Số do dây thần kinh trên cơ thể người

Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Đau thần kinh tọa biểu hiện với những cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng qua mông, tới cẳng chân, thậm chí là bàn chân ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Trước hết, dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể hay còn gọi là dây thần kinh hông to, chạy từ thắt lưng tới ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa bên trái và bên phải, chúng thực hiện những chức năng quan trọng như chi phối, cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà  chúng đi qua.

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Các cơn đau xuất hiện ở phần thắt lưng, sau đó có xu hướng lan dọc xuống hông, đùi, bắp chân, cẳng chân rồi bàn chân ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Thông thường, đau thần kinh tọa xảy ra ở những người trung niên, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen làm việc và sinh hoạt chưa khoa học. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh cũng có sự chênh lệch giữa nam và nữ, các nghiên cứu cho thấy số người nữ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn.

Đa số, các cơn đau thần kinh tọa có thể tự khỏi sau 1 -  2 tuần điều trị tại nhà với phương pháp phù hợp và một chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơn đau kéo dài kèm các triệu chứng bất thường liên quan đến yếu chân, thay đổi ruột hoặc bàng quang thì người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để cải thiện triệu chứng.

Đau thần kinh tọa mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Cảm giác tê buốt, sưng tấy, thậm chí một số trường hợp người bệnh cảm thấy cóng chân, mất cảm giác và không kiểm soát được hoạt động của chân.
  • Tăng nguy cơ teo cơ, bại liệt
  • Rối loạn cơ vòng
  • Người bệnh đôi khi không tự chủ được đại tiểu tiện

Theo thống kê tại Bệnh viện Bạch Mai, đau dây thần kinh tọa là bệnh có số người mắc nhiều thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần chủ động trang bị những kiến thức về đau thần kinh tọa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Các nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bệnh lý xương khớp

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: đây là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa phổ biến hàng đầu, khối nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh và dây thần kinh tọa sẽ gây nên những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: tình trạng này cũng gây nên những tổn thương cho dây thần kinh tọa với các cơn đau kéo dài từ vùng thắt lưng, qua vùng hông tới cẳng chân và bàn chân, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Nguyên nhân đau thần kinh tọa do hẹp ống sống: do tổn thương ở vùng cột sống, các dây chằng có xu hướng dày lên, làm hẹp lòng ống sống, chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Trượt đốt sống: là tình trạng đốt sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu, đâm vào các rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa với các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Các cơn đau có xu hướng tăng nhiều hơn khi đốt sống trượt xa hơn.
  • Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa do tuổi tác: người tuổi càng cao, tình trạng thoái hóa càng diễn ra mạnh, hình thành nên các mỏm gai cột sống hay gai xương chèn ép vào dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương: chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngã cao cũng là tác nhân dẫn đến bệnh đau dây thần kinh tọa.
  • Tính chất công việc: người thường xuyên làm công việc nặng, phải đứng lên ngồi xuống người ngồi làm văn phòng trước máy tính nhiều giờ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen sinh hoạt: Đau thần kinh tọa có thể do những thói quen hàng ngày như luyện tập thể dục quá sức, đi giày cao gót trong thời gian dài cũng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu.
  • Béo phì: cân nặng quá mức cũng khiến dây thần kinh tọa phải chịu áp lực từ cột sống và gây đau.
  • Di truyền: những người trong gia đình có người đã mắc chứng bệnh đau thần kinh tọa cũng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh của bác sĩ. Do đó, khi có triệu chứng nghi mắc bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được xác định nguyên nhân để từ đó nhận được chỉ định phù hợp.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Thông thường trong thời điểm đầu, đau dây thần kinh tọa không thể hiện triệu chứng cụ thể. Chỉ đến khi bệnh trở nặng hoặc người bệnh đi khám tổng quát mới phát hiện mình bị đau thần kinh tọa.

Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân mà đau thần kinh tọa sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đau dọc dây thần kinh tọa: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống mông, đùi, bắp chân, bàn chân và xuống tận ngón chân. Ở mỗi vị trí và mức độ bị tổn thương mà mức độ của các cơn đau sẽ có sự khác biệt. Nếu người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài đến vùng khoeo chân, nếu tổn thương xảy ra ở rễ L4. Trong trường hợp, vị trí đau ở rễ L5 thì bệnh nhân còn bị đau đến tận ngón chân. Bên cạnh đó, một số trường hợp không hề bị đau lưng mà các cơn đau tập trung ở khu vực đùi trở xuống.
  • Mức độ của các cơn đau: người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải những cơn đau với mức độ tăng dần từ âm ỉ tới dữ dội như bị chích đột ngột, giật điện. Đặc biệt, các cơn đau có xu hướng tăng mạnh hơn khi bạn ho, hắt hơi hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
  • Mức độ lan tỏa: cơn đau lan tỏa từ vùng dưới thắt lưng đến mông, phía sau đùi, bắp chân của bạn, ảnh hưởng đến các vận động bình thường.
  • Bên cạnh đó, một số bệnh nhân đau thần kinh tọa cũng gặp phải triệu chứng như tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân, bàn chân.

Khi gặp các biểu hiện như trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.

Số do dây thần kinh trên cơ thể người

Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa

Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa  lâm sàng

Bác sĩ hỏi chi tiết những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, kết hợp với một số nghiệm pháp như:

  1. Hệ thống điểm đau Valleix và dấu hiệu chuông bấm dương tính
  2. Có dấu hiệu Lasegue
  3. Có dấu hiệu Chavany; dấu hiệu Bonnet
  4. Có phản xạ gân xương: Thử phản xạ gân bánh chè yếu hoặc mất hoàn toàn nếu có tổn thương ở rễ L4; Thử nghiệm phản xạ gân gót yếu hoặc mất nếu có tổn thương ở rễ S1.

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa cận lâm sàng

Dựa trên một số xét nghiệm dưới đây:

  1. Chụp X quang: kỹ thuật này hầu như không có giá trị trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nhưng sẽ giúp định hướng đến các nguyên nhân do bệnh xương khớp như: thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, hẹp đốt sống,...
  2. Chụp cộng hưởng từ MRI: Việc chụp MRI sẽ cho hình ảnh chính xác vị trí tổn thương và xác định mức độ chèn ép, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời.
  3. Chụp CT Scan: trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện chụp MRI sẽ được chỉ định chụp CT
  4. Điện cơ: bằng cách đo xung điện tạo ra bởi dây thần kinh và phản ứng của các bắp cơ sẽ phát hiện mức độ tổn thương ở rễ thần kinh.

Cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả bằng An Cốt Nam

Một trong những phương pháp được nhiều người bệnh đau dây thần kinh tọa lựa chọn để dứt điểm những cơn đau chính là phác đồ An Cốt Nam. Bài thuốc được đánh giá cao bởi Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn - trưởng khoa Đông y - Bệnh viện Quân đội 108 - người đã mất hàng chục năm nghiên cứu và tìm kiếm một bài thuốc chữa bệnh xương khớp dứt điểm không tái phát nhưng không có kết quả trước khi ông gặp được An Cốt Nam.

Bạn đọc có thể lắng nghe đầy đủ chia sẻ của Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn về hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam trong video ngắn dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=x5EVkrKklTc&feature=youtu.be

Qua tìm hiểu, An Cốt Nam là thành tựu hơn 10 năm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ, lương y Tâm Minh Đường dựa trên sự kế thừa và phát huy của hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Bên cạnh đó, để phù hợp với cơ địa người Việt, các bác sĩ cũng gia giảm các loại thảo dược quý như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo,..theo một tỷ lệ thích hợp.

Số do dây thần kinh trên cơ thể người

Phác đồ điều trị An Cốt Nam

Tác động nổi bật của An Cốt Nam chính là ở phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” gồm thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên sâu. Mỗi liệu pháp trong phác đồ được coi như một “chân kiềng” vững chắc mà thiếu một trong ba, hiệu quả của bài thuốc sẽ khó đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh sự khác biệt trong cách điều chế thuốc uống dạng cao lỏng, An Cốt Nam còn được lựa chọn bởi những thành phần và tác dụng tuyệt vời của cao dán. Cụ thể, cao dán An Cốt Nam được tạo ra từ các loại dược liệu có tính ấm nóng như Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi,... mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

Cao dán được điều chế theo một quy trình nghiêm ngặt, cô đặc những dược chất quý giá, tác động giảm đau từ bên ngoài chỉ sau 30 phút sử dụng. Khác với các loại cao dán đang có trên thị trường, hiệu quả của cao dán An Cốt Nam có thể kéo dài tới 2 giờ đồng hồ. Người bệnh chỉ cần bóc lớp nilon bọc ở bên ngoài cao dán là có thể dán lên vị trí đau. Tuy nhiên, cần lưu ý không được dán cao vào vết thương hở.

Số do dây thần kinh trên cơ thể người

Ưu điểm của An Cốt Nam

Cho đến nay, An Cốt Nam đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh đau dây thần kinh tọa nói riêng và bệnh xương khớp nói chung, trong đó có cả những người nổi tiếng như MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can,...

https://www.youtube.com/watch?v=XWM6LEoTVJ4&feature=youtu.be

=> Xem Thêm: 1 Số Video Bệnh Nhân Đau Thần Kinh Tọa Đã Sử Dụng An Cốt Nam Chia Sẻ Được Chúng Tôi Tổng Hợp

Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thêm có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ theo địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

  1. Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
  2. Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
  3. Hướng dẫn chỉ đường: XEM BẢN ĐỒ
  4. Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

  1. Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
  2. Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh
  3. Hướng dẫn chỉ đường: XEM BẢN ĐỒ
  4. Hotline: 0903.876.437