Tài liệu on thi Kế toán ngân hàng Agribank

Download đề thi kế toán ngân hàng có đáp án ✓ Tổng hợp mẫu đề thi kế toán ngân hàng ✓ Đề thi kế toán ngân hàng có lời giải chi tiết ✓ Đề thi trắc nghiệm lý thuyết kế toán ngân hàng ✓ Đề thi kế toán ngân hàng thương mại ✓ Đề thi kế toán ngân hàng Agribank tham khảo ✓ Tải tài liệu không mất phí

Sau đây là tài liệu tổng hợp các mẫu đề thi kế toán ngân hàng có hướng dẫn chi tiết. Đề thi kế toán ngân hàng thường bao gồm phần lý thuyết và bài tập ứng dụng.

Thi lý thuyết kế toán ngân hàng có thể bao gồm tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm theo từng phần nội dung gồm: tổng quan về ngân hàng và kế toán ngân hàng; thanh toán Séc, uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng; thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử... Các bạn có thể tham khảo các mẫu đề thi để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi của môn học kế toán ngân hàng, hoặc thi tuyển vào vị trí kế toán của các ngân hàng.

XEM TRƯỚC MẪU ĐỀ THI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

TẢI FULL TÀI LIỆU

1/ Lịch sử tuyển dụng:
Ngân hàng Agribank tuyển dụng 1 năm 1 lần, thường lên tin lẻ từng chi nhánh tuy nhiên sẽ tập trung vào 1 khoảng thời gian để tất cả các chi nhánh lên tin [thường tập trung trong khoảng 2-3 tháng]

2/ Quy trình tuyển dụng: 3 vòng


- Sơ loại hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua email
tham khảo: Tiêu chí Hồ sơ & Bằng cấp khi nộp Agribank tháng 09/2021 [Mới nhất]

- Phỏng vấn sơ loại tại chi nhánh:

Các câu hỏi cá nhân: nghề nghiệp, trình độ học vấn, hiểu biết về Agribank, hiểu biết về địa phương, hiểu biết về vị trí [ít khi hỏi về nghiệp vụ], hiểu biết sản phẩm, thái độ làm việc và ứng tuyển.

- Thi viết chuyên môn nghiệp vụ:
Đặc thù:
các Chi nhánh tự tổ chức thi tuyển nên đề thi giữa các chi nhánh khác nhau, tuy nhiên vẫn sẽ nằm trong 1 khung đề cương ôn tập nhất định, nên ôn tập đúng thì đề nào cũng làm được.

Hình thức thi: Lịch sử đề thi của các chi nhánh có các hình thức sau:

- Trắc nghiệp 100% - Trắc nghiệm 1 phần, tự luận 1 phần [phổ biến nhất ] - Tự luận 100%

3/ Nội dung thi


- Có một số chi nhánh thi chung: tín dụng và kế toán thi chung 1 đề [học cả nghiệp vụ tín dụng và kế toán ngân hàng]; Nếu chi nhánh thi môn tin học sẽ thông báo cụ thể ở tin tuyển.

- Thi riêng nghiệp vụ:
Phần 1: Lý thuyết [cả trắc nghiệm và tự luận]


- Luật tổ chức tín dụng: Luật các Tổ chức tin dụng số 47/2010

- Thông tư 02/2013 phân loại nợ và trích lập dự phòng: Thông tư 02/2013

- Tài sản bảo đảm: Nghị định 102/2017/ND-CP

- Bảo Lãnh: Thông tư 07/2015/TT-NHNN

- Thẩm định, quy trình tín dụng - Luật doanh nghiệp [người quản lý, người điều hành, các loại hình doanh nghiệp, đối tượng không được cấp tín dụng, đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng...] - rủi ro tín dụng [rủi ro trong dự tính, ngoài dự tính, mô hình điểm số Z....] - Lãi suất: [trần lãi suất huy động vốn/cho vay trong ngắn/trung/dài hạn theo quy định của NHNN; lãi suất phạt quá hạn, các mức phạt.....

Phần 2: Bài tập
Nghiệp vụ tín dụng:

- Cho vay: tính lãi [lãi đơn, lãi gộp, lãi theo niên kim cố định], cho vay tưng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, - Tài chính doanh nghiệp: các chỉ số trong các báo cáo tài chính – bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ - dạng bài tập dòng tiền - Tài trợ dự án: tính NCFi, NPV, IRR, thời gian hoàn vốn , NH có nên cho vay hay không? So sánh nên trả góp trả nhiều lần hay trả 1 lần đầu kỳ? [tính giá trị hiện tại, tương lai của tiền]

Nghiệp vụ kế toán/ giao dịch viên/ngân quỹ:

- Tổng quan kế toán ngân hàng: đối tượng, đặc điểm của kế toán ngân hàng, hệ thống tài khoản, chứng từ...... - Kế toán nghiệp vụ huy động vốn : tiền gửi, tiền tiết kiệm[lãi trả trước, định kỳ, cuối kỳ; tất toán trước hạn], giấy tờ có giá – trái phiếu [phát hành ngang giá, chiết khấu, phụ trội – trả lãi trước, định kỳ, trả sau] - Kế toán nghiệp vụ tín dụng: cho vay từng lần, vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn xử lý nợ quá hạn gốc và lãi. - Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ [tiền mặt] & thanh toán [thanh toán không dùng tiền mặt] - Nghiệp vụ thanh toán vốn [xử lý sai sót] - Mua bán ngoaị tệ - Tài sản cố định [tham khảo]

Tham khảo đề thi Agribank các năm: Review đề thi Agribank Đợt 1/2020 [Tháng 9/2020]; Tổng hợp Kinh nghiệm SIÊU CHI TIẾT về kỳ thi Agribank; Thi tuyển & Làm việc tại Agribank


Tham khảo Lương thực tế nhân viên ngân hàng Agribank 2021
Phiếu đăng ký dự tuyển Agribank 2021 [Mới nhất]
Lớp Ôn thi Cấp tốc vào Ngân hàng Agribank: Luyện thi cấp tốc vào Ngân hàng Agribank khai giảng 24/10

Đề thi Agribank các năm 2010-2020 đầy đủ nhất được tổng hợp từ nhiều nguồn, chỉnh sửa và sắp xếp khoa học nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm tài liệu ôn thi vào Agribank.

Part 1: các bạn xem tại link này

Bộ đề thi gồm:

AGRIBANK TD 24/10/2010 [Đề Chẵn] 

AGRIBANK TD 24/10/2010 [Đề Lẻ] 

AGRIBANK TD 2011 

AGRIBANK TD 2012 HCM 

AGRIBANK TD 2012 

AGRIBANK TD MIỀN NAM 28/10/2012 [Đề Chẵn] 

AGRIBANK TD MIỀN NAM 28/10/2012 [Đề Lẻ] 

AGRIBANK TD MIỀN TRUNG 23-24/10/2012 [ĐỀ LẺ] 

AGRIBANK KT 24/10/2010 [Đề Chẵn] 

AGRIBANK KT 2011 

AGRIBANK KT 2012 

AGRIBANK KT MIỀN TRUNG 23-24/10/2012 

AGRIBANK TIN HỌC 24/10/2010 

AGRIBANK TIN HỌC MIỀN TRUNG 23-24/10/2012 

AGRIBANK TTQT 2011

Link download - Link Google Drive | Link Dropbox | Link OneDrive

Cấu trúc trong đề thi Agribank có gì mới???

I. Đề thi tín dụng

Trắc nghiệm + tự luận + bài tập

Chia làm 3 phần:

• 16 câu trắc nghiệm chọn đáp án ABCD [0,25 đ/câu, 4 điểm]

• 2 câu tự luận, phân tích [1 điểm/ câu, 2 điểm]

• 2 bài tập tính toán [máy tính] [2 điểm/bài, 4 điểm]

Tham khảo đề thi Agribank các năm

II. Đề thi kế toán

Có 2 kiểu ra đề:

Kiểu 1: Giống tín dụng

Kiểu 2: Chia làm 2 phần

Phần 1: gồm 2 bài tự luận, phân tích + Đúng/Sai có giải thích [5đ]

Phần 2: gồm 2 bài tập về định khoản các nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Tham khảo đề thi Agribank các năm có đáp án

III. Hệ thống kiến thức ôn tập

1. KIẾN THỨC CHUNG [dành cho 2 vị trí]:

- Luật Tổ chức Tín dụng số 47/2010: vẫn còn hiệu lực

- Thông tư 02/2013 về Phân loại nhóm nợ & Trích lập dự phòng rủi ro

- Cho vay [Thông tư 39/2016 về hoạt động Cho vay TCTD]

- Bảo lãnh [Thông tư 07/2015 về hoạt động cấp Bảo lãnh]

- Luật Doanh nghiệp 2015 [không trọng tâm]

Cách học Luật:

[?] Có cần thiết phải HỌC THUỘC LUẬT để đi thi hay không?

KHÔNG, KHÔNG HỌC THUỘC

Viết theo Ý hiểu, nắm được ý chính

2. KIẾN THỨC TỪNG VỊ TRÍ

Vị trí Cán bộ Tín dụng:

Lý thuyết:

• Tài sản bảo đảm

• Biện pháp bảo đảm

• Quy trình Tín dụng

• Thấm định Tín dụng

• Tài chính Doanh nghiệp

• Tài trợ Dự án

• Luật Doanh nghiệp 2015

Bài tập:

• Cho vay hạn mức tín dụng

• Cho vay từng lần

• Tài chính Doanh nghiệp

• Tính lãi vay/gửi

• Tài trợ Dự án [ÍT GẶP]

Vị trí Cán bộ Kế toán:

Lý thuyết + Bài tập:

• Tổng quan Kế toán Ngân hàng

• Kế toán Nghiệp vụ huy động vốn + Phát hành GTCG

• Kế toán Nghiệp vụ Tín dụng

• Kế toán nghiệp vụ Ngân quỹ & Thanh toán không dùng tiền mặt [Thanh toán vốn]

• Kế toán nghiệp vụ Mua bán ngoại tệ

• Kế toán nghiệp vụ Tài sản cố định

Ví dụ: Phân biệt Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ?

•          Chứng từ ban đầu [chứng từ gốc]: được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn thành, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành.

•          Chứng từ ghi sổ [Chứng từ tổng hợp]: được lập trên cơ sở các chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ có giá trị pháp lý để ghi vào sổ kế toán khi có chứng từ gốc kèm theo [Chứng từ ghi sổ tập hợp số liệu của nhiều chứng từ gốc theo từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính và ghi rõ cách vào sổ của từng nghiệp vụ đó. Có thể ghi thẳng các số liệu ở các chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, và cũng có thể tập hợp các số liệu ở các chứng từ gốc vào bảng tổng hợp rồi căn cứ vào bảng tổng hợp mà ghi vào chứng từ ghi sổ.

Video liên quan

Chủ Đề