So sánh chiến lược marketing của shopee và lazada

Tổng quan về 2 sàn E-commerce tại thị trường Đông Nam Á


Nhìn vào bản đồ của Iprice, có thể thấy qua từng giai đoạn, Shopee đã đảo ngược tình thế. Cụ thể, Shopee đã vươn lên vị trí dẫn đầu về lượng truy cập hàng tháng [MAU]. Còn Lazada thì tụt phía sau Shopee trong 3 quý liên tiếp.


Lượng truy cập hàng tháng của Shopee và Lazada

Thương mại điện tử chính là cuộc đua sống còn về việc đầu tư vốn liếng. Với nền tảng vững chắc từ công ty mẹ là Alibaba, vào tháng 3 năm 2018, Alibaba tuyên bố rót thêm 2 tỷ USD vào Lazada, nâng tổng số tiền đổ vào trang thương mại điện tử này lên tới 4 tỷ USD. Cũng không kém cạnh, SEA đã khép lại vòng huy động vốn trên sàn New York hồi đầu tháng 3/2019 và thu về 1,5 tỷ USD. Shopee nhanh chóng nhận được nguồn đầu tư, vươn lên vị trí top đầu khu vực chỉ sau 3 năm.

Quảng cáo



Dưới đây tiếp tục là một biểu đồ thể hiện lượng người truy cập hàng tháng của 5 nền tảng thương mại điện tử nhiều MAU nhất Đông Nam Á tại quý 4/2018 và quý 1/2019.


Lượng người truy cập hàng tháng của 5 sàn TMĐT

Cuộc chiến giữa Lazada và Shopee

0 Lượt xem

Tin tức

Cuối năm 2017, Cổng thương mại điện tử [TMĐT] iPrice đã cho kết quả nghiên cứu 5 trang thương mại điện tử được người Việt truy cập nhiều nhất là Lazada, Thế Giới Di Động, Shopee, Amazon và Sendo. Ở thị trường Đông Nam Á, Lazada và Shopee là 2 website thương mại điện tử nổi tiếng nhất vì có mặt ở nhiều nước và lượng mặt hàng, đơn hàng lớn. Nhưng mỗi website lại sử dụng một chiến lược riêng biệt.

Lazada là cái tên đã rất quen thuộc của người Việt trong khi Shopee là cái tên mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 trong khi tân binh Shopee chào làng TMĐT vào tháng 7/2015.

Vậy thì nếu bỏ qua ý nghĩa về mặt thời gian thìso sánh giữa ShopeeLazada sẽ là hàng hóa, cách mua sắm, chương trình mua sắm và chế độ chăm sóc khách hàng. Dưới đây là vài nét so sánh nho nhỏ sẽ giúp bạn lựa chọn mua sắm dễ dàng hơn.

Chiến lược

Năm 2018, trong khi Lazada tích cực đầu tư theo chiến dịch, tập trung vào các dịp Tết Nguyên Đán, Sinh nhật Lazada, Sale 11.11, Black Friday, Cyber Monday, 12.12 Sale... thì Shopee khuyến mại tương tự nhưng nhường hẳn mặt trận truyền thông, quảng cáo cho đối thủ.

Về nền tảng, Lazada đi theo hướng mua sắm kết hợp giải trí [shoppertainment] với các chương trình livestream của nghệ sỹ, người nổi tiếng và các minigame. Tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh được triển khai với tuyên bố có 500.000 khách hàng tại khu vực sử dụng hàng ngày. Sang năm 2019, Lazada công bố hoàn tất việc tích hợp cơ sở hạ tầng công nghệ từ Alibaba.

Trong khi đó, Shopee "câu kéo" người dùng bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước. "Đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường. Chiến lược này hiệu quả khi Shopee vẫn là một trong những tên tuổi trẻ nhất, nhanh chóng vươn lên kể từ khi thành lập năm 2015", Jacob Wolinsky - Nhà sáng lập kiêm CEO ValueWalk nhận định trong bài phân tích gần đây.

Cụ thể, ở Việt Nam Shopee tung tính năng giao hàng 4 giờ, mang dáng dấp từ dịch vụ giao hàng 2 giờ của Tiki. Shopee còn đều đặn tặng mã giảm giámã giao hàng miễn phí cho người dùng. Với một thị trường "mê" mã giảm giá và miễn phí giao hàng như Việt Nam, chiến lược đã phát huy hiệu quả.

Quảng cáo

Về quảng cáo thì lazada có vẻ yếu thế hơn khi các thước phim quảng cáo của hãng này khá đơn điệu, kém hấp dẫn hơn Shopee.

Riêng Shopee khá thông minh khi chọn các ngôi sao đang rất nổi tiếng làm đại diện hoặc quảng cáo cho trang của mình như Sơn Tùng, Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh...

Ứng dụng trên điện thoại

Với những tín đồ mua sắm đồ điện tử thì có thể nói Lazada được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, người dùng lại quenmặtlazada trên máy tính chứ trên app chỉ một bộ phận nhỏ.

Trong khi đó, shopee lại được nhắc đến về mặt hàng tiêu dùng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm… nhưng lại hầu như đặt trên app điện thoại nhiều hơn. Shopee cũng có chiến lược riêng thiên về hỗ trợ khách hàng trong khâu thanh toán và vận chuyển.

Chiến lược marketing của Shopee

Shopee hiện là một trong những trang thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường với thị phần lớn tại nhiều quốc gia Đông Nam á. Sức ảnh hưởng của nó khiến công ty chủ của Shopee trở thành một trong những thương hiệu giàu có nhất trong khu vực. Điều giúp thương hiệu này đạt được thành công vang dội như hiện tại chính là chiến lược Marketing của Shopee. Cách mà Shopee đã thực hiện với chiến lược Marketing Mix của mình như thế nào? Chúng ta hãy đi tìm hiểu ngay thôi nào.

Product [Sản phẩm]:

Hãng câu kéo khách hàng của mình bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước, đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, thì Shopee đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia. Sản phẩm của hãng tạo ra là một trang web được tối ưu với các ngôn ngữ khác nhau, cùng với đó là sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi thiết kế Website dựa vào thói quen sử dụng của khách hàng. Thêm vào đó, hãng cũng chăm chút về mặt hình ảnh của mình trên website khiến cho các sản phẩm bán hàng trở nên hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú với mỗi khách mua.

Price [Giá cả]:

Chiến lược về giá trong tổng thể chiến lược Marketing của Shopee bao gồm hãng đã kích thích những chủ hộ kinh doanh bằng những mức giá ưu đãi khi trở thành thành viên. Thêm vào đó, hãng cũng hỗ trợ tối đa về giá ship, các code Freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi sử dụng ứng dụng của mình. Hơn nữa, việc hỗ trợ giá này cũng khiến cho giá của Shopee cũng hấp dẫn hơn so với các thương hiệu đối thủ khiến cho trong thời gian đầu ra mắt hãng cũng nhận được sự chú ý từ khách hàng của mình.

Place [Kênh phân phối]

Shopee hoạt động dưới hình thức ứng dụng, một chợ trực tuyến kết nối giữa người mua và người bán. Mới vào Việt Nam từ tháng 8.2016, đến hiện tại số lượng tải ứng dụng Shopee đã tăng gấp 3 lần, đạt 5 triệu lượt. Cộng đồng người bán cũng đồng thời tăng 3 lần trong 1 năm. Nếu như năm ngoái Shopee chỉ mới đạt 1,8 triệu lượt tải về trong năm 2016 thì đến nay đã đạt 5 triệu. Tính đến nay, Shopee có hoạt động ở 7 quốc gia châu Á, với tổng cộng 40 triệu lượt tải về. Thêm vào đó, hãng cũng liên kết với những đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở từng quốc gia để khách hàng có những trải nghiệm nhanh nhất có thể.

Promotion [Quảng bá]

Hơn thế, Shopee còn thực hiện làm Marketing bằng cách tạo ra những viral TVC nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình để nhiều người biết tới. Thêm vào đó, hãng cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá nhằm kích cầu người dùng tham gia mua hàng theo từng đợt. Những chiến lược này đơn giản nhưng lại giúp Shopee đạt thành công ở từng thị trường mà hãng nhắm vào. Điểm mạnh lớn nhất của thương hiệu này chính là dựa vào những Campaign truyền thông gây ấn tượng mạnh với khách hàng ở nhiều quốc gia tại Đông Nam Á, những chiến dịch này tạo ra được hiệu ứng rất tốt cho thị trường.

Có thể thấy hai công ty này đã nắm bắt được một xu hướng ở Việt Nam là người tiêu dùng sẽ dần dịch chuyển từ mua sắm trực tuyến bằng máy tính để bàn sang bằng thiết bị di động. Đây cũng là một hiện tượng đã và đang xảy ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cách thực hiện của Shopee và Lazada thể hiện nhiều sự tính toán riêng cũng như một sức sáng tạo vượt ngoài khuôn khổ đã có trước đó.

Video liên quan

Chủ Đề