So sánh Việt Nam và Campuchia

Hàng không Việt Nam:

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, nếu so với các nước trong khu vực, số lượng hãng hàng không của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn.

Đừng so với Lào và Campuchia làm gì, hãy nhìn sang các nước trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Những con số “biết nói”

Giai đoạn từ năm 2014 - 2018, thị trường vận tải hàng không Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách, 13,2% hàng hoá.

Năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam đón nhận thêm hãng hàng không mới Bamboo Airway. Tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8 về hành khách và 3% về hànghóa so với năm 2018. Tổng vận chuyển hành khách đạt 78,3 triệu khách và vận chuyển hàng hóa đạt hơn 1,25 triệu tấn.

Đội tàu bay năm 2019 cũng đạt trên 250 tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, trong đó, Vietnam Airlines đã đón tàu bay thứ 100, Vietjet đã có trên 80 tàu, Bamboo Airways dù mới khai thác được 1 năm những cũng đã có 14 tàu bay, dự kiến sẽ lên 22 tàu ngay trong năm 2020.

Số lượng hãng hàng không Việt Nam vẫn còn "khiêm tốn" so với các nước trong khu vực

Dự báo, năm 2020, tổng thị trường đạt 86,8 triệu khách, tăng 10,8% so với năm 2019; đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 11% so với năm 2019.

Thị trường hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số trong 5 - 10 năm tới, đặc biệt sẽ bùng nổ mạnh mẽ khi sân bay Long Thành đi vào khai thác.

Nói về vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển thị trường và sự ra đời của nhiều hãng hàng không mới trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Hàng không khẳng định quản lý nhà nước chắc chắn sẽ phải chặt chẽ nhưng mục tiêu vẫn là thúc đẩy chứ không phải kìm hãm sự phát triển.

“Nếu so với các nước trong khu vực, số lượng hãng hàng không của mình vẫn rất khiêm tốn. Đừng so với Lào và Campuchia làm gì, hãy nhìn sang các nước trong khu vực. Thái Lan hiện có 16 hãng, Singapore [1 thành phố, 1 sân bay] 6 hãng, Malaysia 10 hãng, Indonesia 20 hãng, Philippines 12 hãng, Nhật Bản 23 hãng, Hàn Quốc 12 hãng” - lãnh đạo Cục Hàng không dẫn chứng.

Dự báo sự tăng trưởng đột biến!

Thị trường hàng không Việt Nam đã có cả chục năm tăng trưởng mạnh mẽ. Sau khi Luật Hàng không dân sửa đổi được ban hành, từ năm 2007 - 2018, thị trường hàng không tăng 4 lần. Tốc độ tăng trưởng này được đánh giá là nhanh nhất trên thế giới. 

Theo lãnh đạo Cục này, tốc độ tăng trưởng của hàng không phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng GDP. Nếu GDP tăng 1 thì tăng trưởng hàng không từ 2 - 2,5 lần, điều này có nghĩa là nếu GDP còn tăng trưởng 6 - 7% thì hàng không chắc chắn sẽ tăng trưởng trên 2 con số. 

Về mặt dân số, tại một số thị trường phát triển trên thế giới, tổng thị trường vận tải hàng không của họ thường gấp 2 - 3 lần dân số. Như Mỹ có 300 triệu dân, thị trường hàng không của Mỹ hiện là hơn 1 tỷ hành khách.

Tại Việt Nam, dân số đang là gần 100 triệu. Nếu tính ở mức độ trung bình, chỉ gấp 2 lần dân số, thì thị trường cũng phải là 200 triệu khách/năm. Trong khi đó, hiện tại thị trường của ta mới đạt 80 triệu khách năm, điều này có nghĩa là dư địa còn cực kỳ lớn.

“Hàng không Việt Nam hiện đang phải kìm nén năng lực khai thác, kìm nén nhu cầu khai thác. Đặc biệt, tại Tân Sơn Nhất, dù nhu cầu là rất lớn việc tăng trưởng sản lượng hành khách thông qua gần như không thể do vấn đề hạ tầng” - lãnh đạo Cục Hàng không nói và cho biết trong 5 năm tới, sau khi nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất đi vào khai thác và Cảng Hàng không quốc tế Long Thành ra đời thì chắc chắn sẽ tạo sự tăng trưởng đột biến.

[Theo Dân trí]

Theo Ngân hàng Thế giới, GNI của Việt Nam thuộc nhóm trung bình thấp, chỉ cao hơn Timor Leste, Campuchia và Myanmar. Tăng trưởng GDP được dự báo 6,8% vào năm sau.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới [WB], các nền kinh tế có mức thu nhập quốc dân [GNI] thấp được xác định từ 1.035 USD trở xuống. Mức 1.036-4.045 USD là nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, 4.046-12.535 USD là các nền kinh tế có thu nhập trung bình cao.

Trong khi đó, nền kinh tế có thu nhập cao là những nền kinh tế có GNI bình quân đầu người từ mức 12.536 USD trở lên.

Cụ thể, đối với năm tài khóa 2021, WB nhận định Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp, với mức GNI bình quân đầu người đạt 2.540 USD. Trong khi đó, WB cũng dự báo triển vọng tăng trưởng GDP hàng năm trong năm tới cho Việt Nam ở mức 6,8%.

Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp.

Xét về nhân khẩu học, Việt Nam hiện nằm trong nhóm các nền kinh tế đang trong giai đoạn cuối của cơ cấu “dân số vàng”. Trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc thì đã nằm trong giai đoạn “hậu dân số vàng”, tức cơ cấu nhân khẩu già nhanh.

Trong khu vực Đông Nam Á, GNI bình quân đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn các quốc gia khác như Timor Leste, Campuchia và Myanmar. Philippines và Lào cũng nằm trong nhóm nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp, nhưng có GNI cao hơn Việt Nam, lần lượt ở mức 3.850 USD và 2.570 USD.

Điểm sáng trong khu vực ASEAN nằm ở Indonesia khi nước này cùng với Thái Lan, Malaysia góp mặt vào nhóm nền kinh tế có mức thu nhập trung bình cao. Dữ liệu mới nhất cho thấy GNI bình quân đầu người của Indonesia đạt ngưỡng 4.050 USD vào năm 2019, tăng từ mức 3.840 USD trong năm 2018.

Chỉ có hai quốc gia là Singapore và Brunei nằm trong nhóm có thu nhập cao ở Đông Nam Á với GNI lần lượt là 59.590 USD và 32.230 USD.

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam ông Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi họp Thường vụ Quốc hội hôm 11/1 rằng trong khu vực Việt Nam chỉ còn hơn Lào và Campuchia.

Mặc dù phát biểu của ông Dũng không nói chính xác đến lĩnh vực nào nhưng bộ phận đông dư luận bày tỏ sự không bằng lòng với nhận định trên.

Nguyên văn câu nói của ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng như sau:

“Năm 2017, chúng ta mới đạt thu nhập bình quân là 2.385 USD, trong khi Trung Quốc đã là 8.000 USD và mục tiêu đến năm 2020 sẽ là 10.000 USD.

Đó là Trung Quốc chứ chưa kể đến Singapore, Malaysia... Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Campuchia. Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có 170 USD như năm 2017, không biết bao giờ VN mới đuổi kịp các nước."

Nhận định về sự so sánh này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng mặc dù không rõ ông Dũng muốn so sánh lĩnh vực gì để thấy Việt Nam hơn Lào và Campuchia, nhưng ông cho rằng đây là một sư so sánh không thực tế:

"Câu đó nó vô thưởng vô phạt và ở Việt Nam 3 năm nay người ta bắt đầu có xu thế vác Việt Nam ra so sánh với Lào và Campuchia vì cảm thấy mình đuối sức hay tụt hậu gì đó.

Vấn đề là không phải chuyện đi so sánh với Lào hay Campuchia bởi vì điều đó rất vô duyên. Ngay cả so sánh Việt Nam với Singapore cũng là vô duyên. Bởi vì mỗi một nền kinh tế đều có các yếu tố rất khác nhau kể cả về nguồn lực, các yếu tố về năng lực cạnh tranh, các yêu tố năng suất.  Tóm lại, những ngôn ngữ đó nếu nói cho vui thì được còn nếu với tư cách là một chuyên gia hay một người am hiểu về kinh tế khi đưa ra so sánh đó người ta phải có bằng chứng thiết thực."

"Nếu nước bạn Lào và Campuchia mà có hơn 2.000km bờ biển như nước ta thì sẽ hơn những gì nước ta đang có nhiều. Vậy thực ra ta còn kém 2 nước bạn."
- Trương Khắc Tình - người dân

Một số ý kiến trên mạng suy đoán có thể ông Dũng đang so sánh thu nhập bình quân của Việt Nam với Lào và Campuchia. Tuy nhiên chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng giả sử đây là so sánh về thu nhập bình quân thì vẫn khập khiễng bởi vì một nền kinh tế cần được nhìn nhận từ nhiều mặt chứ không chỉ là một con số tương đối:

"Nếu bây giờ chỉ căn cứ vào một con số ví dụ như quy mô GDP trên đầu người thì nó cũng chỉ là một con số tương đối thôi. Chưa kể bây giờ GDP đó lại tính trên danh nghĩa chứ không phải tính trên so sánh sức mua chẳng hạn."

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức trong bộ máy Nhà nước mang Việt Nam ra để so với hai nước Lào và Campuchia. Cách đây 3 năm về trước, cũng chính ông Nguyễn Chí Dũng lúc đó còn là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã nói rằng chỉ 3 đến 5 năm tới thu nhập người Việt sẽ bị Lào, Campuchia, Myanmar vượt qua.

Ông Vũ Đình Ánh cho rằng nếu Việt Nam muốn so sánh cũng không nên so với Lào và Campuchia:

"Ở một vài khía cạnh nào đó thì có thể họ có điểm sáng nào đó, nhưng nếu xét về mặt sức mạnh kinh tế, kể cả sức mạnh hiện tại cũng như tiềm năng phát triển thì Việt Nam nếu có so sánh trong khu vực thì phải so với Thái Lan hay Malaysia hay Indonesia. Chứ chẳng ai đi so sánh với Lào, Campuchia hay kể cả với Myanmar."

Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hiệp Quốc, lại cho rằng người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư muốn nhắm đến năng suất lao động giữa Việt Nam, Lào và Campuchia:

"Đó là nhận định về năng suất lao động của Việt Nam mà Tổng Cục Thống kê đưa ra. Tuy nhiên nhiều chuyên gia không đồng ý với cách tính năng suất lao động là lấy GDP chia cho dân số như vậy tức là thiếu căn cứ khoa học rõ ràng. Người ta chỉ có thể nói về năng suất lao động ở tầm doanh nghiệp hoặc ở tầm từng ngành một. Chứ bây giờ nói về năng suất lao động Việt Nam với tỷ lệ nông nghiệp như vậy thì tôi nghĩ điều đó sẽ còn gây tranh cãi."

Ngân hàng Thế giới World Bank vừa rồi cho biết là năng suất lao động của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007-2016 tăng bình quân 4,2%/ năm. Con số này cao hơn Campuchia là 4,1% nhưng thấp hơn Lào với 5,3%/năm.

Trong một vài lần nói chuyện với RFA trước đây, một số chuyên gia cũng nói rằng Việt Nam đang có dấu hiệu thua Lào và Campuchia, đặc biệt trong hai lĩnh vực kinh tế và giáo dục.  Lúc bấy giờ Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi:

“Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia và của Lào cao hơn Việt Nam những năm gần đây. Campuchia tăng trưởng khoảng 7 – 8%. Trong khi đó Việt Nam năm ngoái chỉ tăng 6,21%, quí 1 năm nay tăng 5%.

Cái thứ hai, số doanh nghiệp tư nhân của Campuchia thì cũng cao hơn Việt Nam.

Campuchia cũng ít, hay hầu như không có những doanh nghiệp nhà nước lớn như Việt Nam kinh doanh vào những lĩnh vực có tính chất thương mại.

Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.”

"Việt Nam 3 năm nay người ta bắt đầu có xu thế vác Việt Nam ra so sánh với Lào và Campuchia vì cảm thấy mình đuối sức hay tụt hậu gì đó."- Chuyên gia Kinh tế VŨ Đình Ánh

Trên trang web của RFA, nhiều người dân tỏ ý không bằng lòng với phát ngôn của ông Nguyễn Chí Dũng vì họ cho rằng Việt Nam thực chất đã thua Lào và Campuchia. Một người có nick John Doe gửi từ Hà Nội, nói như sau:

"Bây giờ mà nói hơn Campuchia là thiếu thông tin rồi đó. Campuchia đã bỏ thu phí đường bộ rồi. Campuchia đã đa đảng rồi. Lúa gạo Campuchia ngon hơn lúa gạo Việt Nam. Không tin về An giang coi dân ở đó mua gạo của nước nào để ăn. Tội nghiệp quá dân tộc Việt Nam!"

Một người khác có tên Đỗ Bù phản đối nhận định của ông Dũng:

"Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói rằng Việt Nam chỉ còn hơn Lào và Campuchia ,mà hơn về cái gì? Việt Nam chắc chắn là không làm nổi con ốc vít mà nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu. Ở xứ Lào để xe đi vào chợ đi ra không mất còn ở Việt Nam dựng xe vào nhà trong tích tắc trở ra mất tiêu.Dân Việt Nam du lịch qua Campuchia mua đồ cắt móng tay chân đem về xài vì Việt Nam toàn đồ dởm .Vậy nói hơn là hơn về cái gì? Chắc nói hơn ở chỗ Việt Nam ăn cắp, giựt dọc nhiều hơn Lào và Campuchia chắc?"

Một bạn có tên Trần Hoàng khẳng định nếu muốn so sánh thì Campuchia đã vượt mặt Việt Nam:

"Bên họ không còn BOT, dân đi đường không còn đóng phí như vậy là hàng hóa của họ sẽ rẻ hơn.

Còn chúng ta xây cả đống BOT, thậm chí luật quy định BOT cách nhau 70km thì vẫn có những BOT cách nhau 50km, hàng hóa chúng ta sẽ đắt hơn không thể cạnh tranh với họ được!"

Một người khác có tên Trương Khắc Tình đưa ra một bình luận được hàng trăm người “thích”:

"Nếu nước bạn Lào và Campuchia mà có hơn 2.000km bờ biển như nước ta thì sẽ hơn những gì nước ta đang có nhiều. Vậy thực ra ta còn kém 2 nước bạn."

Cũng giống với ý kiến của một bộ phận dư luận mà chúng tôi vừa trích dân, rất  nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra những bài phân tích lý do vì sao Việt nam đang thua Lào và Campuchia. Thậm chí, trong một bài đăng tải trên báo Một Thế giới viết rằng: “Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng dài ra.”

Tuy nhiên hai nhân vật chúng tôi có dịp tiếp xúc nói rằng không nên có sự so sánh khập khiễng giữa các nước với nhau vì mỗi quốc gia đều có thế mạnh và điểm yếu riêng mà không thể đánh giá qua một phép toán.

Video liên quan

Chủ Đề