So sánh pháp luật với quy phạm xã hội khác

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

No comments found.

Tài liệuKiến thức môn học

Cập nhật 10/11/2021

Pháp luật với các quy tắc điều chỉnh xã hội khác có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Cùng HILAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội đều là những công cụ điều chỉnh hành vi của con người, đưa ra những quy tắc xử sự, hành vi khuôn mẫu để mọi người thực hiện đảm bảo tuân theo định hướng chung đã được đề ra.

Tuy cùng mục đích nhưng pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội cũng có những điểm khác biệt.

Các quy tắc điều chỉnh xã hội khác là các tập quán pháp, tiền lệ pháp, hương ước, …là những quan điểm, chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tinh thần, tình cảm của con người.

Tiêu chí Pháp luật Các quy tắc điều chỉnh xã hội khác
Nội dung – Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra [ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước], hoặc do nhà nước thừa nhận [các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…] nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước

– Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Các quy tắc khác có thể  được hình thành một cách tự  phát trong một cộng đồng dân  cư nào đó [ví dụ như đạo đức,  phong tục, tập quán, luật  tục…], có thể do các tổ chức  phi nhà nước đặt ra [ví dụ như điều lệ đoàn, công đoàn, giáo  luật…] nên chỉ thể hiện ý chí  của một cộng đồng dân cư  hoặc ý chí của tổ chức phi nhà nước.

– Các quy tắc đó được bảo  đảm thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm, niềm tin của  mỗi cá nhân, bằng dư luận xã  hội cũng như các hình thức kỷ luật của tổ chức.

Tính chất – Pháp luật có tính quy phạm phổ  biến, nó có giá trị bắt buộc phải  tôn trọng và thực hiện đối với mọi  tổ chức và cá nhân có liên quan  trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

– Pháp luật có tác động bao trùm  lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức và  cá nhân có liên quan trong xã hội; đồng thời có tác động thường xuyên, liên tục trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.

– Các quy tắc khác cũng  tính quy phạm nhưng không  phổ biến bằng pháp luật, bởi  vì chúng chỉ có giá trị bắt  buộc phải tôn trọng và thực  hiện đối với cộng đồng dân cư trong một địa phương hoặc  với các hội viên trong một tổ chức

– Do vậy, các quy tắc khác chỉ tác động tới một bộ phận dân cư.

Tính hệ thống Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Các công cụ khác có thể có tính hệ thống, ví dụ như quy định của các tổ chức phi nhà nước, song cũng có thể không có tính hệ thống, ví dự như đạo đức, phong tục, tập quán..
Tính xác định về hình thức Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường đuợc thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

– Các công cụ khác có thể có tính xác định về hình thức, ví dụ như điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức phi nhà nước, giáo luật của các tổ chức tôn giáo; cũng có thể chỉ tồn tại dưới dạng bất thành văn, lưu truyền chủ yếu theo hình thức truyền miệng nên không có tính xác định về hình thức, ví dụ như phong tục, tập quán, đạo đức…


 

LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Video liên quan

Chủ Đề