So sánh f22 và f35

Su-57 so với F-22 và F-35

Tờ báo viết, còn có các phương pháp khác để phát hiện F-22 Raptor và F-35 Lightning II, đó là sử dụng công nghệ tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại [IRST], chẳng hạn như sự hiện diện của những điểm yếu tác chiến trên máy bay tàng hình, ví dụ mang vũ khí ở phía ngoài khoang nội và cận chiến trên không một chọi một với đối thủ có thể so sánh được, cụ thể là tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 của Nga.

Cách cuối cùng để "hạ sát" máy bay tàng hình là chi phí quá cao để tạo ra nó.

Đọc thêm:

Kiễn trúc sư Su-57 nói về thiếu sót của máy bay Mỹ F-22 và F-35

Nhà thầu Lockheed Martin đang âm thầm vận động không quân Mỹ đầu tư vào một biến thể của F-22 Raptor, được tích hợp thêm các hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn vốn thuộc về F-35 và một số thay đổi phù hợp về cấu trúc, theo báo mạng Defense One. Đây là một trong vài sự lựa chọn được nhà thầu quân sự lớn nhất của Mỹ đang chào hàng cho Lầu Năm Góc và đồng minh, trong bối cảnh Lockheed Martin nghiên cứu các phương án có thể nhằm nâng cấp các chiến đấu cơ trước mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc trong thập niên tới, theo những người nắm thông tin trực tiếp về kế hoạch bí mật này.

Trung tướng không quân Mỹ đã về hưu David Deptula, hiện là trưởng khoa của Viện Mitchell về nghiên cứu không gian vũ trụ, tiết lộ: “Nó không phải là F-22, cũng không phải F-35, mà là một tổ hợp từ hai loại máy bay này. Hướng tiếp cận theo kiểu tạo ra “con lai” cho phép trình làng chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp nhanh chóng hơn, thay vì phải giới thiệu thiết kế hoàn toàn mới”. Dòng “con lai” trên được cho là khá giống loại mà Lockheed đang đề xuất cho Nhật Bản, kết hợp hệ thống điện tử hiện đại hơn và “các ưu thế tối tân về lớp phủ tàng hình và những đặc điểm tương tự [của F-35]”, theo chuyên san The National Interest dẫn lời một nguồn thạo tin.

Chiến đấu cơ F-22 Mỹ đón đầu oanh tạc cơ Nga gần Alaska
Phát ngôn viên Lockheed Martin từ chối xác nhận hoặc bác bỏ thông tin trên, nhưng đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng “con lai” được Lầu Năm Góc xem xét. Đề xuất tương tự từng giúp không quân Mỹ sở hữu dòng Super Hornet vô cùng thành công dựa trên thiết kế của F/A-18 Hornet vào cuối thập niên 1990. Nếu ban đầu được chọn vì ít rủi ro, theo thời gian dự án F/A-18E/F Super Hornet đòi hỏi các kỹ sư Mỹ phải động não thiết kế lại gần như hoàn toàn mỗi một bộ phận bên ngoài. Bộ cánh mới cũng gây rắc rối lúc đầu, nhưng sau đó cuộc lột xác đã chứng tỏ thành công, cho phép các tàu sân bay Mỹ sở hữu phi đội tiêm kích đa năng đáng gờm đến ngày nay.

Đề xuất của Lockheed Martin được đưa ra vào thời điểm không quân Mỹ đang tiến hành cuộc tổng đánh giá năng lực nhằm đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh và các mối đe dọa được đề cập trong Chiến lược quốc phòng 2018. Nó cũng khơi lại cuộc tranh luận lâu nay về việc liệu có nên tậu phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, như F-15 và F-16, hoặc đầu tư vào thế hệ sau, được trang bị các hệ thống hiệu quả hơn nhưng gây khó khăn trong hoạt động bảo trì? Hồi tháng 7, Defense One đưa tin Boeing đang âm thầm chào bán phiên bản mới của F-15 Eagle, gọi là F-15X, được thiết kế để tăng tải trọng bom và mang thêm nhiều tên lửa, cũng như hệ thống điện tử hàng không mới. Tuy nhiên, không giống như F-22 và F-35, mẫu này không có thiết kế tàng hình.

“Con lai” của F-22 và F-35 được dự đoán không chỉ tác động tích cực đến chi phí sản xuất và năng lực tổng thể của máy bay, mà còn giảm đáng kể chi phí theo giờ bay nếu so với F-22. Lớp vỏ hấp thụ tín hiệu ra đa của “chim ăn thịt” khét tiếng đòi hỏi công tác bảo trì đầy khó khăn, trong khi F-35 mang đến khái niệm mới, giúp giải quyết nhiều vấn đề khiến giới hạn năng lực hoạt động của F-22, theo The War Zone của trang The Drive. Dù chưa rõ phiên bản được Lockheed Martin đề xuất cho không quân Mỹ, chương trình tương tự do Mỹ - Nhật kết hợp cho phép giảm mạnh chi phí sản xuất.

Báo Nikkei Asian Review đưa tin ước tính chi phí do dòng máy bay của Nhật là vào khoảng 216 triệu USD nếu tổng đơn đặt hàng là 70 chiếc. Giá thành sản xuất sẽ giảm xuống ngưỡng 190 triệu USD nếu tăng gấp đôi đơn đặt hàng.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Không quân Mỹ đang sở hữu hai dòng máy bay chiếm ưu thế trên không tương đối ổn định là F-22 Raptor và F-15 Eagle. Nhưng khi xem xét kế hoạch mua mới máy bay chiến đấu để tăng cường năng lực của các phi đội thì lực lượng này vẫn ưu tiên lựa chọn Eagle thay vì Raptor – vốn được mệnh danh là “vua bầu trời”.

Hai tiêm kích F-22A bay huấn luyện. Ảnh: wikipedia.org.

Điều này đã đặt ra câu hỏi: Nếu Mỹ có thể mua thêm những tiêm kích F-15 mới - dòng máy bay chiến đấu đã được đưa vào sử dụng gần 50 năm thì tại sao họ không tìm cách mua những chiếc F-22 mới?

Trước đây, không quân Mỹ từng có ý định thay thế tiêm kích F-15 Eagle huyền thoại bằng những chiếc F-22 Raptor. Đặt lên bàn cân, F-22 Raptor vẫn là máy bay có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh nhất thế giới. F-22 thực sự đang dẫn đầu cuộc chơi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không quân Mỹ sẽ gia tăng số lượng của chúng trong kho vũ khí.

Lý do F-22 bị “thất sủng”

Ban đầu, không quân Mỹ dự định mua 750 chiếc F-22 để phát triển một phi đội máy bay đánh chặn đầy uy lực cho thế kỷ 21. Nhưng khi Mỹ nhận thấy nước này cần chuyển hướng tập trung cho những ưu tiên khác thay vì dấn sâu vào cuộc chiến chống phiến quân và khủng bố, chống lại những đối thủ non kém hơn về công nghệ, nhu cầu sử dụng máy bay tác chiến trên không hiện đại còn trở nên cấp thiết nữa.

Không quân Mỹ đã chấm dứt chương trình mua sắm F-22 vào tháng 12/2011. Thời điểm đó mới chỉ có 186 chiếc được bàn giao. Ngày nay sau gần 1 thập kỷ, số lượng chiến đấu cơ F-22 tồn tại trong kho vũ khí của Mỹ rất ít, bất chấp danh tiếng của nó. Trong số 186 chiếc F-22 được bàn giao, chỉ có khoảng 130 chiếc được vận hành và hiện tại, số lượng F-22 sẵn sàng chiến đấu chỉ ở mức 2 con số.

Trong thời gian tới, không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ không có thêm F-22 Raptor để bổ sung vào phi đội khi những chiếc máy bay còn lại trở nên già cỗi. Mỗi một giờ bay của F-22 ở bất cứ nơi nào trên thế giới sẽ khiến tiêm kích này tiến gần hơn đến thời điểm nghỉ hưu.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles "CQ" Brown từng tuyên bố rằng: “Tương lai của lực lượng không quân sẽ không có sự tham gia tiêm kích F-22 Raptor”. Tuy vậy, Mỹ vẫn cần phải có máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không để đối phó với những đối thủ được cho là tốt nhất trên thế giới, và một trong số ứng cử viên có thể là F-15EX Eagle II, dù tiêm kích này thiếu đặc tính tàng hình cần thiết để hoạt động hiệu quả trong tác chiến trên không hiện đại.

VOV.VN - MiG-35 được chế tạo để hoạt động trong các khu vực có xung đột vũ trang cao độ, đặc biệt những nơi có hệ thống phòng không dày đặc và nhiều lớp.

Mỹ sẽ sớm có tiêm kích thay thế

Việc khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 sẽ có chi phí tương đương thậm chí cao hơn việc phát triển một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới sở hữu những năng lực tốt hơn. Trước đó, Tập đoàn Lockheed Martin đã trưng dụng rất nhiều cơ sở hạ tầng sản xuất F-22 để hỗ trợ quá trình sản xuất F-35. Vì vậy, để mở lại các nhà máy chế tạo F-22 không phải là công việc dễ dàng.

Trên thực tế, Lockheed Martin sẽ phải thực hiện lại mọi công đoạn từ đầu nếu họ muốn sản xuất tiêm kích F-22. Đó chính là lý do tại sao Mỹ không xem xét mua thêm tiêm kích F-22 mới.

Tiêm kích F-15 mới của Boeing là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, không có khả năng tàng hình. Tuy nhiên, không quân vẫn đồng ý mua tiêm kích này với giá thậm chí cao hơn cả F-35. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do chính là chi phí vận hành của F-15 rẻ hơn nhiều so với F-35 hoặc F-22. Hơn nữa, chúng có thể được sản xuất ngay lập tức khi cần. Boeing đã và đang chế tạo những chiếc F-15 tiên tiến cho các đồng minh của Mỹ ở các quốc gia như Qatar và Saudi Arabia, vì thế việc xây dựng một dây chuyền sản xuất mới cho Mỹ sẽ có chi phí tương đối thấp. Trái lại, dây chuyền sản xuất F-22 đã không tồn tại trong gần một thập kỷ. Một báo cáo đệ trình lên Quốc hội Mỹ năm 2017 ước tính việc khởi động lại quá trình sản xuất F-22 sẽ tiêu tốn khoảng 50 tỷ USD.

Hiện, Không quân Mỹ đã đầu tư 9 tỷ USD chương trình tương tự mang tên Máy bay chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo [NGAD] nhằm phát triển một loại máy bay thay thế F-22  trong khoảng thời gian 6 năm [2019-2025]. Nếu tiêm kích mới đi vào hoạt động theo đúng lịch trình, nó thậm chí có thể hoạt động song song với F-22 trước khi “vươn ra biển lớn”. Và như vậy, Mỹ sẽ có một ứng cử viên đầy tiềm năng cho danh hiệu “vua bầu trời” trước khi “đế chế” F-22 Raptor kết thúc./.

Video liên quan

Chủ Đề