Soạn văn phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

  • A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
    • I. Phân tích đề
    • II. Lập dàn ý
  • B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
    • Bài 1
    • Bài 2
    • Bài 3

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Phân tích đề

Phân tích đề là công việc quan trọng trước tiên khi làm bài văn nghị luận gồm các yêu cầu bắt buộc: đọc kĩ đề, chú ý từ then chốt quan trọng để xác định yêu cầu về kiến thức, giới hạn và hình thức phương pháp làm bài thích hợp. Phân tích đề được tiến hành nhằm để trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?

II. Lập dàn ý

Các yêu cầu phải có:

1. Xác lập luận điểm, luận cứ bằng cách trả lời các câu hỏi: Là gì? Được thể hiện như thế nào? Có thể rút ra bài học gì? Phải làm gì?

2. Sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trật tự logic nhất định, cheặt chẽ và có thứ tự theo đề mục:

- Có hai loại dàn ý: dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết

- Dàn ý tốt có tác dụng: giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1

Phân tích đề bài sau đây:

Nhận xét về ca dao có ý kiến cho rằng: “Ca dao Việt Nam có không ít những câu thể hiện sâu sắc tình cảm của người bình dân ngày xưa đối với quê hương”.

Qua một số bài ca dao đã học (đọc thêm) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Trả lời:

- Vấn đề cần nghị luận: tình yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhân dân thể hiện trong ca dao.

- Yêu cầu nội dung:

+ Yêu quê hương, đất nước

+ Nhớ quê hương khi đi xa

+ Tự hào về cảnh vật của quê hương

+ Gắn bó với cảnh và người nơi xóm làng, đồng ruộng

+ Khi đất nước có giặc ngoại xâm, anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ quê hương.

- Yêu cầu về phương pháp: phân tích, chứng minh kết hợp với nêu cảm nghĩ.

Bài 2

Phân tích và lập dàn ý cho đề bài sau:

Cảm nghĩ của anh, chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn tríchVào phủ chúa Trịnh trong tác phẩm Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác.

Trả lời:

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về nội dung:

+ Bức tranh về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của Lê Hữu Trác.

- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích, kết hợp nêu cảm nghĩ và nêu dẫn chứng.

a. MB

- Sơ lược về giai đoạn lịch sử thời vua Lê chúa Trịnh.

- Giới thiệu sơ lược về tác giả và đoạn trích

- Nêu vấn đề cần giải quyết.

b. TB

- Nêu hoàn cảnh sáng tác đoạn trích

- Tóm tắt tác phẩm

- Giá trị hiện thực:

+ Quang cảnh nhà cửa lộng lẫy, nguy nga. Khi mới vào phủ: nhiều lần cửa, cây cối um tùm, hành lang quanh co. Vào sâu trong phủ: nhiều lần cửa, phòng cao rộng, đồ thếp vàng. Nội cung thế tử: nhiều màn gấm, đồ quý giá… -> kín đáo

⇒ Chốn xa hoa, tráng lệ

⇒ Quang cảnh tù túng, ngột ngạt

+ Quang cảnh sinh hoạt: kẻ hầu người hạ, nguyên tắc trong cung, cách ăn uống, cách nghỉ ngơi, cách chăm sóc sức khỏe, nghi thức: vái lạy, xin phép, lời lẽ: cung kính

⇒ Sự lộng hành, uy thế nghiêng trời lấn lướt của chúa Trịnh

+ Thái độ phê phán của Lê Hữu Trác: nhẹ nhàng, thâm thúy

- Cảm nghĩ của bản thân về đoạn trích: Bản chất xa hoa của chúa Trịnh và cuộc sống của người dân trong hoàn cảnh loạn lạc lúc bấy giờ

c. KB

- Khẳng định lại giá trị hiện thực trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.

- Khẳng định tài năng và phẩm chất của danh y Lê Hữu Trác.

Bài 3

Phân tích và lập dàn ý cho đề bài sau:

Phân tích bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu– Nguyễn Khuyến để làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó mật thiết với làng cảnh Việt Nam của tác giả.

Trả lời:

a. Phân tích đề

Vấn đề nghị luận: bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến để làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó mật thiết với làng cảnh Việt Nam của tác giả.

- Yêu cầu về nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài Câu cá mùa thu.

+ Tâm sự yêu nước thầm kín, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.

+ Tình yêu thiên nhiên, quê hương đặc biệt thơ ông gắn bó với hình ảnh đời sống nông thôn và làng quê Việt Nam ⇒ Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam: “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).

- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích, kết hợp nêu cảm nghĩ và nêu dẫn chứng.

b. Lập dàn ý

a. MB

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận

b. TB

- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Nêu xứ: Là một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm”.

- Phân tích và cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa thu:

+ Hình ảnh: “ao thu”: lạnh lẽo, trong veo ⇒Nỗi cô đơn của lòng người.

⇒ Không khí mùa thu dịu nhẹ, trong xanh.

⇒ Con người đắm say trong cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhưng man mác buồn.

+ Sự vật: “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”: Tạo cảm giác nhỏ hẹp, co lại của không gian.

+ Lá vàng: Hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Màu vàng đâm ngang càng làm nổi rõ màu xanh của trời đất.

⇒ Hài hòa màu sắc: gam màu đậm, nhạt

+ Sóng biếc: hơi gợn tí

⇒ Bức tranh thu yên ả, tĩnh mịch có khối hình, màu sắc, không gian với những giác quan tinh tế: xúc giác, thính giác, thị giác.

+ Hình thái “tầng mây lơ lửng”: Mây ngỡ là đứng yên nhưng thực ra đang chuyển động

⇒ chiều cao của không gian.

+ Bầu trời “xanh ngắt”: màu xanh bất tận, trải rộng cả bầu trời gợi độ thăm thẳm, bao la ⇒Đặc trưng của trời thu. Không gian mở ra theo chiều rộng, chiều cao và chiều sâu.

+ Ngõ trúc: quanh co, vắng teo: Sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người .

- Phân tích cảm xúc của tác giả:

+ Tâm hồn nhà thơ: hòa hợp với thiên nhiên, nhạy cảm, vắng lặng với một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn.

+ Tâm thế nhàn nhã thoát vòng danh lợi, song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng nhưng tâm hồn hiện lên nỗi uẩn khúc trong lòng nhà thơ.

+ Tình thu không chỉ là tình cảm với mùa thu mà còn là tấm lòng gắn bó với những cảnh vật quê hương, 1 tấm lòng yêu dân yêu nước thầm kín, sâu sắc và đầy chất suy tư.

c. KB

- Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Đánh giá tài năng của tác giả.

Các tài liệu liên quan:

  • Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
  • Soạn văn 11 bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Soạn văn 11 bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn gọn

  • 1. Soạn văn lớp 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (ngắn gọn) mẫu 1
    • 1.1. Phân tích đề
    • 1.2. Lập dàn ý
    • 1.3. Luyện tập
  • 2. Soạn văn lớp 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận mẫu 2
    • 2.1. Phân tích đề
    • 2.2. Lập dàn ý
    • 2.3. Luyện tập (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)
  • 3. Một số dàn ý bài văn nghị luận
    • Dàn ý phân tích bài thơ Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương
    • Dàn ý Phân tích vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác

Trắc nghiệm Ngữ Văn 11: Vào phủ chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh

Soạn văn 11 bài: Vào phủ Chúa Trịnh

Soạn văn 11 bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Soạn văn 11 bài: Tự tình (Bài II)

Soạn văn 11 bài: Câu cá mùa thu

Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận phân tích

1. Soạn văn lớp 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (ngắn gọn) mẫu 1

Dưới đây là Soạn văn 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận bản đầy đủ.

1.1. Phân tích đề

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Về kiểu đề: Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể. Hai đề 2 và 3 là những “đề mở” yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Vấn đề nghị luận

- Đề 1: Vấn đề nghị luận là “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Vấn đề được định hướng rõ ràng trong lời nhận xét của Vũ Đình Khoan về “cái mạnh”, “cái yếu” của con người Việt Nam.

- Đề 2: Chỉ yêu cầu bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự tình (đó là tâm sự của Hồ Xuân Hương). Với yêu cầu này, người viết cần cụ thể hóa được “nội dung tâm sự” của Hồ Xuân Hương trong bài thơ thành các luận điểm.

- Đề 3: Nội dung nghị luận còn để mở hơn vì trong đề bài mở chỉ có đối tượng nghị luận (bài thơ Thu điếu). Với đề này, người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Dẫn chứng, tư liệu của bài viết

- Đề 1: Dẫn chứng, tư liệu là những hiểu biết trong cuộc sống.

- Đề 2: Giới hạn và phạm vi tư liệu của bài viết là tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình (bài II).

- Đề 3: Giới hạn và tư liệu của bài viết là các vấn đề thuộc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thu điếu.

1.2. Lập dàn ý

1. Xác lập luận điểm.

2. Xác lập luận cứ.

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.

1.3. Luyện tập

(trang 24 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài

Đề 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

1. Phân tích đề

- Đề bài thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Phạm vi dẫn chứng: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh

+ Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài.

b. Thân bài

- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa:

+ Quang cảnh nơi phủ Chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

+ Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh hiện thực này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.

c. Kết bài

- Nhìn lại một cách khái quát.

- Nêu nhận xét.

Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm Bánh trôi nước và Tự tình II.

1. Phân tích đề

- Vấn đề nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình của Hồ Xuân Hương.

- Phạm vi dẫn chứng: những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

- Thao thác nghị luận: phân tích kết hợp bình luận.

2. Lập dàn ý

Các ý cần trình bày:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình được thể hiện mộTự tìnhtự nhiên, linh loạt, hài hòa trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều thuần ngữ Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao...

- Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh cho Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm.

2. Soạn văn lớp 11 bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận mẫu 2

2.1. Phân tích đề

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Vấn đề cần nghị luận:

- Đề 1: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

- Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II.

- Đề 3: Một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Phạm vi, giới hạn của bài viết:

- Đề 1: Dẫn chứng thuộc lĩnh vực đời sống xã hội

- Đề 2: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

- Đề 3: Dẫn chứng chủ yếu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

2.2. Lập dàn ý

1. Xác lập luận điểm

2. Xác lập luận cứ

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ

2.3. Luyện tập (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau:

Đề 1: (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (Trích "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác).

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ cháu Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

Đề 2: (trang 23 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua hai bài thơ Nôm "Bánh trôi nước" và "Tự tình II".

1. Phân tích đề

- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận

- Phạm vi dẫn chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo, thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ.

- Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.

2. Lập dàn ý

a, Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Tự tình” hoặc “Bánh trôi nước” cùng tài năng của Hồ Xuân Hương

b, Thân bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua

- Sử dụng thơ Nôm một cách nhuần nhuyễn

- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:

+ Bánh trôi nước: Trầu hôi, quệt, vôi, xanh, lá, vôi, của, ...

+ Tự tình II: Trống canh, dồn, trơ, xế, xiên, đâm toạc, hòn...

- Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu: “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám – Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

- Sử dụng câu so sánh: Xanh như lá, bạc như vôi”

c, Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ đó

3. Một số dàn ý bài văn nghị luận

Dàn ý phân tích bài thơ Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2.

2. Thân bài

a. 2 câu đầu

Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.

Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.

Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.

“Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.

b. 2 câu tiếp

“say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.

→ Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

c. 2 câu tiếp

Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.

“rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.

→ Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.

d. 2 câu cuối

“Ngán” tâm trạng chán chường.

“xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.

→ Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Dàn ý Phân tích vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác

1. Mở bài

Giới thiệu những nét tiêu biểu nhất về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Thân bài

Lê Hữu Trác là con người coi thường danh lợi: Khi đứng trước khung cảnh xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa: gián tiếp phê phán cuộc sống sa hoa nhưng thiếu sinh khí trong phủ chúa thông qua sự miêu tả tỉ mỉ sự sa hoa giàu sang bằng giọng điệu mỉa mai

Lê Hữu Trác là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ: Ông chữa bệnh cho thế tử tận tình bằng tài năng của mình, thẳng thắn đưa ra những cách chữa bệnh hợp lý.

Lê Hữu Trác là con người có cốt cách thanh cao: Luôn coi việc nối tiếp lòng trung thành của cha ông mình làm tôn chỉ để hành động đúng đắn; xem thường danh lợi, yêu thích tự do, mong muốn được sống thanh đạm nơi quê mùa.

⇒ Sự coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác, mong muốn sống cuộc đời tự do, chữa bệnh cứu người của ông cho thấy một cốt cách thanh cao của một danh y.

3. Kết bài

Khẳng định lại những nét đẹp tâm hồn và nhân cách của tác giả Lê Hữu Trác.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu soạn văn lớp 11, Đề thi học kì 2 lớp 11, các tài liệu môn Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.