình mà thay vào đó là tập trung theo cho những điều thú vị khác trong cuộc sống của bạn.

Tại sao bạn lại bị ám ảnh bởi việc từ chối tình cảm

Hầu hết thì mọi người chọn cách thứ 2 nhưng thật ra nó chỉ càng làm tình hình trở nên tồi tệ. Thay vì đưa ra quyết định vội vàng, họ sẽ tìm kiếm thêm thông tin. Thường sẽ có hai con đường, một đó là đưa ra một lời giải thích rõ ràng cho những hành vi của họ hoặc là một phân tích một cách thỏa đáng cho những gì mà họ đang nghi ngờ.

Lối mòn cũ kỹ này hiếm khi phát huy tác dụng, vì những người khác có thể biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của họ hoặc cách thứ 2 này thật ra chỉ là bạn đang suy nghĩ vẩn vơ quá nhiều mà thôi. Dù điều đó có đúng hay là sai thì bạn cũng đang lãng phí thời gian vàng bạc một đi không trở lại và cho phép người khác kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Bạn lẽ ra nên sống tốt cuộc đời của mình hơn là tìm câu trả lời từ ai đó - những người có khi chẳng để tâm nhiều như bạn nghĩ.

Ngoài ra, việc lựa chọn lối mòn thứ hai này chỉ khiến bạn phí lãng thì giờ cho việc suy nghĩ về người ấy và những thứ xung quanh họ. Và chúng ta càng dành thời gian suy nghĩ thì ta lại càng chú ý vào họ nhiều hơn. Điều này là chính xác là một vòng luẩn quẩn

Và kết quả là như một vòng xoay lặp đi lặp lại, bạn sẽ phân tích tất cả những cử chỉ anh ấy (cô ấy) với bạn rồi tưởng tượng đó là những dấu hiệu đặc biệt. Bạn nghĩ một nụ cười xã giao là tín hiệu xanh lá cho một mối quan hệ đặc biệt hơn. Bạn bắt đầu lục tung internet, tra hỏi chị google : “ dấu hiệu người ấy đang thích bạn”, “Cô ấy có ý gì khi chạm tay bạn ”. 

Khi mà chúng ta cứ cố chấp tin và bác bỏ đi những thông tin trái ngược với niềm tin đó, chúng ta sẽ tìm ra lý do và chứng minh rằng người ấy cũng có suy nghĩ giống mình kể cả khi họ hoàn toàn không có ý gì. Nếu chúng ta cứ cố làm điều này thì chúng ta chỉ đang ngày càng cố chấp hơn và tốn công vô ích cho “người ấy”. Theo thời gian chúng ta sẽ nghĩ mình đã thu hút được người ấy. Nhưng xu hướng tự nhiên của con người là mong muốn giảm sự xung đột trong nhận thức ở tương lai.

Con người đau khổ là do họ không dám đối diện với thực tế. Thay vì hỏi một người về những nghi vấn của mình thì đơn giản là bạn chỉ cần vứt hết những câu hỏi đó ra khỏi đầu mình thôi. Việc vứt bỏ đó chính là câu trả lời sáng suốt nhất rồi. Sau đó, bạn thay đổi niềm tin của mình như (nguyên tắc 1) hoặc là bớt quan trọng thái quá vài vấn đề để giành thời gian cho những thứ khác (như nguyên tắc thứ 3). Vậy mà lại nhiều người chấp nhận sống trong hy vọng với nỗi lo sợ bị từ chối thường trực. Cứ thế họ đau khổ, dằn vặt từ ngày này sang tháng khác.

Tại sao bạn lại bị ám ảnh bởi việc từ chối tình cảm

Vitamin hạnh phúc - dopamine:

Không thể dối lòng rằng tất cả chúng ta đều thích cảm giác hồi hộp khi theo đuổi một ai đó. Những thứ bình thường quen thuộc, tẻ nhạt sẽ không thể thu hút được chúng ta, chúng ta luôn tìm kiếm những điều mới lạ. Cuộc khám phá những điều mới lạ ấy luôn đem lại cho chúng ta sự hào hứng, cảm xúc mạnh mẽ, hấp dẫn và quyến rũ lạ kỳ. Rõ ràng là ta biết rằng càng bị chối ta lại càng muốn tiến tới. Tại sao những điều khó đoán, không biết trước được luôn chứa đựng sức hút vậy nhỉ?

Câu trả lời là dopamine - một loại hoocmon tạo ra cảm giác hạnh phúc. Nó là một loại chất trong cơ thể chúng ta, nó sẽ tiết ra khiến chúng ta rung động, hưng phấn. Để so sánh thì dopamine như một loại chất gây nghiện làm ta ngây ngất và không muốn từ bỏ. Dopamine mê hoặc chúng ta bởi những phần thưởng hào nhoáng mà ta có được khi kết thúc hành trình chinh phục. Đó là cách nó hoạt động trong cơ thể con người.

Giáo sư Robert Sapolsky - đại học Stanford đã có nghiên cứu chứng minh rằng:

1: Không chỉ đơn giản là đạt được mong ước mà đó còn là vì những chiến tích không chắc chắn trong tương lai, con người vốn bị thu hút vì những thứ bất định.

2:  Mức độ dopamine càng cao khi độ không chắc chắn càng lớn.

Điều này hoàn toàn phù hợp với những người có trái tim thích chinh phục. Khi chinh phục sẽ làm giải phóng các dopamine và dopamine cao nhất khi kết quả khó đoán nhất. Nói cách khác là việc đuổi theo tình yêu này sẽ tạo ra những điều kiện nhất định vừa đủ sản sinh ra endorphin - hormone gây nghiện. Vì vậy chúng ta vẫn sẽ hưng phấn cho dù ta có không đạt được mục đích mong muốn.

Bạn có thể tha thứ cho bản thân vì mê chơi game hay suốt ngày mê mẩn chạy theo những thứ vớ vẩn. Thật ra thì dopamine có một sức mạnh đáng kinh ngạc và nó là món quà đặc biệt thượng đế dành cho con người. Nó đứng đằng sau thao túng hành vi của bạn như khi bạn liên tục kiểm tra điện thoại trong vô thức. Dù bạn có thích hay không thì một người nào đó giả vờ không quan tâm để thu hút sự chú ý của người họ thích chỉ để họ cảm thấy bớt đau khổ và lấy lại chút hy vọng và niềm vui. Hãy nhận ra sự ngu ngốc đó bởi lẽ thứ hoocmon này chỉ đang chơi đùa bạn mà thôi.

Ảo vọng tình yêu - limerence 

Thi thoảng bạn có những cảm xúc lạ lùng nhưng mãnh liệt về một người mà bạn tin rằng đó là mảnh ghép hoàn hảo của đời mình. Bạn cho rằng họ đích thị là định mệnh và bạn không thể ngừng nghĩ suy về họ. Bạn có thể tương tư hết 24 giờ một ngày nhưng lại sợ phải đối diện với sự từ chối từ người ấy. Bạn tự dày vò tâm trí mình, không thể kiểm soát những suy nghĩ của bản thân. Dường như bạn muốn người đó cũng phải cảm nhận được những gì bạn đang phải trải qua.

Nếu bạn thấy bản thân mình ở đâu đó trong những dòng trên thì có thể là bạn đang bị ảo vọng tình yêu (Limerence) - một trạng thái tâm lý ám ảnh chiếm hữu.

Thuật ngữ Limerence được biết đến lần đầu vào 1960 qua cuốn sách “ Ảo vọng và ái tình - trải nghiệm yêu đương” của nhà tâm lý học Dorothy Tennov. Trong cuốn sách, tác giả viết : “limerence là trạng thái cuồng si một người nào đó. Đây thực chất là cảm xúc vô định, bất tự nguyện do không được đáp lại tình cảm.”

Để phân biệt sự ảo vọng (limerence) là do tình yêu hay do sự ám ảnh thì có 4 dấu hiệu để bạn soi chiếu bản thân mình: 

1: Không ngừng suy nghĩ về ai đó và không thể tập trung vào những việc khác được.

2: Mong muốn được đáp lại tình cảm hơn là chuyện tình cảm nam nữ.

3: Bạn muốn đạt được mục đích hơn là bắt đầu một mối quan hệ thực sự.

4: Bạn điên cuồng đọc quá nhiều về hành vi con người và tưởng tượng ra những kết cục.

Tại sao bạn lại bị ám ảnh bởi việc từ chối tình cảm

Như Tennov đã viết thì: “Với những người có sự ảo tưởng (limerence) sẽ áp đặt, không cho phép người họ thích từ chối tình cảm của mình. Không có gì có thể ngăn cản những người đó từ bỏ rượt đuổi tình yêu. Thậm chí nếu gặp phải sự từ chối thì họ sẽ coi đó là thử thách để chinh phục.”

Tôi không trách bạn nếu bạn nghĩ rằng điều này thật phi lý. Một trong những nghiên cứu của Tennov là những người chưa trải qua sự ám ảnh tâm lý này sẽ không thể hiểu và chấp nhận nó. Bạn có thể bật cười khi nghe ai đó cứ ôm mộng cuồng si một người luôn tránh né và khước từ tình cảm của họ. Bởi lẽ bạn chưa bao giờ trải qua cảm giác ấy. Theo như cuốn sách của Tennov, có rất nhiều người đã trải nghiệm trạng thái tâm lý limerence. Ví dụ là một người đàn ông đã tương tư 9 năm cô đồng nghiệp của anh ta. 40 cuốn sách và hàng đống những file âm thanh mô tả kỹ lưỡng về dáng vẻ, những hành động của cô ấy được anh ta cất giữ. Vì quá mê mẩn người đồng nghiệp mà anh ta trễ nải công việc, bị giáng chức và cuối cùng là bị sa thải.

Đến đây thì có thể nói limerence có lẽ nguyên nhân cho những mối tình không nhận được hồi âm. Nếu bạn cảm thấy mình là một limerence thì hãy theo dõi tiếp những dòng sau đây. Đầu tiên đừng lo lắng vì không chỉ mình bạn gặp vấn đề này. Thứ hai là hãy chuyển sang tập trung hơn vào những thứ khác mà bạn đã lãng quên đi trong cuộc sống. Thử tham gia thêm nhiều hoạt động ưa thích hay bắt đầu những mục tiêu, dự định khác. Hãy tự giải quyết những rắc rối này của mình vì không ai có thể thay bạn làm việc đó.

Vậy làm gì bây giờ?

Chúng ta đã đề cập đến 3 trạng thái tâm lý phổ biến khiến và lý giải tại sao con người dễ mắc phải để rồi biến nó thành những ám ảnh tình yêu. 

Ba khái niệm tâm lý này giúp chúng ta nhận ra những sai lầm thường gặp trong suy nghĩ bởi những hành vi hẹn hò thông thường như là giả vờ để gây sự chú ý hay là phát ra những tín hiệu dễ hiểu lầm.

Bạn cần nhận ra mình đang là nạn nhân bị thao túng bởi những khái niệm tâm lý nêu trên. Con người luôn mắc lỗi và dễ bị xúc động nên đừng xấu hổ vì điều đó. Trên hết, tập trung cho cuộc sống của bạn thì tốt hơn là đi tìm kiếm những sự lãng mạn vô vọng. Cải thiện bản thân và theo đuổi đam mê sẽ là cách tích cực thay đổi cuộc sống. Hãy là một người có khát vọng, một người có cuộc sống thú vị, luôn luôn sẵn sàng khám phá những điều mới mẻ mà cuộc sống đem lại.

Nếu bạn muốn có một chỉ dẫn toàn diện để giúp bạn vượt qua những khó khăn này, tôi khuyên bạn nên xem các chỉ dẫn được liệt kê ở đây. Khi đó, bạn sẽ biết được rằng nếu bạn nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn thì bạn sẽ không còn quan tâm tới bất cứ ai có thể làm bạn xao nhãng theo những cách tiêu cực như vậy. Hơn nữa, khi bạn theo đuổi đam mê và sẵn sàng cho những thử thách mới, đó là lúc bạn trở nên thu hút hơn. Đó là 1 công việc đem lại lợi ích kép, và hiển nhiên là hành động của bạn sẽ quyết định kết quả bạn nhận được.

-----------------

Tác giả: Manj Bahra

Dịch giả: Diệp Nhi - ToMo - Learn Something New 

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Diệp Nhi- Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

2,329 người xem