Suy nghĩ về áo dài cách tân

Thế nhưng, khi đã thấy thoải mái, ứng dụng được hằng ngày rồi, nhiều người lại muốn phá cách thêm, muốn khác đi, nhất là giới trẻ với tâm lý chuộng cái mới lạ, độc đáo. Và thế là hàng loạt kiểu áo được gắn cho cái tên “áo dài cách tân” ra đời, với dáng dấp xẻ tà của áo dài nhưng bỏ hẳn phần cổ áo, không chiết eo, hoặc độ dài được cắt đi chỉ còn đến đầu gối, hoặc mặc với váy xòe thay vì quần suông… Lại thêm giá thành khá rẻ so với may đo áo dài truyền thống, cho nên mốt này đang được “lăng xê” khá mạnh, vào các dịp nghỉ lễ, hội hè, Tết… Đáng nói là không phải bộ áo nào cũng đẹp, cũng tinh tế. Đã có không ít thiết kế bị cách tân một cách phản cảm, chẳng hạn như vải quá mỏng, cổ áo khoét quá sâu, mặc với váy quá ngắn, hoặc chắp vá và lai tạp với trang phục nước ngoài. Những hình ảnh này xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, trên báo. Những ý kiến gay gắt thì cho rằng: “Áo dài như vậy là phá vỡ truyền thống. Mỗi năm cách tân một kiểu, kiểu nào cũng làm cho áo dài trở nên dị thường”. Một số ý kiến nhẹ nhàng hơn lại chê không hợp với người phụ nữ Việt Nam… Cũng có người lại nhìn nhận đây chỉ là cách gọi, cho rằng, không nên gắn cho loại trang phục cải biên đó cái tên áo dài Việt Nam hay áo dài cách tân, mà chỉ là váy áo thời trang thông thường, có vài chi tiết lấy cảm hứng từ áo dài mà thôi.

Mỗi người có sở thích, gu thẩm mỹ khác nhau và lý lẽ để nêu quan điểm của mình. Bản thân thời trang vốn luôn có sự vận động, biến chuyển không ngừng, và việc cách tân áo dài được nhiều người đồng tình cũng bởi mẫu áo truyền thống đôi khi cầu kỳ, gò bó, bất tiện. Song, trước những mẫu áo cách tân quá đà, vô duyên, phải khẳng định rằng dù trang phục có quyền sáng tạo, điều chỉnh, nhưng vẫn cần dựa trên nền tảng văn hóa, lịch sử, không thể tùy tiện và dễ dãi đánh mất đi vẻ đẹp tinh hoa truyền thống. Ranh giới giữa “làm mới” và "làm hỏng”, “phá cách” và "phá hoại” tà áo dài khá mong manh, phụ thuộc nhiều vào cái tâm và cái tài của những người thiết kế, quảng bá, phân phối sản phẩm đặc biệt này. Quan trọng không kém là người mặc, bởi cái đẹp chỉ được tôn vinh khi sử dụng đúng hoàn cảnh, mục đích và phù hợp vóc dáng. Áo dài truyền thống với vẻ đẹp kín đáo, nền nã và duyên dáng vẫn là không thể thay thế trong các dịp trọng đại, các sự kiện, nghi thức có tính trang nghiêm, chính thống. Vì thế, các loại áo đã được cách tân quá nhiều thì nên cân nhắc, dù mặc thế nào cho đẹp là quyền tự do của mỗi cá nhân.

Không thể phủ nhận việc cách tân áo dài đã góp phần nâng cao tính ứng dụng, mang tà áo dài đi vào đời thường. Việc tìm tòi và đổi mới là phù hợp với quy luật phát triển, dù chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều. Mặt khác, tuy trào lưu áo dài cách tân đang được người tiêu dùng đón nhận, song nó hoàn toàn cũng có thể mất đi theo thời gian bởi những gì hời hợt và đi ngược thuần phong mỹ tục đều sẽ dần bị đào thải. Có lẽ chúng ta không nên mất quá nhiều thời gian cho việc phê phán, quy chụp những người làm ra áo dài cách tân và những người mặc nó. Thay vào đó là tiếp tục tôn trọng, giữ gìn vẻ đẹp của áo dài truyền thống, khuyến khích mọi người mặc áo dài phù hợp với từng thời điểm, địa điểm, dù là truyền thống hay cách tân.

Áo dài đã ở trong tiềm thức của mỗi người dân và là một biểu tượng của văn hóa dân tộc đối với bạn bè, du khách quốc tế. Đừng nhân danh thời trang để “ngược đãi” áo dài, đánh mất đi niềm tự hào đối với một loại trang phục đẹp đẽ, tinh tế và giàu bản sắc văn hóa.

Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:

"Có phải em mang trên áo bay

Hai phần gió thổi một phần mây

Hay là em gói mây trong áo

Rồi thở cho làn áo trắng bay"

[Tương tư - Nguyên Bá]

Trải qua bao thế kỉ chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi so với tổ tiên nó trước đây. Không ai biết rõ nguồn gốc nguyên thủy của chiếc áo dài vì chưa có tài liệu ghi nhận. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam.

Chính do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt. "Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở"...[Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên] - đây là bằng chứng lịch sử cho ta thấy chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo giao lãnh như thế nào.

Qua bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử áo dài đã thay đổi rất nhiều. Như đã nói ở trên, chiếc áo giao lãnh được coi là chiếc áo dài đầu tiên. Áo này cũng tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc hai tà không được buộc vào nhau. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả, cùng với váy thâm đen. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên khi mặc chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước được thả nay cột gọn gàng mặc cùng váy xắn quai cồng tiện việc lao động.

Đối với phụ nữ nông dân áo tứ thân được mặc rất đơn giản với áo yếm ở trong, áo ngoài cột tà và thắt lưng. Mặc kèm với áo thường là chiếc khăn mỏ quạ đen tuyền. Trong khi đó, áo tứ thân dành cho tầng lớp quý tộc lại rất nhiều chi tiết. Mặc ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc thường không cài kín cổ, để lộ ba màu áo.

Bên trong mặc chiếc yếm màu đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc thiên lý. Áo mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao càng làm tăng thêm nét duyên dáng của người phụ nữ. Nhưng sau một thời gian áo tứ thân được cách tân để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng khuê các. Thế là chiếc áo ngũ thân ra đời. Áo ngũ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước.

Áo che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu và vạt con nằm dưới vạt trước tượng trưng cho người mặc. Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Nhưng đến thời Pháp thuộc, chiếc áo đài lại một lần nữa thay đổi. "Lemur" là tên tiếng Pháp để chỉ chiếc áo dài cách tân.

Chiếc áo dài này do người họa sĩ có tên là Cát Tường sáng tạo ra. Bốn vạt trước và sau thu gọn thành hai tà trước sau. Vạt trước dài chấm đất tăng thêm sự duyên dáng và uyển chuyển. Hàng nút phía trước của áo được chuyển dọc qua hai vai và chạy dọc một bên sườn. Áo may ráp vai, tay phồng, cổ bồng hoặc hở. Để cho đúng mốt, áo Cát Tường phải mặc với quần sa tanh trắng, đi giày cao, cầm bóp đầm.

Do xã hội vẫn còn chưa cởi mở với cách ăn mặc này nên chiếc áo không được nhiều người chấp nhận vì họ cho là "đĩ thõa" [phản ánh của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm, "Số đỏ" đã chứng minh điều đó]. Năm 1943, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng nhắc của áo Cát Tường, đưa thêm một số yếu tố dân tộc của áo tứ thân, ngũ thân đã tạo ra kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt trước tự do bay lượn.

Sự dung hòa này được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đấy, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó và từ đấy đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 - 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít bên làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân.

Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Áo thường mặc với quần lụa có màu sắc hài hòa với áo. Áo dài thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, voan, the,... rất phong phú. Nhưng có sự lựa chọn chung là nên chọn loại vải mềm, rũ. Để làm tăng thêm nét duyên dáng, khi mặc áo dài phụ nữ thường đội nón lá. Ở đồng bằng Nam bộ, áo dài được cải biên thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng để tiện việc lao động.

Chiếc áo dài là một trang phục không thể thiếu được của người phụ nữ ngày nay. Nó không chỉ là trang phục dân tộc mà còn là trang phục công sở của giáo viên, nữ sinh, nhân viên ngân hàng, tiếp viên hàng không,... Áo dài còn được mặc khi đi dạo phố, những buổi họp mặt quan trọng như lễ cưới chẳng hạn. Ngay cả cô dâu trong nghi thức bái gia tiên cũng không thể thiếu bộ trang phục này.

Do được may bằng chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh nóng quá làm cháy áo. Luôn cất áo vào tủ cẩn thận giúp áo bền, đẹp và mới lâu. Nên giặt áo ngay sau khi mặc, treo bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn thận tránh làm gãy cổ áo.

Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

[LĐTĐ] Á hậu Phương Anh là một trong những nàng Hậu hiếm hoi của Vbiz vinh dự trở thành khách mời góp mặt tại show diễn nằm trong khuôn khổ Paris Fashion Week tới đây.

[LĐTĐ] Diễn viên Phan Minh Huyền [Huyền Lizze] vừa bất ngờ tung bộ ảnh cực kỳ quyến rũ và thơ mộng nhân ngày đầu năm mới.

[LĐTĐ] Hòa cùng không khí Xuân sang, Hoa hậu Thùy Tiên vừa trình làng bộ ảnh với loạt trang phục được lấy cảm hứng từ bản sắc văn hóa Việt Nam.

[LĐTĐ] Vài năm trở lại đây, cái tên Vũ Tường Vi dường như được nhắc đến khá nhiều trong giới mộ điệu bắt nguồn từ những bộ cánh bắt mắt do các nữ diễn viên, diva hàng đầu như Thanh Lam, Trương Ngọc Ánh... Nhiều tín đồ thời trang Việt đều mong ngóng được khoác lên mình trang phục của VROSA - thương hiệu của nhà thiết kế Vũ Tường Vi.

[LĐTĐ] Sàn runway của Lễ hội thời trang quốc tế Việt Nam đã trở thành nơi các ca sĩ thoả sức cất giọng, người mẫu sải bước, mang đến cho giới mộ điệu những đêm đầy cảm xúc trong âm nhạc và thời trang.

[LĐTĐ] Diễn viên Phan Minh Huyền đóng vai Vân Trang trong phim truyền hình “Thương ngày nắng về” đang thu hút sự chú ý của khán giả. Với lối diễn xuất thông minh, sắc sảo, cô còn ghi điểm bởi phong cách thời trang bắt mắt, năng động, cá tính đúng chuẩn giám đốc marketing công ty thời trang trong phim.

[LĐTĐ] Tối 3/12 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Tuần lễ Thiết kế Việt Nam lần thứ hai – Vietnam Design Week 2021 đã khép lại với Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Designed by Vietnam với chủ đề “Đánh thức Truyền thống”.

[LĐTĐ] Từ 27/11 đến 3/12 diễn ra Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2021 với chủ đề “Đánh thức truyền thống” nhằm tôn vinh các sản phẩm và nhà thiết kế xuất sắc của Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực.

[LĐTĐ] Trong tập mới nhất của The Heroes - Thần tượng đối thần tượng, Á hậu Kiều Loan khiến dàn master trầm trồ khen ngợi trước phiên bản MV Nhất Chi Mai đầy mới lạ.

[LĐTĐ] Moolez - hãng thời trang của Australia đã làm nức lòng giới mộ điệu thời trang Hà Nội khi cơ sở thứ 9 được khai trương tại 50 Trần Phú, Hà Đông [Hà Nội].

Video liên quan

Chủ Đề