So sánh quá trình xử lý hiếu khí và kị khí

Xử lí nước thải là giai đoạn tốn nhiều công sức và trí tuệ, phải áp dụng những biện pháp phù hợp để xử lí nước hiệu quả.

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng của trái đất, sự sống bắt nguồn từ nước. Vì vậy, hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước và các phương pháp xử lý nước đang nhận được sự quan tâm rất lớn.


Đầu tiên, chúng ta nên làm rõ khái niệm và lí do vì sao cần xử lý nước thải. Nước thải đến từ các nhà máy công nghiệp chứa một lượng lớn chất hóa học độc hại cho cả môi trường và con người, có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật dưới nước và cả cơ thể người.

Đó là lí do cho sự cần thiết của việc xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh. Qúa trình xử lý nước thải là phương pháp sử dụng nhiều chất hóa học, vật lý khác nhau để lọc lại các chất gây độc hại, làm sạch nguồn nước, hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường nước. Phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay là xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, trong đó cụ thể là bằng vi sinh vật.


 


Xử lý nước thải
 

> > Xem thêm: Dụng cụ thông tắc đường ống cần thiết

Để loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, sunfit, ammonia hay các chất gây hại nói chung, người ta sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất gây hại, trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật là lấy các chất hữu cơ đó và khoáng chất khác để làm dinh dưỡng cho quá trình phát triển.

Cần phân biệt 2 loại phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, bao gồm:

- Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí

- Phương pháp xử lý nước thải bằng vinh vật kị khí

Phân biệt xử lý nước thải hiếu khí và kị khí

Để hiểu một cách đơn giản, có thể nói rằng phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí chính là hoạt động cung cấp oxi một cách liên tục trong suốt quá trình dùng vi sinh vật để loại bỏ chất độc khỏi nguồn nước. Ngược lại, phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật kị khí là để vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxi.
 


Xử lý nước thải hiếu khí

 

Có một số công nghệ khác nhau để xử lý hiếu khí nước thải, bao gồm:

- Bùn hoạt tính thông thường: chất hữu cơ bị phá vỡ bởi các vi sinh vật hiếu khí trong bể sục khí. Điều này hình thành các khối sinh học [bùn] sau đó được tách ra khỏi nước được xử lý trong bể lắng.

- Lò phản ứng màng sinh học di chuyển [MBBR]: màng sinh học phát triển trên các chất mang nhựa lơ lửng và lưu thông trong bể sục khí. Chúng được giữ lại trong bể bằng sàng

- Membrane bioreactor [MBR] : công nghệ tiên tiến kết hợp quá trình bùn hoạt tính với màng lọc.

Do các sinh vật này cần oxi, hệ thống xử lý nước thải hiếu khí đòi hỏi một số phương tiện cung cấp oxi cho sinh khối bằng cách thêm các ao xử lý nước thải và kết hợp một số loại thiết bị sục khí cơ học vào đưa oxy vào sinh khối.  


 


Quy trình xử lý nước thải hiếu khí

 

> > Xem thêm: Giới thiệu công nghệ xử lý bụi Biofilter

Tùy thuộc vào cấu tạo hóa học của nước thải và các yêu cầu về việc xử lý nước thải, một hệ thống xử lý nước thải sinh học có thể bao gồm một số quy trình khác nhau và nhiều loại vi sinh vật. Họ cũng sẽ yêu cầu các quy trình vận hành cụ thể,thay đổi tùy thuộc vào môi trường cần thiết để giữ tốc độ tăng trưởng sinh khối tối ưu cho các quần thể vi sinh vật cụ thể.

Ngoài oxy hòa tan, các hệ thống sinh học thường cần được cân bằng về lưu lượng, tải trọng, pH, nhiệt độ và chất dinh dưỡng. Cân bằng sự kết hợp của các yếu tố hệ thống là nơi quá trình xử lý sinh học có thể trở nên rất phức tạp.

Lợi ích của hệ thống xử lý nước thải hiếu khí


Xử lý nước thải hiếu khí là một quá trình ổn định, đơn giản và hiệu quả, tạo ra nước thải thứ cấp chất lượng cao. Bùn kết quả là không mùi và có thể được bán dưới dạng phân bón nông nghiệp tuyệt vời.
 


Công nghệ xử lý nước thải

 

Khi kết hợp với xử lý nước thải kị khí, hệ thống xử lý hiếu khí đảm bảo loại bỏ hoàn toàn chất gây ô nhiễm và chất dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là nước thải của bạn có thể được xả một cách an toàn mà không vi phạm các quy định nghiêm ngặt về môi trường, không gây tổn thất, thiệt hại và an toàn pháp luật. Bên cạnh đó, các vấn đề về xử lý nước thải bị nghẹt và không thể thoát ra bên ngoài, bạn cần tìm một công ty uy tín để được giúp đỡ. Công ty thông cống nghẹt Tiến Phát có kinh nghiệm và phong thái hoạt động chuyên nghiệp chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Tags: xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, xử lý nước thải kỵ khí, so sánh quá trình xử lý hiếu khí và kị khí, ưu điểm của xử lý nước thải kị khí, vi sinh vật trong xử lý nước thải, bể kỵ khí, công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám, xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải, công nghệ sinh học xử lý nước thải

Xử Lý Hiếu Khí Hay Kỵ Khí Hiệu Quả Hơn?

Có 2 phương pháp xử lý trong nước thải chính đó là Hiếu khí và kỵ khí. Xử lý hiếu khí là sử dụng các vi sinh oxy hóa chất thải hữu cơ trong môi trường giàu oxy hòa tan. Ngược lại với kỵ khí diễn ra trong môi trường không có oxy. Vậy cách xử lý nào hữu hiệu hơn cho hệ thống của bạn? 

Các đặc điểm của xử lý hiếu khí

Quá trình hiếu khí khử BOD và COD có trong nước được thực hiện bởi các vi khuẩn hiếu khí. Chúng dùng các chất hữu cơ có trong nước thải và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và phân giải thành hợp chất vô cùng đơn giản. Các chất sau cùng có thể làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.

Ưu điểm:  

  • Hiệu suất xử lý trung bình từ 90-95%.

  • Quá trình xử lý chất hữu cơ diễn ra nhanh, trung bình thời gian lưu bể Aerotank từ 8h
  • Xử lý hiệu quả khi COD dưới 2000mg/L 

  • Khả năng loại bỏ các chất béo, dầu mỡ nhanh chóng.
  • Vi khuẩn hiếu khí có thể khử amoniac bằng phương pháp oxy hóa
  • Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp

Nhược điểm

  • Quá trình vi sinh hiếu khí loại bỏ COD tạo ra một lượng lớn bùn đáy  [bùn hoạt tính]. VD Nước thải thực phẩm sẽ có rất nhiều bùn được sinh ra hàng ngày nên cần phải có bể chứa hoặc máy ép bùn để xử lý bùn dư.

  • Tốn chi phí điện cho việc sục khí 24h/24h
  • Không hiệu quả nếu xử lý nước thải có COD hòa tan cao hơn 2000mg/L.

Hệ thống xử lý kỵ khí 

Ở môi trường không có oxy, sinh vật kỵ khí phân giải chất thải thành CH4, CO2, N2, H2… Trong đó, khí metan [CH4] chiếm tới 80-90%. Quá trình kỵ khí được áp dụng xử lý chất thải công nghiệp có hàm lượng BOD, COD cao. Thông thường quá trình kỵ khí tại Việt nam là bể UASB, xử lý với dòng chảy ngược.

Ưu điểm:

  • Vi sinh kỵ khí khi xử lý tạo ra ít bùn hơn

  • Chịu tải COD, BOD, TSS cao. Nhiều hệ thống BOD > 20.000mg/L như nước thải rỉ rác cũng áp dụng quá trình này.
  • Khí metan là nguồn năng lượng cho vi khuẩn và giúp duy trì nhiệt cho quá trình phân hủy kỵ khí
  • Ít tốn chi phí năng lượng [điện]
  • Hệ thống hoạt động ổn định
  • Ít nhạy cảm với kim loại nặng

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp nhất với chất thải chứa COD cao.
  • Quá trình vận hành phức tạp đòi hỏi phải có kỹ thuật vững.

  • Thời gian để nuôi cấy vi sinh thích nghi lâu, trung bình từ 30-45 ngày.

  • Không có khả năng loại bỏ amoni và phosphate

Xem thêm: Xử lý kỵ khí nước thải thủy sản

Video liên quan

Chủ Đề