So sánh ohshas 18001 và iso 45001

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này có thể dễ dàng tích hợp hệ thống với các tiêu chuẩn khác như ISO 9001 hay ISO 14001. Tiêu chuẩn ISO 45001 gồm các yêu cầu đa phần giống với OHSAS 18001 tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt mới. Vậy tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001 được không? Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

\>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • 5S là gì? 5 Bước áp dụng tiêu chuẩn 5S trong sản xuất chi tiết
  • Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết
  • Thử nghiệm thức ăn thủy sản | Vinacontrol CE Hồ Chí Minh
  • Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản nhập khẩu | Thông quan nhanh chóng
  • Chứng nhận hợp quy xi măng pooc lăng theo QCVN 16:2019/BXD

Nội Dung Bài Viết

Tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay đã được xác nhận là sẽ thay thế hoàn toàn cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 3 năm 2021.

Với những doanh nghiệp, tổ chức đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có thể chuyển đổi hệ thống quản lý sức khỏe an toàn nghề nghiệp sang tiêu chuẩn ISO 45001 dễ dàng. Những doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi chứng nhận sang ISO 45001 sẽ có sự kế thừa liên quan.

So sánh ohshas 18001 và iso 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001

\>>> THAM KHẢO NGAY: Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 – Những nội dung cần biết

1.1 Tại sao ISO 45001 lại được sử dụng thay thế cho OHSAS 18001?

Tại Việt Nam nói riêng và rất nhiều các quốc gia thuộc ISO nói chung, từ khi ISO 45001 ra đời, OHSAS 18001 đã dần có kế hoạch bị thay thế. Vậy lý do gì khiến OHSAS 18001 không tiếp tục được sử dụng cũng như vì sao ISO 45001 lại được sử dụng để thay thế cho OHSAS? Thì dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với OHSAS 18001 chỉ tập trung vào việc quản lý các mối nguy về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như các vấn đề liên quan. ISO 45001 lại tập trung vào sự tương tác giữa môi trường làm việc và tổ chức, từ đó xác nhận những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cách tiếp cận mới này mang đến nhiều hiệu quả tối ưu hơn, giảm thiểu hoặc loại bỏ được khả năng xảy ra rủi ro với bất cứ nguy cơ nào;
  • ISO 45001 là chứng nhận dựa trên quy trình, còn với OHSAS 18001 lại là chứng nhận dựa trên thủ tục. Điều này giúp ISO 45001 tập trung vào lý do nguy cơ xảy ra hơn là giải pháp, giúp giải quyết tận gốc các mối nguy gây mất an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
  • Với cấu trúc bậc cao, ISO 45001 được cải tiến liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tối ưu hơn OHSAS 18001 chỉ là một tiêu chuẩn tĩnh;
  • OHSAS 18001 chỉ tập trung vào rủi ro mà không biết tận dụng cơ hội như ISO 45001 nên việc bị thay thế gần như là tất yếu;
  • ISO 45001 toàn diện hơn OHSAS 18001 nhờ quan tâm đến tất cả các khía cạnh của các bên liên quan, tạo ra một cái nhìn toàn diện, tổng quan hơn.

\>>> ĐỌC NGAY: OHSAS 18001 là gì? Cấp chứng nhận an toàn sức khỏe

1.2 Các doanh nghiệp đang áp dụng OHSAS 18001 có phải chuyển đổi thành ISO 45001?

Cho đến nay việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 theo dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn hay sẽ được áp dụng song song với tiêu chuẩn OHSAS 18001 hay không thì vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp được chứng nhận OHSAS 18001 với các chứng nhận bởi diễn đàn chứng nhận quốc tế IAF, thì tiêu chuẩn ISO 45001 hiện nay đã được xuất hiện là sẽ thay thế OHSAS 18001 và các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố cho đến tháng 3 năm 2021.

Ngày 12/03/2018, tiêu chuẩn ISO 45001 về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp đã được ban hành để thay thế OHSAS 18001.

  • Điểm khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS Tiêu chí so sánhISO 45001OHSAS 18001Cơ quan ban hànhTổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.Viện tiêu chuẩn Anh BSI.Cấu trúcISO 45001 được thiết kế theo cấu trúc bậc cao giống như các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, giúp việc tích hợp các tiêu chuẩn dễ dàng hơn.OHSAS không có cấu trúc bậc cao nên không thể tích hợp với các tiêu chuẩn khác được.Quản lý rủi ro và cơ hộiCác doanh nghiệp phải xác định, xem xét và khi cần thiết cần hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động đến hệ thống quản lý, bao gồm cải thiện sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.Chỉ nhắc đến việc nhận diện rủi ro và hành động nhưng chưa có phần hoạch định cũng như tận dụng cơ hội.Sự tham gia của người lao độngISO 45001 đề cập đến việc tập trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động, nêu rõ các vấn đề cần có sự tham gia của người lao động.Có đề cập đến sự tham gia của người lao động nhưng chưa nêu cụ thể các vấn đề, chi tiết cần tham gia.Phạm vi áp dụngISO 45001 hiện được công nhận trên 165 quốc gia thành viên của Ủy ban ISO.Được áp dụng ở Anh và một số nước.

\>>> THAM KHẢO NGAY: 13 Bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết [KÈM MẪU MIỄN PHÍ]

  • Tiêu chuẩn ISO 45001 có điểm gì mới ?

Các cấp quản lý luôn quan tâm và kiểm soát quá trình thực hiện đồng bộ theo các yêu cầu và quy định về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Các nhà lãnh đạo mong muốn việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ giúp tích hợp sâu hơn vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp vào các quy trình sản xuất kinh doanh.

Giống như các tiêu chuẩn được điều chỉnh trước đó như ISO 9001, ISO 14001 thì tiêu chuẩn ISO 45001 cũng chú trọng đến cấu trúc của tiêu chuẩn. Cấu trúc mới của tiêu chuẩn ISO 45001 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết hợp với các lĩnh vực có liên quan vào một hệ thống quản lý. Cơ cấu tiêu chuẩn được hoàn thiện cho phép áp dụng các thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa quá trình diễn giải các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý liên quan.

\>>> ĐỌC NGAY: Cpk là gì? Vai trò quan trọng trong quản trị chất lượng, sản xuất

2. Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001

Khi chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện một số bước để làm tiền đề thiết lập hệ thống mới hiệu quả hơn. Dưới đây là một số công việc cần làm để chuyển đổi từ OHSAS sang ISO 45001 mà các bạn có thể tham khảo:

  • Thực hiện phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những nhân tích đó, doanh nghiệp sẽ xác nhận được các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, từ đó lên kế hoạch để kiểm soát rủi ro thông qua hệ thống quản lý của bạn.
  • Thiết lập phạm vi của hệ thống
  • Sử dụng thông tin này để thiết lập các quá trình đánh giá rủi ro và thiết lập các chỉ số hoạt động chính (KPIs) cho các quy trình.
  • Một khi bạn đã nắm bắt được cách vận hành của ISO 45001, bạn có thể tái sử dụng hầu hết những gì bạn đã có từ OHSAS 18001 sang hệ thống quản lý mới. Vì vậy, dù phương pháp tiếp cận của 2 tiêu chuẩn này là khá khác nhau, nó vẫn hoàn toàn có thể chuyển đổi được sang nhau một cách dễ dàng.
    So sánh ohshas 18001 và iso 45001
    Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001

\>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: OH&S là gì? Hiểu An toàn sức khỏe nghề nghiệp

3. Các bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001

Bước 1: Xác định được bối cảnh của tổ chức

Xác định bối cảnh của tổ chức là một yêu cầu mới trong tiêu chuẩn ISO 45001. Khi xác định bối cảnh của tổ chức, bạn phải xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Nó liên quan đến mục đích của công ty bạn, định hướng chiến lược và khả năng đạt được kết quả mong muốn của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

\>>> XEM NGAY: 15 Lý do nghỉ việc thuyết phục [kèm mẫu] cùng các gợi ý chi tiết

Bước 2: Liệt kê các bên quan tâm và các bên liên quan

Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 đòi hỏi phải hiểu ai là các bên quan tâm có liên quan đến Hệ thống quản lý ISO 45001, những hệ lụy mà Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể có đối với các bên này.

Bước 3: Xác định lại phạm vi của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Yêu cầu này sẽ giúp tổ chức của bạn xác định tốt hơn phạm vi của Hệ thống quản lý ISO 45001. Mặc dù yêu cầu này đã tồn tại trong phiên bản trước của tiêu chuẩn (OHSAS 18001). Tuy nhiên yêu cầu này trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tương đối khác

Bước 4: Vai trò của người lãnh đạo sẽ được thể hiện rõ ràng trong hệ thống theo yêu cầu của tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn mới giao trách nhiệm cho lãnh đạo tổ chức về các mục tiêu chiến lược, phạm vi. Đồng thời đảm bảo kết quả của Hệ thống quản lý ISO 45001.

Lãnh đạo phải trực tiếp xây dựng chính sách, quy trình, truyền thông, văn hóa, thúc đẩy cam kết về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Cung cấp các nguồn lực, cơ hội đào tạo, khuyến khích, thậm chí là truyền cảm hứng và công nhận sự đóng góp của mọi người.

Bước 5: Điều chỉnh các mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với chiến lược của doanh nghiệp hay tổ chức

Cấu trúc mới của tiêu chuẩn ISO 45001 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết hợp với các lĩnh vực có liên quan vào một hệ thống quản lý. Cơ cấu tiêu chuẩn được hoàn thiện cho phép áp dụng các thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa, đơn giản hóa quá trình diễn giải các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý liên quan.

\>>> XEM THÊM: Huấn luyện an toàn nhóm 2 – Cấp chứng chỉ an toàn

Bước 6: Đánh giá rủi ro và cơ hội

Doanh nghiệp cần có kế hoạch được lập thành văn bản về cách doanh nghiệp giải quyết rủi ro đó. Đánh giá rủi ro và cơ hội là một phần không thể thiếu của Hệ thống quản lý ISO 45001.

Hầu hết các tổ chức đều đạt được lợi ích khi đánh giá rủi ro và cơ hội.

Bước 7: Xác định và đánh giá các mối nguy liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Đây không phải là một yêu cầu mới. Tuy nhiên tiêu chuẩn mới làm cho các yêu cầu rõ ràng và chính xác hơn. Tổ chức cần thiết lập một quy trình xác định nguy cơ đang diễn ra và chủ động.

Bước 8: Xác định nghĩa vụ mọi người trong doanh nghiệp cần tuân thủ

Tuân thủ các yêu cầu pháp lý là nền tảng của Hệ thống quản lý ISO 45001. Bạn không thể tuân thủ ISO 45001 hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác mà không tuân thủ các yêu cầu theo quy định pháp luật.

Tiêu chuẩn mới cũng cung cấp khuôn khổ để xác định và đạt được các yêu cầu pháp lý. Tổ chức cần thiết lập một quy trình để xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác áp dụng cho các mối nguy hiểm, rủi ro ISO 45001 và Hệ thống quản lý ISO 45001.

So sánh ohshas 18001 và iso 45001
12 bước chuyển đổi tiêu chuẩn OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001

\>>> XEM THÊM: Đào tạo ISO 45001:2018 | 5 nội dung cần đặc biệt lưu ý

Bước 9: Kiểm soát thông tin tài liệu

Các quy trình và hồ sơ hiện được xác định theo thuật ngữ mới thông tin tài liệu. Việc chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001 là một cơ hội để cải thiện việc kiểm soát tài liệu hiện có của bạn.

Quá trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ không bắt buộc phải được ghi lại. Tuy nhiên, việc tạo một Quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ là cách doanh nghiệp hay sử dụng.

Bước 10: Thiết lập và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp

Cải thiện kiểm soát hoạt động là một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn mới. Tổ chức phải xác định tiêu chí cho các quy trình của mình. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng tài liệu và nguồn lực để thực hiện các tiêu chí đó.

Bước 11: Đánh giá hoạt động hiệu suất của hệ thống

Tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chỉ là bước đầu tiên. Hệ thống quản lý ISO 45001 phải có hiệu quả để đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Do đó, hiệu quả của hệ thống ISO 45001 phải được theo dõi. Điều này có nghĩa là bạn cần xác định những gì cần được theo dõi, cách giám sát và mức độ duy trì.

Bước 12: Báo cáo đo lường và cải tiến (nếu có).

So sánh ohshas 18001 và iso 45001
Giấy chứng nhận ISO 45001:2018 của Công ty TNHH G-Tech Việt Nam do Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cấp

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 và tiêu chuẩn OHSAS 18001, Quý Khách hàng có nhu cầu