Sự khác nhau giữa tàu bay và máy bay

TTO - Trong chuyến công tác mới đây của đoàn cán bộ, giáo viên trường tôi, khi đặt chân đến sân bay Nội Bài, nhiều người tỏ ra thắc mắc trước những bảng chỉ dẫn ghi hàng chữ: 'CỬA RA TẦU BAY'.

  • Tiếng nước tôi: Khi nào cần 'xin' và khi nào thì 'được'
  • SGK tiếng Việt lớp 2 sai ngữ pháp, diễn đạt
  • Ngáo đá, lộ hàng, chảnh chó...sáng tạo hay méo mó tiếng Việt?

Cuộc tranh luận đã "nổ" ra giữa hai "phe": nhóm thì cho rằng viết "TẦU BAY" là ổn, là chấp nhận được vì xưa nay vẫn thấy viết như thế; nhóm còn lại thì quả quyết viết như vậy là sai chính tả, cần phải viết đúng là "TÀU BAY".

Di chuyển thêm một đoạn nữa - cũng tại sân bay Nội Bài, bất chợt chúng tôi nhìn thấy một số biển chỉ dẫn khác lại ghi là "TÀU BAY".

Cuộc tranh luận đang bất phân thắng bại, đến đây, tạm thời nhanh chóng kết thúc - kết quả không thể ôn hòa hơn, với sự nhất trí trong sự lúng túng của cả hai "phe": hóa ra là ghi cách nào cũng được!

Vậy, "tầu" hay "tàu" - thực ra cách ghi nào đúng?

Viết "tầu bay" có sai không?

"Tàu" là "tên gọi chung các phương tiện vận tải lớn và hoạt động bằng máy móc phức tạp. Tàu thủy. Bến tàu. Đường tàu. Tàu vũ trụ". [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê].

Nhưng theo tập quán sử dụng của người Việt, từ "tàu" xưa nay vốn ít dùng để chỉ máy bay. Người ta thường hỏi nhau "Bạn đi xe hay đi tàu?".

Rõ ràng, hàm ý trong câu hỏi mặc nhiên chỉ nhằm đến hai khái niệm phương tiện giao thông đường bộ "ôtô" và phương tiện giao thông đường sắt "tàu lửa" chứ không hề hàm ý chỉ phương tiện giao thông đường thủy "tàu thuyền" và phương tiện giao thông đường hàng không "máy bay".

Nhan đề các ca khúc Chuyến tàu hoàng hôn, Tàu về quê hương, Tàu anh qua núi... cũng đều hoàn toàn đề cập đến tàu lửa.

Đồng âm với từ tàu (thuyền) trong tiếng Việt còn những từ khác như: tàu (lá), tàu/ chuồng (ngựa)... và đây chính là dạng phổ thông, toàn dân.

Còn trong những trường hợp trên, nếu viết thành từ "tầu" (tầu bay, tầu dừa, tầu ngựa...) là không sai, nhưng tất cả đều ở dạng phương ngữ.

Như trên đã dẫn các từ "tàu", hầu hết là từ toàn dân, nhưng riêng từ "tàu bay" thì vẫn không phải là từ toàn dân, mà được xác định đây cũng là từ phương ngữ, lại còn là từ cũ [Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê, tr.861] và nhà soạn từ điển khuyến nghị nên dùng từ toàn dân đồng nghĩa là từ "máy bay" với giải nghĩa là "máy bay: phương tiện vận tải hay chiến đấu bay trên không nhờ động cơ".

Vậy, đến lượt mình, cách viết "tàu bay" trên biển chỉ dẫn ở sân bay vẫn là cách viết phương ngữ, chứ chưa phải từ toàn dân.

Nếu cho chọn cách viết tối ưu có lẽ các cơ quan hữu quan nên ghi biển chỉ dẫn như ở một số sân bay khác (Cam Ranh, Tân Sơn Nhất) hiện đang ghi là "CỬA RA MÁY BAY" là phù hợp nhất.

Lại càng nên tránh lối viết không nhất quán ở các biển chỉ dẫn hành khách, lúc thì ghi "tầu bay", lúc lại viết "tàu bay" như ở sân bay Nội Bài.

Nguyên nhân dẫn đến "tàu - tầu"

Trong từ vựng tiếng Việt, hiện tượng từ toàn dân và phương ngữ cùng song song tồn tại là hiện tượng bình thường, người dùng tùy theo trường hợp sử dụng mà lựa chọn từ nào cho phù hợp với ngữ cảnh và mục đích sử dụng.

Nhìn chung, vì phương ngữ Bắc Bộ thường có xu hướng "â hóa" các nguyên âm/a/ giữ vị trí âm chính trong một số âm tiết, như các trường hợp: cày → cầy (ruộng), màu → mầu (sắc), giàu → giầu (sang); mày → mầy (mò)... mà dẫn đến các trường hợp dùng từ địa phương như trên.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp "bất quy tắc" khá thú vị trong xu hướng "â hóa" này, đó là tất cả các từ: mầu sắc, mầu mè, mầu mỡ, hoa mầu, đất bạc mầu đều là từ phương ngữ, muốn viết chuẩn theo từ toàn dân thì phải viết là "màu"; trong lúc đó, ngược lại, trong trường hợp từ "nhiệm mầu" thì đây chính là từ toàn dân, còn "nhiệm màu" thì lại là phương ngữ.

Ngoài ra, một số trường hợp khác được xác định là dạng cặp từ tương đương, "lưỡng khả", cả hai cách viết đều là từ toàn dân song song tồn tại chứ không xác định từ nào là từ địa phương (không có từ nào viết sai chính tả) như: giầy/giày (dép); gầu/gàu (múc nước)...

Xem ra, càng đi sâu tìm hiểu, quả nhiên càng thấy tiếng Việt còn tiềm ẩn biết bao nhiêu điều thú vị!

Tuy viết "tầu bay" là không hề sai nhưng rõ ràng trong trường hợp biển ghi ở nơi công cộng, mang tính phổ dụng cho tất cả mọi người ở mọi vùng miền, nếu cân nhắc giữa hai cách ghi từ toàn dân hay từ địa phương thì có lẽ không nên ghi ở dạng phương ngữ.

Tương tự trường hợp trong văn bản hành chính "kính gửi/gởi", ta nên ghi "kính gửi" (từ toàn dân) hơn là "kính gởi" (từ địa phương).

Mục lục

  • 1 Nguyên lý hoạt động và điều khiển
    • 1.1 Lực nâng khí động lực học
      • 1.1.1 Đối với trực thăng
  • 2 Lịch sử phát triển
    • 2.1 Trước thế kỷ 19
    • 2.2 Thế kỷ 19
    • 2.3 Thế kỷ 20
      • 2.3.1 Trước thế chiến thứ nhất
      • 2.3.2 Chiến tranh thế giới thứ nhất
      • 2.3.3 Những năm 1920 đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai
      • 2.3.4 Sau đại chiến II, chiến tranh lạnh và hiện nay
        • 2.3.4.1 Động cơ
        • 2.3.4.2 Cấu trúc máy bay
        • 2.3.4.3 Các công năng đặc dụng
        • 2.3.4.4 Công nghệ cao
        • 2.3.4.5 Phát triển trực thăng
  • 3 Tương lai phát triển
  • 4 Phân loại
    • 4.1 Theo hình thức cánh nâng
    • 4.2 Theo chức năng sử dụng
    • 4.3 Theo trọng lượng cất cánh
    • 4.4 Theo thể loại và số lượng động cơ
    • 4.5 Theo sơ đồ cấu trúc
    • 4.6 Theo tốc độ bay
    • 4.7 Theo chế độ hạ cánh
    • 4.8 Theo cơ chế tạo lực đẩy
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
    • 6.1 Tài liệu
  • 7 Liên kết ngoài

Khái niệm tàu bay

03/03/2017 Hỏi đáp, Tài liệu

  1. Khái niệm tàu bay

*) Theo quy định của các nước trên thế giới

– Luật HKDD 1997 Cộng hòa Liên Bang Nga điều 32: “Tầu bay là thiết bị bay được nâng giữ trong khí quyển nhờ vào sự tương tác với không khí, phản lại mặt đất hoặc mặt nước”

– Bộ luật Hàng không và Thương mại Pháp 1956: “Tầu bay là tất cả các thiết bị có khả năng bay lên không trung và di chuyển được trong chân không”

– Có nước không định nghĩa về tầu bay, ví dụ luật HKDD Trung Quốc, điều 5 quy định : “ Tầu bay dân dụng là tầu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát”

*) Theo quy định của Việt Nam

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tại điều 2 có giải thích như sau:

“Tàu bay là thuật ngữ chung chỉ máy bay cánh cố định (gọi ngắn gọn là máy bay), máy bay trực thăng (gọi ngắn gọn là trực thăng), tàu lượn hoặc khí cầu”

Theo khoản 1, điều 13, Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định:

“Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.”

So với khái niệm tàu bay mà các nước trên thế giới định nghĩa thì cũng không khác xa so với Việt Nam,các nước đều cho rằng tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt của trái đất, nhưng riêng Trung Quốc lại không quy định cụ thể về tàu bay như thế nào mà chỉ đưa ra tàu bay dân dụng là loại tàu bay khác với tàu bay sử dụng trong các chuyến bay của quân đội, hải quan và cảnh sát.

So với khái niệm quy định tại Luật hàng không dân dụng năm 1991, quy định tại khoản 1 điều 8 thì luật chỉ nói tàu bay gồm máy bay, tầu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Đến luật 2006 quy định rõ hơn tàu bay là thiết bị “được” nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, chứ không phải là “có thể” như luật 1991 quy định nữa. Và cũng có trường hợp ngoại lệ đặt ra ở luật mới là trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất thì không được coi là tàu bay, còn luật 1991 nói chung chung không đề cập đến vấn đề trên mà chỉ nói là thiết bị bay tương tự khác, “thiết bị bay tương tự khác” ở đây là gì khiến cho người đọc khó hiểu và không phân biệt được thiết bị bay tương tự là những thiết bị như thế nào? Tiêu chuẩn nào để đánh giá nó được coi là tàu bay.

Để hiểu được định nghĩa về tàu bay dân dụng cần chứa đựng 2 yếu tố sau:

  • Yếu tố về “tính chất dân dụng của tàu bay” tức là tàu bay phải là phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện trên các đường bay nội địa và quốc tế
  • Yếu tố về kỹ thuật tức là tàu bay là một thiết bị bay chuyển động trong không trung do sự tác động tương hỗ với không khí. Các thiết bị bay chuyển động khoảng không ngoài phạm vi chịu sức hút trái đất hoặc chuyển động theo quán tính thì không được xem là tàu bay, ví dụ : Tên lửa, vệ tinh, tầu vũ trụ, và các thiết bị bay vũ trụ khác.

Chia sẻ:

  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)

Related

Sự khác nhau giữa tàu bay và máy bay

Gửi yêu cầu tới Luật sư

Họ tên (*)

Điện thoại (*)

Công ty

Địa chỉ Email (*)

Tiêu đề

Nội dung

Δ

2017-03-03
Chia sẻ
  • tweet
  • Sự khác nhau giữa tàu bay và máy bay

Tàu bay là gì?

Tàu bay là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam
  • /
  • Yêu cầu đối với việc thuê, cho thuê tàu bay được quy định như thế nào?
  • /
  • Thủ tục chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
  • /hoi-dap/23BB4-hd-dieu-kien-cung-cap-dich-vu-bao-duong-tau-bay-canh-quat-tau-bay-va-trang-thiet-bi-tau-bay-tai-viet-nam.html

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Biên giới Quốc gia 2003

Tàu bay làphương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ