So sánh máy bay và trực thăng tư nhân năm 2024

Các loại máy bay thường có những quy chuẩn riêng về độ cao an toàn khi bay. Việc bay quá cao và quá thấp đều tiềm ẩn nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết.

So sánh máy bay và trực thăng tư nhân năm 2024

Mỗi máy bay đều có tiêu chuẩn riêng về độ cao khi bay. Ảnh: Freepik.

Máy bay thường duy trì độ cao bao nhiêu?

Thông thường, độ cao khi bay của các máy bay thương mại phụ thuộc chủ yếu vào kích thước. Một chiếc máy bay phản lực chở khách luôn duy trì độ cao 10-12,2 km so với mặt đất. Máy bay sử dụng động cơ Turboprop có kích thước nhỏ hơn sẽ bay ở độ cao thấp hơn, khoảng 7,6-9,1 km.

Theo nhà phân tích dữ liệu hàng không Ryan Jorgenson, máy bay càng lên cao, không khí càng loãng nên chúng có thể bay dễ dàng hơn do ít lực cản trong không khí. Với những chiếc máy bay phản lực lớn hơn, việc cất cánh từ sân bay và bay càng cao là điều cần thiết.

Tuy nhiên, máy bay bay cao hơn độ cao cho phép có thể gây ra những vấn đề về an toàn. Cụ thể, phi công sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa máy bay trở lại độ cao an toàn trong trường hợp khẩn cấp như cần giảm tốc nhanh chóng.

Khi bay quá cao, máy bay sẽ tốn nhiều nguyên liệu hơn. Máy bay duy trì ở độ cao cho phép sẽ đỡ hao nhiên liệu nhờ sự hỗ trợ từ gió.

Lý do máy bay tư nhân nhỏ và trực thăng không bay cùng độ cao

Theo Hiệp hội Hàng không Kinh doanh Quốc gia (Mỹ), những chiếc máy bay tư nhân nhỏ sử dụng động cơ piston tương tự như trên ôtô. Loại động cơ này chỉ cho phép máy bay di chuyển chặng ngắn, an toàn ở độ cao dưới 4,5 km. Nếu phi công bay với độ cao lớn hơn, sẽ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe như thiếu oxy.

So sánh máy bay và trực thăng tư nhân năm 2024

Các máy bay tư nhân sử dụng động cơ pitson chỉ có thể bay với độ cao dưới 4,5 km. Ảnh: FVW.

Các máy bay trực thăng được thiết kế phục vụ cho những chuyến hành trình ngắn nên thường bay ở độ cao dưới 3 km. Ngoài ra, máy bay trực thăng bay bằng cánh quạt nên sẽ không thể bay đến độ cao mà các máy bay khác có thể đạt được.

Chướng ngại vật trên bầu trời

Các loài chim có khả năng cản trở máy bay ở độ cao thấp, trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Ông Jorgenson cho biết trường hợp hi hữu diễn ra vào năm 2009 khi chiếc Airbus A320 của hãng hàng không US Airways hạ cánh trên sông Hudson do bị chim đâm phải.

Theo các chuyên gia, khi máy bay ở độ cao an toàn, chim sẽ không còn là một mối đe dọa. Hành khách có thể thắt dây an toàn, thư giãn và tận hưởng chuyến bay.

Thu nhập của người Việt Nam mới đạt ngưỡng trung bình thấp, nhưng Giám đốc thương mại hãng phân phối Vinacopte Jussi Hoikka vẫn tin nhu cầu máy bay tư nhân sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

- Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu sử dụng máy bay trực thăng cá nhân tại Việt Nam ?

- Hiện ở Việt Nam có 20 chiếc máy bay trực thăng hoạt động, rất ít ngay cả khi so sánh với các nước láng giềng. Phillipines hiện có 150 chiếc, Indonesia 130, Malaysia 70 và Thái Lan là 45. Trong 20 chiếc nói trên, 18 chiếc hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí (10 chiếc của Eurocopter và 8 chiếc của Nga). Còn lại chỉ có 2 chiếc thuộc sở hữu tư nhân.

Tuy nhiên, thị trường Việt Nam đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Dự báo của Vinacopter cho thấy nhu cầu trực thăng tư nhân của thị trường Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 chiếc trong vòng 10 năm tới.

8 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã hoàn thành hợp đồng bán 2 chiếc máy bay cho khách hàng Việt Nam . Cộng với những bản hợp đồng đang thương thảo, chúng tôi hy vọng sẽ bán được ít nhất là 5 chiếc trong năm nay.

Con số này là khả quan bởi với những gì đang diễn ra với kinh tế thế giới và Việt Nam, bạn khó có thể hy vọng vào nhu cầu đối với một mặt hàng được coi là “xa xỉ” như vậy sẽ tăng trưởng mạnh. Trong cả năm 2010, chúng tôi là hãng phân phối duy nhất tại Việt Nam cũng chỉ bán được 2 chiếc, trong đó một chiếc được chính công ty mua lại để làm mẫu.

So sánh máy bay và trực thăng tư nhân năm 2024

Giám đốc thương mại của Vinacopter - Jussi Hoikka. Ảnh: Nhật Minh

- Những đơn đặt hàng này đến từ đâu, thưa ông?

- Thường thì khách hàng mua máy bay của Vinacopter không muốn tiết lộ danh tính. Tuy nhiên, họ đều là lãnh đạo của các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây cũng là đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng tới.

Một trong những thương gia đầu tiên sử dụng trực thăng riêng tại Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long. Tuy nhiên, chiếc của ông Long được mua trực tiếp từ chi nhành Công ty mẹ của chúng tôi - Eurocopter tại Singapore từ năm 2008. Khi đó thì Vinacopter chưa chính thức hoạt động.

- Thu nhập của người Việt chỉ vừa đạt ngưỡng trung bình thấp của thế giới, trong khi sở hữu một chiếc trực thăng không hề rẻ. Vậy tại sao ông lại kỳ vọng vào một sự tăng trưởng nhanh như vậy?

- Chi phí để sở hữu và vận hành trực thăng không rẻ. Giá mỗi chiếc mà chúng tôi cung cấp dao động trong khoảng 2-14 triệu USD, chưa bao gồm thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (30%)… Cộng với các khoản khác như nhiên liệu, chi phí bảo hiểm, bảo dưỡng, bến bãi... thì con số quả là lớn so với mức thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến ở đây là lãnh đạo các doanh nghiệp. Hãy nhìn vào tốp 100 công ty lớn nhất nước, họ có đủ tài chính cũng như nhu cầu để cân nhắc mua một chiếc máy bay, nhất là khi chi phí cho thuê lên tới 2.400 USD mỗi giờ.

Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sá của Việt Nam hiện chưa bắt kịp. Do đó, nhiều thương gia sẽ buộc phải chọn phương tiện hiệu quả hơn là đi bằng đường bộ để đáp ứng lịch làm việc kín đặc của mình. Khi đó họ sẽ nghĩ đến trực thăng. Đó là chưa kể tới việc coi phương tiện giao thông này là một công cụ quảng cáo, marketing hiệu quả.

- Đăng ký và sử dụng một chiếc máy tại Việt Nam cũng không hề đơn giản. Các khách hàng mua máy bay sẽ phải giải bài toán này thế nào thưa ông?

- Đúng là rất khó để thuyết phục các cơ quan chức năng cho phép bất kỳ cá nhân nào sở hữu và điều khiển máy bay. Tuy nhiên, có một lựa chọn khác là thuê một hãng khai thác quản lý và vận hành máy bay cho bạn. Đây là cách mà đa số khách hàng của chúng tôi đang sử dụng.

Sau khi hoàn tất thủ tục mua bán, tùy vào loại trực thăng lựa chọn, khách hàng có thể nhận ngay hoặc đợi tối đa là 2 năm (với các mẫu lớn, hiện đại) để nhận được máy bay. Sau đó, nó sẽ được giao trực tiếp cho hãng khai thác để quản lý. Đơn vị này, sau đó sẽ lo toàn bộ các khâu như phi công, bảo hiểm, bảo dưỡng, điểm cất - hạ cánh… cho khách hàng.

Trực thăng và máy bay khác nhau như thế nào?

“Sự khác biệt chính giữa máy bay trực thăng và máy bay là trực thăng có nhiều chuyển động phức tạp hơn”, ông Verde nói. Theo chuyên gia Verde, mô-men xoắn của cánh quạt mạnh nhất khi chúng quay với tốc độ rất cao và điều đó tạo ra xu hướng thân máy bay trực thăng quay theo hướng ngược lại.

Việt Nam có ai sở hữu máy bay không?

Hiện tại, không có cá nhân nào ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng. Trong tổng số 45 máy bay tại Việt Nam được cấp phép hoạt động hàng không chung, chỉ có 8 máy bay phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, số lớn còn lại phục vụ các nhu cầu dịch vụ dàn khoan, bay du lịch, bay khảo sát...

Ai là người có máy bay riêng ở Việt Nam?

Lúc ấy, Việt Nam cả thảy chỉ có hai chiếc máy bay, một cái thuộc sở hữu của cậu Ba Huy, cái còn lại của vua Bảo Đại. Tuy nhiên, tiền sắm máy bay của vua Bảo Đại lấy từ tiền ngân khố, nên tính ra người Việt đầu tiên sở hữu máy bay riêng đúng nghĩa, chính là Công tử Bạc Liêu Ba Huy.

Máy bay trực thăng bay ở độ cao bao nhiêu?

Máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 9.144 m. Trong phần lớn trường hợp, máy bay chở khách sẽ bay ở độ cao hơn 9.144 m, theo John Cox, cựu phi công lái máy bay thương mại kiêm giám đốc công ty tư vấn Safety Operating Systems. Máy bay có thể lên cao tới 12.192 – 12.496 m, nhưng trường hợp đó tương đối hiếm.