Công thức hidroxit cao nhất của nitơ

Có chứ em, trong SGK lớp 10, phần về Bảng tuần hoàn có nói đến "so sánh, sắp xếp tính axit - bazo của các hidroxit", trong đó bao gồm cả hidroxit của phi kim nhé ;]
VD như hidroxit cao nhất của lưu huỳnh là S[OH]6, của nitơ là N[OH]5, Clo là Cl[OH]7, .... còn thực tế nó là chất nào thì em cứ xem bài giảng về Bảng tuần hoàn trong khóa PEN-C của thầy là sẽ hiểu rõ ;]

Liked by: Sam Ánh Vy Gia Bảo Victory nguyenanh.cap3 Na Tran Nguyễn Linh Nguyễn Phương Anh Nguyễn Anh Dũng Phanh Nguyễn Hoàng Thu Trang

Đây là việc hệ trọng. Qua cách đặt câu hỏi của em thì thầy nghĩ 2 đứa chưa đủ chín chắn để tự giải quyết việc này đâu. Trước tiên phải đi khám tại địa chỉ uy tín, bệnh viện chuyên khoa Sản để được các bác sĩ tư vấn - tuyệt đối không khám ở các phòng khám tư, khám chui. Sau đó, 2 đứa cần bàn bạc, thống nhất với nhau và tốt nhất là nên trao đổi với cả 2 gia đình. Nếu đã thật sự thương yêu nhau và có trách nhiệm, đàng hoàng thì không có gì phải e sợ cả.Và quan trọng nhất là cần phải làm tất cả những điều trên thật nhanh, ngay và luôn nhé. À, nhớ bài học này nữa, nó nghiêm trọng đấy, đừng xuề xòa, dễ dãi, kẻo lại có lần sau :]

Thầy chả tin là em dám làm thế đâu :v
Cứ vui đi vì cuộc đời cho phép ;]

Tại thời điểm này chưa có phổ điểm thì chưa thể trả lời chính xác được mà còn phải chờ phổ điểm em ạ ?
Nói chung thầy thấy kết quả như vậy là lạc quan rồi. Em cứ vui vẻ, thoải mái đi. Chuyện sắp xếp nguyện vọng và xét tuyển mình tính sau nhé. Thầy sẽ cố gắng tư vấn tận tình cho các em ?

Có em ạ, về bản chất thì nó là xenlulozo có chế biến thêm bằng con đường Hóa học thôi mà :D

Em cứ yên tâm là trong những đề thi chuẩn thì trong tình huống này người ta chỉ hỏi về ăn mòn điện hóa thôi chứ không nhắc tới ăn mòn Hóa học đâu ^^

Đối chiếu với định nghĩa về amin trong SGK thì NH3 không phải là amin em nhé ;]

Đúng rồi em ạ, nên mới có chuyện:C6H5OH + Na2CO3 ---> C6H5ONa + NaHCO3Nhưng C6H5OH + NaHCO3 thì không có phản ứng xảy ra ^^

Bản năng của con trai là chinh phục. Mối quan hệ xuất phát từ sự cưa cẩm mà em càng khéo "vờn" thì cậu ta càng si mê. Dĩ nhiên, đừng chọn yêu chàng trai có bản năng chinh phục quá mạnh vì chinh phục xong rồi là anh ta sẽ đi tìm những mục tiêu mới :DTrường hợp của em dĩ nhiên là ngu ngốc khi em chọn cách tệ nhất là fwb. Mình phải là người trân trọng tấm thân mình đầu tiên chứ. Hãy chấm dứt sớm mối quan hệ đó, trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Chúc em hạnh phúc ^^

Cứ kéo anh em vào Ask thầy những câu thật "độc" đi, thầy sẽ trả lời cho ;]

Kiến thức ở Đại học sẽ khác xa với phổ thông. Nên việc em chưa học tốt Lý ở phổ thông chưa phải là trở ngại quá lớn. Nếu em thực sự nỗ lực, thầy tin em sẽ thích nghi và đáp ứng được. Miễn là đỗ được vào đúng ngành đó đã ;]

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 4. Phi kim 2 - Nhóm VA và IVA Được viết ngày Thứ hai, 09 Tháng 2 2015 16:11 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ

- Nhóm nitơ [nhóm VA] gồm các nguyên tố: N, P, As, Sb, Bi.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np3.

- Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có mức oxi hóa cao nhất là +5, ngoài ra còn có các mức -3 và +3. Riêng N còn có thêm các mức oxi hóa +1, +2 và +4.

- Từ N đến Bi: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần; tính axit của các oxit và hidroxit giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần.

- Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng RH3. Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3 đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit.

II. NITƠ

1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

- Cấu tạo phân tử: N2 [N ≡ N].

- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy.

2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

a. Nitơ là chất oxi hóa

- Tác dụng với kim loại → muối nitrua.

+ Nhiệt độ thường chỉ tác dụng với Li:          

6Li + N2  2Li3N

+ Nhiệt độ cao phản ứng với một số kim loại như Mg, Ca và Al ...

2Al + N2  2AlN

3Ca + N2  Ca3N2

- Tác dụng với H2  Amoniac

N2 + 3H2 ↔ 2NH3 [> 4000C; Fe, p]; ΔH = -92kJ

b. Nitơ là chất khử

N2 + O2 ↔ 2NO [Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ 30000C hoặc có tia lửa điện]

2NO + O2  2NO2

       [khí không màu] [khí màu nâu đỏ]

3. Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân muối amoni nitrit

NH4NO2  N2 + 2H2O [t0]

NH4Cl + NaNO2  N2 + NaCl + 2H2O [t0]

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, dùng màng lọc rây phân tử.

4. Nhận biết   

     Trong các bài toán nhận biết, N­2 thường được để lại để nhận biết sau cùng.

5. Trạng thái tự nhiên và ứng dụng

- Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất:

     + Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể tích không khí.

     + Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng NaNO3 [diêm tiêu natri], trong thành phần protein, axit nucleic...

- Ứng dụng: phần lớn được dùng để tổng hợp amoniac từ đó sản xuất ra các loại phân đạm, axit nitric... Dùng làm môi trường trơ cho các ngành công nghiệp luyện kim; nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các các mẫu sinh học khác....

III. AMONIAC

1. Cấu tạo và tính chất vật lí

- Công thức phân tử: NH3. 

- Là chất khí không màu, mùi khai và xốc. Tan nhiều trong nước.

2. Tính chất hóa học

a. Tính bazơ yếu [do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N]

Ba[OH]2 > NaOH > NH3 > Mg[OH]2 > Al[OH]3

- Các phản ứng minh họa:

+ Phản ứng với nước:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

 Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

+ Phản ứng với axit  muối amoni:

NH3 [k] + HCl [k]  NH4Cl [khói trắng]

NH3 + H2SO4  NH4HSO4

2NH3 + H2SO4  [NH4]2SO4

+ Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan  bazơ và muối:

2H2O + 2NH3 + MgCl2  Mg[OH]2 + 2NH4Cl

Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan Cu[NH3]4[OH]2; Ag[NH3]2OH; Zn[NH3]4[OH]2.

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O  Cu[OH]2 + [NH4]2SO4

Cu[OH]2 + 4NH3  [Cu[NH3]3][OH]2

                                               xanh thẫm

Khi NH3 dư thì:

CuSO4 + 4NH3  [Cu[NH3]3]SO4

b. Tính khử mạnh [do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3]

- Tác dụng với O2                  

4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O [t0 thường]

4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O [8500C và có Pt làm xúc tác]

- Tác dụng với Cl2                  

2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl [t0]

8NH3 + 3Cl2  N2 + 6NH4Cl

- Tác dụng với oxit của kim loại        

3CuO + 2NH3  N2 + 3H2O + N2 [t0]

3. Điều chế

- Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2 và H2               

N2 + 3H2 ↔ 2NH3 [4500C; Fe, p]

- Trong phòng thí nghiệm:

+ Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:      

NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O

+ Nhiệt phân muối amoni                                           

NH4Cl  NH3 + HCl [t0]

NH4HCO3  NH3 + H2O + CO2 [t0]

4. Nhận biết

- Khí không màu có mùi khai.

- Khí làm cho quỳ tím chuyển màu xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

- Tạo khói trắng với HCl đặc.

IV. MUỐI AMONI

1. Khái niệm và công thức tổng quát

- Muối amoni là muối của NH3 với axit.

- Công thức tổng quát: [NH3]xA.

2. Tính chất vật lí

- Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh.

[NH4]xA  xNH4+ + Ax-

- Nếu muối amoni của axit mạnh [A là gốc axit của một axit mạnh] thì thủy phân tạo môi trường axit.

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+

3. Tính chất hóa học

- Tác dụng với dung dịch axit  muối mới và bazơ mới                

NH4HCO3 + HCl  NH4Cl + H2O + CO2

- Tác dụng với dung dịch bazơ  muối mới + NH3 + H2O             

NH4Cl + NaOH  NH3 + H2O + NaCl

- Tác dụng với dung dịch muối  2 muối mới                                 

[NH4]2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NH4Cl

- Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt  NH3 và axit tương ứng.

NH4Cl  NH3 + HCl

NH4HCO3  NH3 + H2O + CO2

Nếu axit tạo ra có tính oxi hóa mạnh thì axit đó sẽ oxi hóa NH­3 để tạo thành các sản phẩm khác:

NH4NO2  N2 + 2H2O

NH4NO3  N2O + 2H2O

4. Điều chế

- NH3 + axit.

- Dùng phản ứng trao đổi ion.

5. Nhận biết   

Muối amoni tạo khí mùi khai với dung dịch kiềm

NH4+ + OH-  NH3 + H2O

V. AXIT NITRIC

1. Tính chất vật lí

- Là chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước [C < 65%].

- Trong điều kiện thường, dung dịch có màu hơi vàng do HNO3 bị phân hủy chậm:

4HNO3  4NO2 + 2H2O + O2

 phải đựng dung dịch HNO3 trong bình tối màu.

2. Tính chất hóa học

a. HNO­3­ là một axit mạnh

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ [trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất]  muối + H2O:                 

2HNO3 + CuO  Cu[NO3]2 + H2O

- Tác dụng với bazơ [trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất]  muối + H2O:                        

2HNO3 + Mg[OH]2  Mg[NO3]2 + 2H2O

- Tác dụng với muối [trong muối kim loại đã đạt hóa trị cao nhất]  muối mới + axit mới:           

2HNO3 + CaCO3  Ca[NO­3­]2 + CO2 + H2O

b. HNO3 là chất oxi hóa mạnh

- Tác dụng với kim loại

     + HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt  muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 [NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3].

M + HNO3  M[NO3]n + H2O + NO2 [NO, N2O, N2, NH4NO3]

     + Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit. Thông thường thì dung dịch đặc  NO2, dung dịch loãng  NO; dung dịch axit càng loãng, kim loại càng mạnh thì N bị khử xuống mức càng sâu.

Cu + 4HNO3  Cu[NO3]2 + 2NO2 + 2H2O

Fe + 4HNO3 loãng  Fe[NO3]3 + NO + 2H2O

8Na + 10HNO3  8NaNO3 + NH4NO3 + 3H2O

Chú ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại  trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+. HNO3 đặc nguội thụ động với Al, Fe, Cr.

- Tác dụng với phi kim  NO2 + H2O + oxit của phi kim.

C + 4HNO3  CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3  SO2 + 4NO2 + 2H2O

P + 5HNO3  H3PO4 + 5NO2 + H2O

- Tác dụng với các chất khử khác [oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất...].

4HNO3 + FeO  Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeCO3  Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O + CO2

3. Điều chế

- Trong công nghiệp: NH3  NO  NO2  HNO3

4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O [Pt, 8500C]

2NO + O2  2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3

- Trong phòng thí nghiệm

H2SO4 đặc + NaNO3 tinh thể  HNO3 + NaHSO4

4. Nhận biết

- Làm đỏ quỳ tím.

- Tác dụng với kim loại đứng sau H tạo khí nâu đỏ.

5. Ứng dụng

     Axit nitric là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng. Phần lớn axit này được dùng để sản xuất phân đạm. Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...

VI. MUỐI NITRAT

1. Khái niệm và công thức tổng quát

- Muối amoni là muối của axit nitric.

- Công thức tổng quát: M[NO3]n.

2. Tính chất vật lí

Tất cả các muối nitrat đều tan và là các chất điện li mạnh:            

M[NO3]n  Mn+ + nNO3-

3. Tính chất hóa học

a. Muối nitrat có các tính chất hóa học chung của muối

- Tác dụng với axit  muối mới + axit mới                       

Ba[NO3]2 + H2SO4  BaSO4 + 2HNO3

- Tác dụng với ddịch bazơ  muối mới + bazơ mới          

Mg[NO3]2 + 2NaOH  Mg[OH]2 + 2NaNO3

- Tác dụng với dung dịch muối  2 muối mới                  

Mg[NO3]2 + Na2CO3  MgCO3 + 2NaNO3

- Tác dụng với kim loại có tính khử mạnh hơn kim loại trong muối  muối mới + kim loại mới.

Cu + 2AgNO3  Cu[NO3]2 + 2Ag

b. Muối nitrat dễ bị nhiệt phân

- Nếu muối nitrat của kim loại đứng trước Mg  muối nitrit và O2

M[NO3]n  M[NO2]n + n/2O2                       

ví dụ:  

NaNO3  NaNO2 + 1/2O2

- Nếu muối của kim loại trung bình [từ Mg đến Cu]  oxit kim loại + NO2 + O2

2M[NO3]n  M2On + 2nNO2 + n/2O2              

ví dụ:  

2Cu[NO3]2  2CuO + 4NO2 + O2

- Nếu muối nitrat của kim loại sau Cu  kim loại + NO2 + O2

M[NO3]n  M + nNO2 + n/2O2                           

ví dụ:  

AgNO3  Ag + NO2 + 1/2O2

Chú ý: Một số muối nhiệt phân không theo quy luật trên như Fe[NO3]3, NH4NO3…

Nếu muối nitrat tồn tại trong môi trường axit thì cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3.

3Cu + 8HCl + 2KNO3  3CuCl2 + 2KCl + 2NO + 4H2O

4. Điều chế

     Cho HNO3 phản ứng với kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối bằng phản ứng trao đổi ion [muối trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] hoặc phản ứng oxi hóa khử [tạo muối kim loại có hóa trị cao].

5. Nhận biết

     Dùng dung dịch HCl và mẩu Cu cho vào dung dịch cần nhận biết, nếu Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh và có khí màu nâu đỏ bay ra thì đó là muối nitrat.

Cu + 4H+ + 2NO3-   Cu2+ + 2NO2 + 2H2O

     Vận dụng các kiến thức lí thuyết nêu trên, mời các bạn tham gia giải các bài tập sau cùng hochoaonline.net:

Video liên quan

Chủ Đề