So sánh việt nam và hàn quốc

So sánh văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam

13 Tháng Bảy, 2020

Có một xu hướng hiện nay mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy đó chính là người Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng nhiều. Nền văn hóa Hàn Quốc là một nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú, đây cũng là một nền văn hóa độc đáo kích thích sự tò mò và khám phá của những du khách nước ngoài. Chúng ta hãy cùng nhau đi so sánh văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam để thấy những điểm khác biệt trong những nét văn hóa tương đồng giữa hai quốc gia.

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian tới. Ảnh: Quochoi.vn

- Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Xin Chủ tịch cho biết đánh giá tổng thể về quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua và phương hướng phát triển thời gian tới? Những lĩnh vực nào sẽ được hai nước tập trung ưu tiên thúc đẩy hợp tác?

- Tôi luôn có tình cảm yêu mến dành cho đất nước và con người Hàn Quốc. Lần gần đây nhất tôi tới thăm đất nước Hàn Quốc tươi đẹp, mến khách là vào năm 2019 trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ. Khi đó, tôi đã cùng Ngài Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Hong Nam-ki đồng chủ trì Đối thoại kinh tế cấp Phó Thủ tướng Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ nhất. Lần này, tôi rất vui được trở lại thăm Hàn Quốc với tư cách là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Như các bạn biết, Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với tâm thế đó, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Hàn Quốc, nhất là khi mối lương duyên giữa hai nước chúng ta đã bén rễ bền chặt từ xa xưa. Việc Lý Long Tường đến năm 80 tuổi vẫn cùng tôn thất nhà Lý và nhân dân Cao Ly đánh bại 2 lần cuộc xâm lăng của quân Nguyên Mông là những chứng tích lịch sử rõ nét về mối quan hệ gắn bó của hai dân tộc chúng ta.

Có thể nói, sau gần 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc đã có những bước phát triển nhanh hiếm thấy nếu so sánh với quan hệ song phương giữa các nước trên thế giới, nhất là kể từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc” năm 2009. Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực, Việt Nam là đối tác trọng tâm của Hàn Quốc trong Chính sách hướng Nam mới tăng cường.

Về chính trị, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát huy hiệu quả, thực chất; tin cậy chính trị không ngừng được củng cố thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp, giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước bằng nhiều hình thức linh hoạt, kể cả trong thời kỳ dịch Covid-19, gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug tháng 11-2020 và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế. Đặc biệt, hai bên đang phối hợp chuẩn bị cho hai sự kiện quan trọng là thực hiện các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc và thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược hiện nay lên một tầm cao mới.

Hợp tác kinh tế luôn là điểm sáng và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước từ trước tới nay. Hai bên đã thiết lập và tham gia nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc [VKFTA] có hiệu lực từ tháng 12-2015 đã tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với hơn 9.100 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 72,3 tỷ USD, là đối tác lớn thứ hai về thương mại với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 65 tỷ USD; là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức [ODA] song phương lớn thứ hai của Việt Nam, riêng giai đoạn 2016-2020 đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD. Hai nước cũng đang tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP] và Hàn Quốc cũng đang xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] mà Việt Nam đã tham gia.

Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân diễn ra sôi động, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở vững chắc thúc đẩy hợp tác hai nước phát triển ngày càng sâu rộng. “Làn sóng Hàn Quốc” với các chương trình văn hóa, nghệ thuật, phim ảnh, ẩm thực... ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam và văn hóa, ẩm thực Việt Nam ngày càng được biết đến và ưa thích tại Hàn Quốc. Với nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các du khách Hàn Quốc với hơn 4,3 triệu lượt khách đến Việt Nam và có khoảng hơn 500 nghìn lượt người Việt Nam đến Hàn Quốc trong năm 2019; mỗi tháng có khoảng 2.000 chuyến bay kết nối giữa các địa phương hai nước. Nếu không có dịch bệnh Covid-19, có thể Việt Nam đã đón hơn 6 triệu khách du lịch Hàn Quốc ghé thăm trong năm 2020. Hơn 200 nghìn kiều dân mỗi nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia, trong đó hơn 65 nghìn gia đình đa văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc đang là cầu nối hữu nghị, gắn kết chặt chẽ quan hệ giao lưu nhân dân.

Thời gian gần đây, dù đại dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục duy trì được đà phát triển. Chính trong thời điểm khó khăn, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, tinh thần Đối tác hợp tác chiến lược ngày càng được thể hiện rõ. Đặc biệt, Hàn Quốc là một trong những nước đầu tiên hỗ trợ Việt Nam phòng dịch Covid-19, trong đó có nhiều trang thiết bị y tế và vắc xin. Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hàng chục nghìn lượt chuyên gia, nhà quản lý Hàn Quốc nhập cảnh, bảo đảm duy trì hoạt động kinh tế tại Việt Nam, tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam. Hai bên hiện đang nỗ lực biến đại dịch Covid-19 thành cơ hội để hợp tác trên các lĩnh vực mới, nhất là hợp tác về y tế, kỹ thuật số…

Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở thời điểm tốt đẹp nhất từ trước đến nay trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022. Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của tôi sẽ góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hợp tác giữa hai nước. Tôi tin tưởng rằng trên cơ sở nền tảng vững chắc và những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước trong gần 30 năm qua, cùng với sự gần gũi về địa lý, tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng chung lợi ích bổ trợ lẫn nhau trong hợp tác phát triển và chính sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, sự cố gắng hết sức của nhân dân và doanh nghiệp hai nước, quan hệ hợp tác hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

- Xin Chủ tịch cho biết, thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động thế nào đến quan hệ hai nước? Quốc hội Việt Nam đã có biện pháp gì để hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng đầu tư tại Việt Nam? Theo Chủ tịch, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP] sẽ giúp ích như thế nào cho quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc?

- Tôi cho rằng Covid-19 chính là một phép thử và đó là phép thử mang tầm cỡ toàn cầu, không chỉ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn đối với tài lãnh đạo cũng như khả năng ứng phó khủng hoảng của mỗi quốc gia. Tôi tâm đắc với câu nói của nhà sử học Israel Yuval Noah Harari: “Cơn bão đại dịch rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn hiện tại sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai!”. Bởi lẽ điều quan trọng không phải là dịch bệnh trầm trọng tới mức nào mà là việc chúng ta cùng nhau xử lý vấn đề ra sao.

Không thể phủ nhận rằng kể từ khi bùng phát, đại dịch Covid-19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với cộng đồng quốc tế và khu vực, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc. Nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc bị hoãn/hủy; hợp tác kinh tế, giao lưu nhân dân hai nước và các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục được duy trì, nhất là các hoạt động giao lưu cấp cao và các cấp với nhiều hình thức linh hoạt như trực tiếp, trực tuyến, phù hợp với bối cảnh tình hình mới.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc giải quyết các khó khăn, thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài nói chung và của doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, trong đó có Quốc hội. Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các chuyên gia và nhà quản lý các nước, trong đó có Hàn Quốc duy trì các hoạt động kinh tế tại Việt Nam như ưu tiên tiêm chủng cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp và nhà máy của Hàn Quốc, đảm bảo vấn đề phòng dịch, tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hàn Quốc, hỗ trợ về thuế, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc hay khó khăn phát sinh. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng trực tiếp tham gia hỗ trợ. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các buổi tọa đàm trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc.

Thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều công cụ, đặc biệt là công cụ về tài chính như giãn, hoãn, miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.... Về dài hạn, trên cơ sở thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, Quốc hội Việt Nam nói riêng và Nhà nước Việt Nam nói chung sẽ rà soát hệ thống luật pháp, bổ sung, sửa đổi nếu cần thiết để phù hợp với thực tiễn, hướng tới việc tạo khung pháp lý để hỗ trợ bảo đảm được những trụ cột cho tăng trưởng, như vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ thông minh gắn với kinh tế số. Như vậy, giải pháp ngắn hạn phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng.

Bên cạnh các cơ chế hợp tác song phương, trong khuôn khổ Hiệp định RCEP, Việt Nam và Hàn Quốc là 2 đối tác quan trọng và đã sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn để Hiệp định đi vào thực thi từ đầu năm 2022. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, tiếp tục củng cố vị thế là các đối tác thương mại, đầu tư hàng đầu của nhau cũng như phát triển sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Với các ưu đãi thuế quan [trong đó có việc loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đến năm 2040], hài hòa hóa các cam kết, tiêu chuẩn và giảm bớt thủ tục xuất khẩu, Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh. Chúng tôi cũng hy vọng thông qua RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng cường xuất khẩu sang Hàn Quốc, qua đó góp phần nhập siêu, đồng thời khuyến khích các nguồn đầu tư chất lượng cao từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

- Việt Nam là điểm đến du lịch yêu thích của người Hàn Quốc trước khi dịch Covid-19 diễn ra, theo Chủ tịch khi nào thì người Hàn Quốc lại có thể đi du lịch tại Việt Nam như trước đây?

- Trong những năm qua, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách du lịch lớn thứ hai của Việt Nam, đạt hơn 4,3 triệu lượt khách trong năm 2019. Đây là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác du lịch giữa hai nước. Một số điểm du lịch của Việt Nam rất phổ biến được khách Hàn Quốc yêu thích như Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang.

Năm 2021 - một năm đầy khó khăn của ngành du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành điểm đến hàng đầu châu Á 2021 và đạt được danh hiệu Điểm đến bền vững hàng đầu châu Á của Tổ chức Du lịch thế giới [World Travel Awards]. Tôi cho rằng, việc giành giải thưởng World Travel Awards - giải thưởng được coi là Oscar trong ngành du lịch năm nay sẽ là cú hích và động lực rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh khi du lịch toàn cầu mở cửa trở lại, du khách quốc tế, đặc biệt là khách du lịch Hàn Quốc sẽ lựa chọn những điểm đến tại Việt Nam.

Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai chương trình thí điểm, đồng thời chuẩn bị các điều kiện thuận lợi và an toàn nhất để mở cửa rộng rãi, đón khách quốc tế vào thời điểm phù hợp. Đặc biệt vào tháng 11-2021, Việt Nam thí điểm mở cửa trở lại hoạt động du lịch quốc tế và đã đón hai đoàn khách đầu tiên khởi hành từ Seoul, Hàn Quốc đến Việt Nam. Đây là sự kiện mở đầu cho chương trình thí điểm đón khách có “hộ chiếu vắc xin”, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới. Dự kiến, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ mở lại các chuyến bay quốc tế, trong đó có Seoul, Hàn Quốc và xem xét công nhận lẫn nhau hộ chiếu vắc xin.

- Xin Chủ tịch cho biết một vài cảm tưởng, ấn tượng về đất nước và con người Hàn Quốc?

- Có thể nói, hai nước, hai dân tộc chúng ta đã có mối liên hệ lịch sử, giao lưu từ lâu đời, ít nhất là từ thế kỷ thứ 13, khi các hoàng tử triều Lý của Việt Nam đã sang Hàn Quốc định cư và có nhiều đóng góp vào công cuộc giữ nước của Hàn Quốc. Ngày nay, quan hệ hai nước đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục… Chúng ta đã trở thành đối tác chiến lược và cũng là những người bạn chân thành của nhau.

Khi nói đến Hàn Quốc, tôi vẫn giữ ấn tượng sâu sắc về một đất nước tươi đẹp có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và người dân giàu lòng mến khách. Ngày nay, Hàn Quốc không chỉ là một trong những quốc gia phát triển, “xứ sở Kim chi” đã thành công trong việc quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người và nền văn hóa đặc sắc của mình đến với công chúng quốc tế thông qua phim ảnh, âm nhạc và ẩm thực, tạo nên làn sóng văn hóa Hàn Quốc [Hallyu] đang lan tỏa mạnh mẽ và gây hiệu ứng rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gần đây, các ngôi sao K-pop như BTS, Black Pink, EXO hay bộ phim Trò chơi con mực [Squid Game], Ký sinh trùng [Parasite] đã trở nên nổi tiếng toàn cầu, đưa văn hóa Hàn Quốc đang trở thành “hiện tượng” của văn hóa khu vực và thế giới.

Người dân Việt Nam biết đến và dành nhiều tình cảm cho huấn luyện viên bóng đá Park Hang-seo, người đã mang đến những thành công vang dội cho nền bóng đá Việt Nam. Dấu ấn cá nhân của ông đã góp phần làm cho quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc thêm sinh động, thúc đẩy giao lưu nhân dân bền chặt giữa hai nước.

Tôi tin tưởng rằng, với những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và đạt nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu, lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát huy hiệu quả, thực chất Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Seoul, bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Chủ …

Tin liên quan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ

Sáng 12-12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường …

Tin liên quan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Hàn Quốc và Đại sứ Ấn Độ

Chiều 29-11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Đại sứ Hàn Quốc và Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam.

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Việt Nam - Hàn Quốc Hàn Quốc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

5 khác biệt văn hoá giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Hàn Quốc là một trong những đất nước được giới trẻ Châu Á rất yêu thích, không chỉ nền công nghiệp giải trí khá phát triển mà còn bởi cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp trong văn hoá, con người nơi đây. Vậy bạn có biết giữa Hàn Quốc và Việt Nam có sự khác biệt văn hoá gì không? Cùng Lạc Việt Travel khám phá để có câu trả lời dành cho mình nhé.

1. Khác biệt về tính cách

Nếu người Việt Nam có xu hướng thích sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng và mang đậm sự ôn hoà thì người Hàn Quốc lại thường khá nóng tính. Họ không giỏi kiềm chế cảm xúc của mình, thường hay nóng giận thất thường. Nếu có vui buồn gì bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết vì đã được thể hiện một cách rõ nét ra bên ngoài.

Người Hàn Quốc không giỏi kiềm chế cảm xúc của mình, thường hay nóng giận thất thường

2. Các phương tiện thường sử dụng để di chuyển

Hàn Quốc, phường tiện di chuyển chính được nhiều người lựa chọn sử dụng là xe buýt và tàu điện ngầm thì ở Việt Nam xe buýt, taxi và xe ôm lại chính là cách mà mọi người thường xuyên lựa chọn. Một số phương tiện khác mà người Hàn Quốc thường sử dụng đó chính là xe ô tô nhưng ở Việt Nam, xe máy vẫn được lựa chọn nhiều hơn.

Ở Hàn Quốc, phường tiện di chuyển chính được nhiều người lựa chọn sử dụng là xe buýt và tàu điện ngầm

Xem thêm: 5 bí quyết bỏ túi cho chuyến du lịch Hàn Quốc giá rẻ bất ngờ

3. Trang phục và phong cách ăn mặc

Có lẽ Hanbok – trang phục truyền thống của người dân Hàn Quốc bạn đã bắt gặp khá nhiều trong các bộ phim hoặc trong những dịp giao lưu văn hoá Việt Hàn rồi. Người dân Hàn Quốc thường lựa chọn loại trang phục này cho những ngày lễ tết, đám cưới.

Hanbok – trang phục truyền thống của người dân Hàn Quốc

Còn trang phục truyền thống của Việt Nam chắc chẳng ai xa lạ gì. Áo dài không chỉ được sử dụng trong dịp lễ tết mà còn trong những dịp quan trọng như đám cưới, đám hỏi… Bên cạnh đó nữ sinh Việt Nam còn mặc trang phục này trong trường học, những dịp khai giảng hoặc các ngày đầu tuần. Một số trường còn yêu cầu học sinh mặc full tuần.

Nhìn chung thì cả nam và nữ Hàn Quốc đều khá coi trọng việc ăn mặc trong khi người Việt có xu hướng tuềnh toàng hơn. Họ thích xu hướng giản dị nhưng đủ thoải mái.

4. Rác thải và vệ sinh môi trường

Sự khác biệt văn hoá mà bạn dễ thấy nhất trong lối sống của Hàn Quốc và Việt Nam đó chính là vấn đề vệ sinh môi trường và rác thải. Bạn có biết nếu sống tại bất kỳ thành phố nào của Hàn Quốc mà không sử dụng đúng loại túi rác tiêu chuẩn được dán tem kiểm định có thể bị phạt không? Mỗi thành phố đều có một nhãn dán túi rác riêng và bạn chỉ có thể sử dụng trong phạm vi khu vực đó thôi.

Môi trường Hàn Quốc rất trong lành và sạch sẽ

Nếu bạn đổ rác bừa bãi tại Hàn Quốc có thể được xếp vào một hành vi vi phạm pháp luật đó. Một số khu vực đặc biệt như công viên, các địa điểm công cộng, nếu bạn vứt đầu mẩu thuốc lá thì có thể bị xử phạt hành chính đấy

Trong khi ý thức phân loại rác tại Việt Nam chưa cao. Mọi người thường bỏ rác trong túi bóng hoặc những bao đựng khó phân huỷ. Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cũng chưa cao. Mặc dù có một số địa điểm cấm vứt rác, hay cấm hút thuốc nhưng mọi người vẫn rất hay vi phạm.

Xem thêm: 5 lý do khiến bạn chỉ muốn bay ngay đến Du lịch Hàn Quốc mùa thu

5. Bữa ăn và văn hóa ăn uống

Món ăn Hàn Quốc rất đa dạng, bạn sẽ thấy trong mỗi bữa ăn tại Hàn Quốc đều có rất nhiều món ăn và thường thiên về các món cay. Mặc dù cách chế biến không quá cầu kỳ và thường thiên về hải sản nhưng cũng tốn khá nhiều thời gian của người nội trợ.

Cơm là thức ăn chính trong bữa ăn, mọi người thường để bát cơm trên bạn rồi dùng thìa và đũa để thưởng thức. Người dân Hàn Quốc thường sẽ không bỏ thức ăn thừa đi mà để các bữa tiếp theo sẽ ăn tiếp.

Một bữa ăn tại Hàn Quốc có vô số món ăn

Trong các bữa ăn của người Việt Nam thường sẽ dùng đũa để gắp thức ăn. Đồ thừa trong các bữa ăn thường bỏ đi và ít khi để lại vì họ thường tính đủ lượng thức ăn trong ngày. Thức ăn chính trong mỗi bữa ăn cũng là cơm, còn các món ăn khác sẽ ướp rất nhiều loại gia vị và chế biến khá phức tạp.

Hy vọng qua các thông tin được Lạc Việt Travel tổng hợp ở bài viết trên đây, bạn đã có những cái nhìn rõ nét hơn về những khác biệt văn hoá giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá nét đẹp văn hoá của các quốc gia trên thế giới nhé.

So sánh dân quyền Việt Nam và Hàn Quốc

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye bị đưa đến nhà tù phía nam Seoul

Ý kiến nói vụ bà Park Geun Hye cho thấy quy định pháp luật Hàn Quốc có tính nhân bản, trong lúc ở Việt Nam, những bất cập trong việc giam giữ chưa được giải quyết.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun Hye mới bị Tòa án ra lệnh bắt giam để phục vụ điều tra. Báo chí Việt Nam đưa tin rộng rãi về sự kiện này.

Là một luật sư hình sự hành nghề tại Việt Nam khi theo dõi thông tin về sự việc, tôi thấy được nhiều vấn đề pháp lý quan trọng.

Theo nội dung các bài báo trên các báo như Tuổi Trẻ, Người Lao động, VnExpress, VietnamNet… đều có thông tin bà Park được gặp người thân mỗi ngày một lần và được gặp luật sư không giới hạn thời gian làm việc.

Quảng cáo

Dân biểu Mỹ lo ngại về nhân quyền Việt Nam

Cựu tổng thống Park bị bắt

Hàn Đức Long về nhà sau bốn lần tuyên án tử

Bản thân tôi rất cảm kích trước quy định pháp lý tiến bộ, tôn trọng quyền của người bị giam giữ như vậy, cho thấy pháp luật của Hàn Quốc rất nhân văn và đề cao bảo vệ nhân quyền.

Sự việc này cung cấp một thông tin tham chiếu rất tốt về một vấn đề vốn gây bức xúc trong nền tư pháp hình sự lâu nay, đó là vấn đề người bị giam giữ gặp người thân và luật sư.

Chúng ta biết rằng việc bắt giam giữ để phục vụ điều tra luôn khiến người ta bị khủng hoảng tinh thần thể xác. Ngoài những nỗi lo sợ vì bị giam giữ và viễn cảnh tù tội, người bị giam giữ đặc biệt bị khủng hoảng do hụt hẫng thay đổi môi trường sống và các mối quan hệ thân thuộc.

Người bị giam giữ theo đó luôn có mong mỏi được gặp mặt người thân và luật sư, đó là một điều tất yếu đương nhiên xét về góc độ tình cảm lý trí con người. Và mọi hệ thống pháp luật nếu không quá tàn bạo thì đều phải có quy định đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó.

Luật pháp Hàn Quốc thông qua vụ việc bà Park Geun Hye đã cho thế giới thấy quy định pháp luật có tính văn minh nhân bản.

Còn ở Việt Nam từ lâu nay người bị giam giữ có quyền nhưng luôn bị gặp khó khăn trong việc gặp gỡ người thân và luật sư.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề