Sự khác biệt giữa học đại học và không học đại học

Hoàn thành chương trình học phổ thông, các bạn học sinh đang băn khoăn những điều mình cần biết để giúp hòa nhập nhanh vào môi trường đại học hoàn toàn mới. Chính vì vậy, những điều dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp và đưa cho bạn những tips cần thiết.

Phương pháp học

Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa việc học cấp ba và đại học đó chính là phương pháp học. Nếu như ở cấp ba, lên lớp các bạn sẽ ghi chép lại một cách thụ động những lời thầy cô giảng, ở nhà được bố mẹ bạn bè nhắc nhở thì lên đại học khả năng tự học sẽ là yếu tố quyết định kết quả học tập của các bạn. Yếu tố này còn đặc biệt quan trọng đối với các bạn sinh viên theo học tại môi trường quốc tế bởi tại đây các bạn được học tập hoàn toàn bằng một ngôn ngữ khác. Các bạn sẽ phải tự chủ động lên mạng tìm kiếm thông tin, tự đọc trước bài ở nhà và khi lên lớp sẽ thảo luận đưa ra ý kiến về một chủ đề cho trước giữa sinh viên và giảng viên của mình. Ngoài ra các bạn còn phải học cách viết những bài luận dài theo đúng chuẩn với sinh viên quốc tế nên kĩ năng đọc, tìm và tự tổng hợp thông tin lại càng được chú trọng.

Tips:

Vậy để có được kiến thức thì các bạn cần tranh bị cho mình kĩ năng học và sự rèn luyện thường xuyên trong tư duy một cách chủ động:

• Hãy lên cho mình một kế họach học tập rõ ràng, khoa học và cố gắng hoàn thành những mục tiêu mà mình đã đề ra.

• Ngoài ra hãy rèn luyện cho mình tính kỉ luật đó chính là tập trung cao độ và không xao nhãng.

• Đừng vừa học, vừa nói chuyện hay chơi game, làm việc khác. Đây cũng là cách tốt nhât để rèn luyện cho mình kĩ năng làm việc sau này.

Sinh viên British University Vietnam làm việc nhóm.

Tham gia các câu lạc bộ

Học cấp ba, đặc biệt là quãng thời gian học lớp 12, lịch học dày đặc từ sáng đến tối, và bảy ngày trong tuần khiến các bạn học sinh không có thời gian cho những sở thích hay hoạt động ngoài giờ. Nhưng ngay khi lên đại học, tham gia vào các lạc bộ có những hoạt động tập thể dành cho sinh viên sẽ giúp bạn hòa nhập ngay vào cộng đồng các bạn sinh viên trong trường và giải tỏa căng thẳng sau những giờ họ. Các bạn sẽ được rèn luyện những kĩ năng làm việc nhóm, nâng cao tính đoàn kết và bổ sung kinh nghiệm sống. Mỗi câu lạc bộ lại có những vai trò khác nhau giúp bạn học hỏi nhanh và áp dụng những kĩ năng quý báu trong học tập, ứng xử, rèn luyện thân thể và văn hóa.

Tips

• Hãy tìm kiếm một câu lạc bộ phù hợp đúng với sở thích riêng của bạn sẽ truyền cảm hứng để trở lại và tham gia thường xuyên hơn.

• Nên tham gia vào những câu lạc bộ phù hợp với yêu cầu của bản thân và đồng thời giúp bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.

• Nếu có đam mê nào đó hay tham gia và chia sẻ nó với những người có cùng đam mê và sở thích giống như bạn.

Sinh viên British University Vietnam tham gia hoạt động ngoại khóa.

Đó là những điều cần biết ban đầu dành cho bất cứ tân sinh viên nào khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Để trang bị thêm cho mình những kĩ năng cần thiết như kĩ năng sống, học tập và lãnh đạo hiệu quả, các bạn hãy tham gia ngày vào buổi đào tạo “Kỹ năng học đại học” ngày 9 tháng 8 lúc 8h30 tại trường British University Vietnam tại địa chỉ 193 Bà Triệu, Hai Bà Trưng Hà Nội để được huấn luyện bởi các chuyên gia đến từ lĩnh vực chuyên môn. Các bạn học sinh sẽ được phát chứng chỉ ngay sau buổi đào tạo và có cơ hội trúng thưởng laptop. Nhà trường cũng sẽ dành cơ hội cho các bạn để tri ân đối với bố mẹ mình khi đến tham gia sự kiện.

Đại học hay đào tạo nghề? Đây là câu hỏi hóc búa với nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. Đại học có thể là con đường nhiều người muốn theo đuổi vì bằng cấp, cơ hội phát triển, môi trường giáo dục tốt… Tuy nhiên, trước thực tế số cử nhân thất nghiệp hàng năm luôn ở mức cao, chúng ta đã phần nào nghi ngờ về chất lượng đào tạo đại học. 

Bên cạnh đó, ngày một xuất hiện nhiều trung tâm đào tạo nghề đang dần khẳng định chất lượng. Những trường này có thời gian học ngắn và thậm chí cam kết đầu ra cho học viên. Những lợi ích trên đã dần thay đổi góc nhìn về học nghề.

Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số điểm khác biệt cơ bản nhất giữa học đại học và đào tạo nghề. Hy vọng rằng sẽ giúp nhiều bạn trẻ tìm ra lựa chọn phù hợp cho mình.

1.Xét tuyển đầu vào

Với chương trình đại học, quy trình xét tuyển sẽ được thực hiện theo quy định chung của Bộ Giáo dục. Bạn sẽ cần nộp hồ sơ, tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và chờ kết quả. Quá trình này diễn ra đầy cam go và khó đoán biết trước. Vì tỉ lệ cạnh tranh khó lường, bạn sẽ cần dõi theo tình hình điểm thi và có kế hoạch dự trù cho mình. Rất nhiều trường hợp trượt đại học dù chỉ thiếu 0,25 điểm và phải nhanh chóng tìm con đường khác.

Trong khi đó quy trình xét tuyển ở các trường trung tâm đào tạo nghề diễn ra khá đơn giả. Bạn chỉ cần nộp hồ sơ với giấy tờ như hướng dẫn và chờ kết quả. 

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học thường bao gồm 1 năm học đại cương và 3-4 năm học chuyên ngành. Học đại cương là những môn kiến thức chung: Triết học, ngoại ngữ…. Các môn chuyên ngành sẽ thiên về đào tạo tư duy, kiến thức về chuyên ngành bạn chọn. Có nhiều sinh viên gặp khó khăn và nản chí trong những năm học chuyên ngành. Nhất là khi họ nhận ra bản thân không phù hợp với chuyên ngành mình chọn lựa.

Các cơ sở đào tạo nghề, ngược lại, có chương trình học ngắn hạn và đơn giản hơn. Sinh viên sẽ được đào tạo về các kỹ năng cần thiết, thực tiễn. Mức độ va chạm thực tế cũng cao hơn vì các bạn được học thông qua thực hành. Nhờ vậy mà sau khi tốt nghiệp họ không quá bỡ ngỡ và dễ dàng thích nghi với môi trường công việc.

  3. Cơ hội việc làm

Có thể thấy một lợi thế lớn khi bạn tốt nghiệp đại học là yếu tố bằng cấp. Vì tính chất đào tạo bậc cao nên nhiều khi bằng đại học cũng khá được “yêu thích”. Đây cũng là tiền đề tốt nếu bạn có ý định học cao hơn, phục vụ cho mục đích thăng tiến sau này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Nhiều sinh viên học cao ra trường vẫn thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc thực tế, kiến thức thì vẫn mông lung. Không nhiều trường đại học có cam kết đầu ra cho sinh viên. Bạn sẽ cần chủ động rất nhiều nếu không muốn rơi vào cảnh ra trường thất nghiệp.

Đối với đào tạo nghề, các bạn có lợi thế nhờ việc tiếp cận sớm và thành thục về các kỹ năng làm nghề. Ví dụ, những bạn học về thiết kế đã sớm tiếp cận và thành thạo các phần mềm thiết kế, trực tiếp tạo ra nhiều sản phẩm trong suốt quá trình học. Nhờ vậy mà khi “lao vào đời”, đi nhận các job thiết kế, các bạn không còn quá bỡ ngỡ. 

Kết luận

Cơ hội việc làm với các sinh viên học nghề đang ngày càng mở rộng. Nhiều trường đào tạo nghề chất lượng hiện nay còn đảm bảo và cam kết đầu ra cho sinh viên có thể kể đến như: Master Media Academy, Maac, Monster Labs. Điều này xuất phát từ mạng lưới đối tác lớn, đồng thời đến từ tình trạng “thiếu thợ” trầm trọng trên thị trường việc làm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp đang khát các bạn trẻ có kỹ năng làm việc, những “thợ lành nghề” đích thực. Đây chính là cơ hội lớn cho sinh viên học nghề tìm kiếm cơ hội việc làm và thăng tiến về sau.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là thắc mắc của rất nhiều bạn tân sinh viên. Việc thay đổi môi trường khiến các bạn vô cùng bỡ ngỡ do chưa chuẩn bị tâm lý trước cho sự thay đổi này. Seoul Academy sẽ giới thiệu cho các bạn những đặc điểm chính của hai môi trường học này. Cùng theo dõi bài viết phân tích dưới đây nhé!

Vẫn là đi học, nhưng trung học phổ thông và đại học lại có những đặc điểm riêng. Trước khi đến với sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, hãy cùng xem sơ qua đặc điểm chính của hai môi trường này.

Sự giống khác nhau dễ thấy giữa cấp 3 và đại học là đặc điểm chính của 2 môi trường đào tạo này

>>> Xem thêm: So sánh giữa học đại học và học nghề? Học gì tốt hơn?

Cấp 3, hay còn gọi là trung học phổ thông, là cấp học mà bạn nào cũng phải trải qua. Môi trường học ở trung học không quá khác biệt với các cấp nhỏ hơn như cấp 1, cấp 2. Đều là học tập ở trong một lớp học với số lượng học sinh cố định. Việc học được giáo viên tận tình hướng dẫn. Bạn bè trong lớp thân thiết và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Luôn được sự bảo bọc của cha mẹ nên chỉ cần tập trung học tập là được.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn có thể so sánh thông qua lượng kiến thức. Điều khác biệt là khối lượng kiến thức mà các bạn tiếp thu rất nhiều. Bạn phải học thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Bởi đây là chương trình học dành cho những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.

Hệ đại học là một bước đi khác của các bạn đã trưởng thành. Các trường đại học tốt thường tập trung ở những thành phố, tỉnh thành trung tâm. Vì thế, đôi khi, để học được một trường tốt, bạn phải rời xa gia đình, tự học cách sống một mình. Ngoài việc học ra, bạn còn phải lo thêm rất nhiều thứ khác trong cuộc sống. Đây là ngưỡng cửa vô cùng mới đối với những bạn trẻ thành niên. Ban đầu, rất nhiều bạn không thích nghi được.

Rất nhiều bạn không thể thích nghi được với môi trường đại học trong khoảng thời gian đầu

Bên cạnh đó, tùy mỗi trường, mỗi ngành mà chương trình học sẽ khác nhau. Có trường dạy theo kiểu học phần, cũng có trường dạy theo hệ tín chỉ. Trong đó, học phần là học theo sự sắp xếp, thời khóa biểu của nhà trường. 

Các bạn sẽ được học trong một lớp học không khác gì khi đi học các cấp nhỏ hơn. Và kiểu dạy theo học phần khá hiếm. Còn với hệ tín chỉ, sẽ phải tự xem xét, đăng ký môn học phù hợp trong mỗi học kỳ. Các bạn có thể học vượt, học dồn hay thậm chí bảo lưu môn học tùy ý.

Tuy chỉ cách nhau một kỳ nghỉ hè, một cuộc thi quốc gia nhưng hai môi trường học này vô cùng khác nhau. Những đặc điểm chính đã được chúng tôi giới thiệu sơ ở bên trên. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về sự giống và khác nhau giữa cấp 3 và đại học.

Điểm giống nhau của hai hệ đào tạo này chính là việc học tập. Lượng kiến thức mà nhà trường truyền đạt cho bạn đều là những gì cần thiết cho sau này. Một khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của một người tiếp thu kiến thức. Và bạn cũng được đảm bảo những quyền lợi nhất định của người học trò.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là dù ở bất cứ đâu, bạn cũng phải học tập tốt

Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng đều phải cố gắng, tập trung học tập hết sức mình. Thầy cô vẫn luôn là những người tận tâm khi truyền kiến thức cho bạn. Cha mẹ vẫn là người lo lắng cho bạn từng li từng tí một. Bạn phải học tập chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ và sự truyền đạt kiến thức của thầy cô.

Trong sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, điểm khác biệt của hai hệ đào tạo này rất nhiều. Khác nhau từ môi trường học cho đến cách học tập, đối mặt của các bạn học sinh sinh viên.

Môi trường học cấp 3 rất nhỏ. Một trường lớn, trường điểm của tỉnh cũng chỉ khoảng trên dưới 1000 học sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen, thân thiết trong suốt vài năm học.

Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè cũng cao hơn rất nhiều.

Môi trường học ở đại học rộng lớn, năng động, bạn có thể kết bạn với rất nhiều người khác nhau

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học có thể thấy ở quy mô trường. Tùy theo kinh phí mỗi trường mà diện tích và cơ sở vật chất có sự đầu tư khác nhau. Nhưng nhìn chung, trường cấp 3 thường khá nhỏ, vì chỉ chứa khoảng 1000 học sinh cho cả 3 khối. Đa số chỉ là các phòng học, phòng làm việc, thư viện và sân chơi nhỏ,…

Trường đại học thường rất rộng lớn, cơ sở vật chất thường được đầu tư kỹ lưỡng. Trường đại học thường có rất nhiều giảng đường, phòng học và cả thư viện lớn, sân thi đấu. Ngoài ra còn xây dựng cả ký túc xá to lớn để tiện cho các bạn sinh viên học tập.

Như đã nói ở trên, cấp 3 bạn sẽ được học trong một môi trường học nhỏ, một lớp cố định. Số lượng học sinh trong lớp chỉ dao động khoảng 35 – 50 bạn. Bạn bè vô cùng quen thuộc và thân thiết với nhau.

Còn với đại học, chúng ta sẽ không nói đến hệ đào tạo học phần. Bởi hệ đào tạo này trong môi trường đại học khá hiếm. Chỉ có một số trường, chương trình đặc biệt mới thiết kế như vậy [lớp song ngữ, liên thông để du học]. 

Một giảng đường có thể chứa đến hàng trăm sinh viên. Các sinh viên trong lớp không hề cố định. Tùy theo môn học và giờ học đăng ký mà sinh viên nhiều ngành nghề có thể cùng lớp với nhau trong vài buổi học.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học thể hiện rõ rệt ở quy mô lớp học

Nói về sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học thì không thể không nói đến thời gian học. Thời gian học ở cấp 3 là thời gian học cố định. Các buổi học cố định, sáng chiều liên tục được sắp xếp. Ngoài ra, còn có các buổi phụ đạo thêm vào buổi tối để học sinh ôn tập thêm. Và các bạn sẽ được nghỉ ngơi cả ngày chủ nhật.

Còn với đại học, cũng có quy định đặt ra cho thời gian các tiết, các buổi học. Tuy nhiên, trừ phi học theo học phần, còn không phải tự đăng ký giờ và môn học sao cho phù hợp. Các giờ học sẽ trải dài từ sáng sớm đến tối muộn. Và cũng phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần.

Nếu ở cấp 3, bộ đồng phục là trang phục gắn liền trong mỗi buổi học. Thì ngược lại, ở đại học, bạn có thể mặc trang phục tự do khi đi học. Một số trường có quy định về trang phục, còn một số trường thì không. Quy định về trang phục cũng chỉ giới hạn ở những trang phục lịch sự, không quá hở hang. 

Các bạn sinh viên có thể hoàn toàn tự tin diện những bộ cánh bản thân yêu thích khi đến trường. Thể hiện được cá tính, phong cách để giúp bản thân nổi bật hơn trong đám đông.

Trang phục sinh viên đại học rất đa dạng, tự do khi đi học

Các thầy cô luôn rất giám sát chặt chẽ học sinh trong suốt thời cấp 3. Luôn theo dõi sát sao việc học tập của học sinh, cả về kiến thức lẫn kỷ luật. Giáo viên sẽ thường xuyên liên hệ, báo cao với phụ huynh khi có bất cứ thay đổi hay vi phạm nào. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất khăng khít. Nhằm mục đích hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh trên con đường học tập.

Còn ở đại học, giảng viên hiếm có người nào quan tâm đến sinh viên như vậy. Các giảng viên chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Còn việc sinh viên hiểu bài ra sao họ sẽ không quá để tâm. Nếu cần hỗ trợ về việc học, hay viết báo cáo,… phải tự chủ động xin sự trợ giúp của giảng viên. Giảng viên cũng sẽ không bao giờ liên hệ với phụ huynh học sinh.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là gì? Học sinh cấp 3 luôn được đốc thúc trong việc học. Được thầy cô, cha mẹ, bạn bè kèm cặp, theo sát từng li từng tí. Còn với đại học, việc học là việc tự giác của riêng bản thân. Bởi khi lên đến đại học, các bạn đã là người trưởng thành. Phải tự biết chủ động trong mọi việc của bản thân, bao gồm việc học tập.

Sự khác nhau giữa cấp 3 và đại học là ở vấn đề tự giác học tập của các bạn

Việc bùng tiết, trốn học thường hiếm khi nào xảy ra ở học sinh. Thầy cô luôn theo dõi gắt gao, điểm danh về sự hiện diện của các bạn. Nhưng với đại học thì khác, chẳng ai ép buộc sinh viên đi học cả. Các bạn có thể “bùng tiết”, trốn học bất cứ khi nào thích [nhưng cũng phải hạn chế thôi nhé!]. 

Việc mất kiến thức, kỹ năng là sự thiệt thòi mà bản thân sinh viên phải chịu. Giảng viên cũng không quá gắt gao trong việc điểm danh, thường chỉ điểm danh có lệ. Nên hay có trường hợp sinh viên nhờ bạn điểm danh hộ.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn thể hiện rõ rệt qua cuộc sống của các bạn. Cuộc sống bên ngoài lớp học của các bạn học sinh khá đơn giản. Chỉ có ăn, chơi và nghỉ ngơi. Có bạn còn tận dụng thời gian trống để tự học tại nhà hay đi học thêm. Thường chẳng lo toan gì về cuộc sống, bởi các bạn vẫn rất nhỏ bé trong mắt người xung quanh.

Còn khi đã học đại học, đã là người thành niên, sinh viên thường phải lo toan rất nhiều. Ngoài việc học, sinh viên thường tham gia thêm các câu lạc bộ vui chơi, các hoạt động đoàn đội, tự nguyện,… Đa số các bạn còn đi làm thêm để kiếm thêm chi phí sinh hoạt, nhất là những bạn sinh viên xa nhà. 

Các bạn sinh viên còn phải thường xuyên tổ chức hoạt động, sự kiện cho các môn học. Và những bạn cuối khóa phải đi kiến tập, thực tập, lấy thêm kinh nghiệm thực tế cho công việc mai sau.

Cuộc sống bên ngoài trường học của các bạn

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học rất nhiều. Thay đổi môi trường học tập, môi trường sống là việc rất khó khăn cho các bạn tân sinh viên. Bài viết này vô cùng hữu ích cho những bạn vừa mới đậu đại học. Bởi các bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rất nhiều cho sự thay đổi này. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

Video liên quan

Chủ Đề