Mô ta sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời so sánh đồ dài ngày đêm vào ngày 22 6 ở hai bán cầu

I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI

- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam [22/12] lên chí tuyến Bắc [22/6].


- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

II. CÁC MÙA TRONG NĂM

- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.

- Mùa ở bán cầu Bắc:

+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6

+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9

+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12

+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3

- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ

- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.


1. Theo mùa

Xét ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

$ \Longrightarrow$ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

2. Theo vĩ độ

- Ở Xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa Xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực: ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.


Page 2

SureLRN

Câu hỏi [Trang 122 SGK]: Quan sát hình 1 em hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo gợi ý:

- Hình dạng quỹ đạo chuyển động. - Hướng chuyển động. - Thời gian chuyển động hết một vòng. - Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động.

Trả lời:

Qua hình 1. Trái Đất chuyến động quanh Mặt Trời, ta thấy: - Hình dạng quỹ đạo chuyển động: dạng elip. - Hướng chuyển động: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian chuyến động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ - Trong quá trình chuyến động: Trục Trái Đất. luôn nghiêng một góc 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. a. Mùa trên Trái Đất
Câu 1 [Trang 123 SGK]:
Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:
- Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
- Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
Trả lời: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì khi đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhiều, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì khi đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều, nên được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

Câu 2 [Trang 123 SGK]:


Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu.
Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.
Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa gì, nửa cầu Nam là mùa gì. Tại sao?
Trả lời:
- Qua hình 2. Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất, ta có sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai nửa cầu: + Nửa cầu nào hướng về phía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng là mùa nóng. + Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh. + Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm: Vào ngày 22 tháng 6, nửa cầu Bắc là mùa nóng, nửa cầu Nam là mùa lạnh. Vì khi đó nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhiều, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Vào ngày 22 tháng 12 nữa cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng. Vì khi đó nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều, nên được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc nhận được ít ánh sáng và nhiệt.

- Qua hình 3. Sự khác biệt về mùa theo vĩ độ, ta có sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ:

+ Do sự phân bố nhiệt và ánh sáng khác nhau ở các vĩ độ, nên theo vĩ độ hiện tượng mùa cũng có sự khác nhau: Vùng vĩ độ cao [đới lạnh] hầu như quanh năm lạnh [Mùa lạnh rất dài, mùa nóng ngắn chỉ 2-3 tháng]. Vùng vĩ độ trung bình [đới ôn hòa]: một năm có 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vùng vĩ độ thấp [đới nóng] hầu như quanh năm nóng.

b. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa


Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:
Địa điểm/ Thời gian
 
Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
       
Bán cầu Bắc        
Bán cầu Nam        

Trả lời:
Địa điểm/ Thời gian
 
Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12
Mùa So sánh thời gian ngày và đêm Mùa So sánh thời gian ngày và đêm
Bán cầu Bắc Nóng Ngày dài hom đêm Lạnh Ngày ngắn hơn đêm
Bán cầu Nam Lạnh Ngày ngắn hơn đêm Nóng Ngày dài hơn đêm
 

Hướng dẫn trả lời phần luyện tập và vận dụng:

Câu 1 [Trang 124 SGK]:
Hãy trình bày hiện tượng ngày. đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Trả lời: Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất: - Khi Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa khác - Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm, riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm và bằng 12 giờ ở mọi nơi. - Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất và gian ban đêm ngắn nhất trong năm. - Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm, riêng ngày 23-9 thời gian ngày bằng đêm và bằng 12 giờ mọi nơi. - Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm, ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm. - Ngày 22-6, nửa cầu Bắc đang là mùa nóng, có ngày dài hơn đêm. Cùng lúc cầu Nam đang là mùa lạnh đều có ngày ngắn đêm dài. Ngày 22-12 hiện tượng diễn ra ngược lại.

Câu 2 [Trang 124 SGK]:


Nghỉ hè năm nay, bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho An.
Trả lời: Nghỉ hè bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a, cần phải chuẩn bị nhiều áo ấm, vì: - Khi Việt Nam là mùa hè [mùa nóng]: nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng. - Lúc này ở Ô-xtrây-li-a nằm ở nửa cầu Nam, sẽ nhận được ít lượng nhiệt và ánh sáng. Vậy khi đó Ô-xtrây-li-a sẽ là mùa lạnh.

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HUỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Một vòng tự quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết bao nhiêu thời gian? A. 365 ngày 5 giờ. B. 365 ngày 6 giờ. C. 365 ngày 7 giờ. D. 365 ngày 8 giờ.

Câu 2: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình

A. tròn.       B. thoi.        C. cầu.        D. elip gần tròn.

Câu 3: Nửa cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời vào ngày nào sau đây?

A. 22/6 [Hạ chí].   B. 21/3 [Xuân phân]. C. 22/12 [Đông chí].       D. 23/9 [Thu phân].

Câu 4: Vào những ngày nào trong năm mọi địa điếm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm như nhau?

A. Ngày 21 - 3 và ngày 22 - 6.  B. Ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9. C. Ngày 22 - 6 và ngày 23 - 9.   D. Ngày 22 - 6 và ngày 22 - 12.

Câu 5: Ở bán cầu Bắc, sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm vào ngày

A. 21-3 B. 22 -6. C. 22-12. D. 23 - 9.

Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học và hiếu biết của mình, em hãy hoàn thành bản kiến thức sau:

Các yếu tố/ Thời gian
Từ ngày 21-3 đến 23-9
Từ ngày 24-9 đến
20- 3 năm sau
 
Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa
Bắc bán cầu                 
Nam Bán cầu            

Câu 7: Trong khoảng thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì ở nước ta là mùa nào? Trong khoảng thời gian bán cầu Nam ngã về phía Mặt Trời thì [ nước ta là mùa nào?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: B

Câu 6:

Các yếu tố/ Thời gian Từ ngày 21-3 đến 23-9 Từ ngày 24-9 đến
20- 3 năm sau
 
Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa Góc chiếu Lượng nhiệt Mùa
Bắc bán cầu      Lớn Cao Nóng Nhỏ Thấp Lạnh
Nam Bán cầu Nhỏ Thấp Lạnh Lớn Cao Nóng

Video liên quan

Chủ Đề