Sinh bao lâu thì gội đầu được

Với trường hợp sinh mổ tránh rửa hay tắm làm chảy nước vào vết mổ, có thể kiêng từ 5-7 ngày do chưa cắt chỉ. Còn việc gội đầu không ảnh hưởng đến vết mổ thì không sao. Khi tắm gội, các mẹ đẻ mổ cần chú ý:

- Khi tắm các mẹ không nên ngâm mình trong nước, mà nên tắm bằng vòi hoa sen hoặc lấy gáo dội nước từ trên đầu xuống. Tránh vùng da bị khâu ngâm nước quá lâu, sẽ dễ gây loét, lâu lành,…

- Nên tắm nhanh khoảng 5 – 10 phút là được và sau khi tắm xong nhớ lau khô cơ thể, mặc quần áo dài kín tay, chân. Như vậy mới là cách tắm gội cho bà đẻ đúng cách.

Những điều cần biết khi tắm gội sau khi sinh

- Mỗi lần tắm không được quá lâu

Các bác sĩ khuyên bà đẻ chỉ khoảng 5-10 phút. Sau khi tắm nhanh chóng lau khô cơ thể, sấy khô tóc và mặc quần áo xong hãy ra khỏi phòng tắm, tránh cơ thể bị lạnh hoặc trúng gió.

- Không tắm gội cùng lúc

Mẹ nên tắm tầm 9-10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.  

- Chú ý vết thương âm hộ

Nếu âm hộ người mẹ không có vết thương hoặc vết mổ, chỉ cần vừa phục hồi mệt mỏi là có thể bắt đầu tắm gội. Nếu vết thương ở âm hộ lớn hoặc vết mổ nghiêm trọng, vùng bụng có vết mổ nhất thiết phải đợi đến khi vết thương lành mới có thể tắm vời hoa sen. Có thể lau người bằng khăn mềm trước đó.

- Gội đầu nhanh

Gội đầu nên dùng máy sấy làm khô tóc nhanh, không nên để đầu ẩm lâu, đôi khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 

- Khi tắm gội cần chú ý “ Mùa đông phòng lạnh, mùa hè phòng nóng, mùa xuân thu phòng gió”

Vào mùa hè, nhiệt độ phòng tắm duy trì ở nhiệt độ bình thường là được. Khi trời lạnh phòng tắm phải ấm áp, tránh gi. Nhiệt độ phòng tắm cũng ko nên quá cao, hư thế dễ khiến trong phòng mịt mù hơi nước, gây ra thiếu khí. Mẹ sau sinh thiếu máu , yếu có thể bị ngất hoặc choáng váng

- Nhiệt độ nước tắm và lau người thích hợp khoảng 35-40 độ

Mùa hè cũng không được sử dụng nước lạnh để tắm, tránh khí lạnh vào người, khó đào thải sản dịch, dẫn đến đau bụng và sau này kinh nguyệt không đều, toàn thân đau nhức.

Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông để tránh cảm gió. 

Ngoài việc chú ý tắm gội 5 hoặc 7 ngày sau sinh mổ, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân:

- Ăn uống một cách lành mạnh, nghỉ ngơi để mau chóng hồi phục sức khỏe. Bữa ăn nên bổ sung thêm gừng, hạt tiêu, dầu mè để tăng cường sức bền, có ích cho quá trình trao đổi chất.

- Tránh làm việc quá nặng hoặc suy nghĩ nhiều, áp lực tinh thần có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau khi sinh.

- Hoạt động và tập luyện một số động tác thể dục nhẹ nhàng như nghiêng vùng chậu và hông, căng cơ cổ, vai và lưng, để giúp ích cho sức khỏe của mẹ.

Theo chuyên gia sản khoa Lê Thị Kim Dung, có những quan niệm kiêng cữ sau sinh trong dân gian đã trở nên thái quá và sai lầm, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà mẹ sau sinh.

Căn phòng hôi hám "mùi bà đẻ"

Anh Đỗ Văn Duy [34 tuổi, Thái Bình] kể rằng 5 năm trước, vợ anh sau khi sinh con đầu lòng đã về nhà bà ngoại để bà tiện giúp đỡ, chăm sóc. Khi về thăm vợ con, anh đã sốc vì căn phòng bà đẻ hôi hám. Vợ anh mồ hôi chảy nhớp nhúa, tóc tai bết dính vì đã 10 ngày chưa tắm gội.

Khi anh hỏi ra thì mới biết các cụ bắt bà đẻ kiêng tắm 1 tháng vì quan niệm con đầu  tắm sớm sau này dễ bị lạnh và không thể tắm được nước lạnh nữa. Dù anh có giải thích như thế nào thì mẹ vợ và bà nội của vợ cũng phản đối việc bà đẻ tắm sớm.

Vậy nên mỗi lần vào phòng vợ ở cữ anh lại ngao ngán vì mùi hôi khó chịu, còn người thân của anh thì bảo “phải có mùi như thế mới là mùi bà đẻ”.

Đến hết tháng đầu tiên sau sinh, anh quyết định đón vợ con về nhà riêng tự chăm sóc. Việc đầu tiên anh giúp vợ là đun nồi nước lá thơm để cô ấy tắm gội sạch sẽ.

Ảnh minh họa: internet.

Cùng cảnh ngộ kiêng cữ thái quá với bà đẻ, chị Nguyễn Thị Mỹ [Hương Khê, Hà Tĩnh] hú hồn kể lại câu chuyện của gia đình chị. Tháng 11 năm ngoái, chị Mỹ sinh đôi hai bé vào mùa đông. Trời lạnh, mẹ chồng chị chuẩn bị cả chậu than nóng để ở gầm giường cho ba mẹ con chị nằm cho ấm.

12h đêm, chồng chị ở phòng ngoài vào thăm con thấy tất cả đã ngủ say. Bất ngờ anh thấy ngột ngạt khó thở rồi phát hiện ra chậu than bà đã đặt vào phòng từ lúc nào. May mắn là chồng chị Mỹ phát hiện ra sớm, nếu không thì hậu quả ngạt thở khi ngủ sẽ vô cùng nguy hiểm tính mạng.

Những quan điểm kiêng cữ sai lầm

Thực tế, tại các bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận những ca nhập viện cả nhà vì ngộ độc khí than do nằm sưởi than sau sinh.

Chuyên gia sản khoa, bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho biết, ngày xưa các cụ thường nói bà bầu phải giữ ấm nên có tục nằm sưởi than, nhất là các tỉnh miền trung, Tây Nguyên.

Trong tháng đầu tiên, bà mẹ cần giữ ấm tuyệt đối vì sau sinh mất rất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên, sản phụ có thể giữ ấm bằng nhiều cách mà không phải sưởi than. Ví dụ có thể mặc ấm, uống nước ấm, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh phả thẳng vào người.

Với trẻ sơ sinh cũng vậy, không nên để bé quá nóng mà cần mặc thoáng mát, chọn quần áo mềm, thoáng, nếu quần áo quá dày sẽ khiến bé khó ngủ, không nên quấn bé quá chặt hạn chế sự vận động tay chân của bé.

BS Kim Dung khẳng định quan niệm kiêng tắm gội sớm sau sinh là hoàn toàn không đúng. Các bà mẹ sau sinh cần được tắm gội sạch sẽ để tránh mồ hôi gây nấm tóc, ngứa đầu, viêm da gây khó chịu, khó ngủ.

Bà mẹ sau sinh nên gội đầu thường xuyên và chú ý gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong nơi phòng kín gió tránh lạnh. Khi gội đầu xong nên sấy khô tóc tránh để tóc ướt dễ nhiễm lạnh.

Đối với việc tắm rửa cũng tương tự. Sau sinh 2,3 ngày nên tắm sạch sẽ để cơ thể thoải mái. Nhiều sản phụ kiêng cả tháng không tắm dẫn tới viêm da, nhiễm khuẩn thêm.

Quan niệm nằm im sau sinh để tránh băng huyết cũng không đúng. Quan niệm này xuất phát từ việc người sau sinh mổ, sinh thường phải rạch tầng sinh môn có vết thương gây đau, khó khăn khi đi lại; một số người lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bung chỉ... 

Tuy nhiên sau sinh, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt tới vết thương, giúp vết thương nhanh lành, đồng thời không gây bế sản dịch do mẹ nằm quá nhiều.

Quan niệm kiêng quan hệ tình dục sau sinh cũng không đúng. Các mẹ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục khi đã hết sản dịch, cơ thể thoải mái khỏe mạnh. Việc quan hệ tình dục gây hậu sản là quan niệm trước đây do nhiều người ăn uống không đủ chất, còn thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy.

Nhiều gia đình không cho mẹ sau sinh ăn trái cây có vị chua, canh chu vì sợ gây tiểu són, sữa mẹ chua làm bé tiêu chảy… Đây là một số quan điểm hết sức sai lầm.

Thực tế sau sinh mẹ cần bổ sung rất nhiều các chất dinh dưỡng, trong đó vitamin C cũng giữ vai trò quan trọng. Nó giúp người mẹ tăng sức đề kháng, nhanh lành vết thương, phòng ngừa được các bệnh cảm cúm thông thường.

Phương Thúy

Sau sinh bao lâu thì có thể gội đầu?

Điều này được đánh giá dựa trên sự hồi phục của chính người mẹ. Với mẹ sinh thường, nếu sức khỏe của bạn đã phục hồi, bạn có thể gội sạch đầu sau 3-4 ngày sau khi sinh, tuy nhiên khi gội không nên cúi người xuống quá sớm.

Đối với mẹ sinh mổ, vết mổ sẽ bị kích ứng nếu bạn cúi xuống quá lâu trong thời gian gội. Nếu vết mổ của bạn đã khô, không gặp vấn đề gì, bạn có thể gội đầu 14 ngày sau khi sinh. Sau lần gội đầu đó, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên mà chỉ nên gội đầu 1-2 lần mỗi tuần. Nếu có điều kiện ở nhà và có ghế để gội đầu, bạn cũng có thể gội đầu trước tùy theo tình hình.

Kiêng gội đầu quá lâu: lợi bất cập hại

Chúng ta đều biết rằng, phụ nữ sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong và sau khi sinh, đặc biệt là vào mùa hè. Tóc và da đầu là những bộ phận dễ nhiễm bụi, vi khuẩn nhất trên cơ thể. Kiêng gội đầu quá lâu sẽ biến da đầu của bạn thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Các bà mẹ sau khi sinh thường có sức đề kháng kém, kiêng gội đầu quá lâu, gãi ngứa xước da, dễ gây nhiễm trùng.

Cần chú ý điều gì khi gội đầu trong thời gian ở cữ?

Giữ ấm

Đây là điều quan trọng nhất, bởi vì trong thời gian ở cữ, khí và huyết của hậu sinh đều yếu, thể trạng tương đối kém. Nếu chẳng may bị cảm lạnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi toàn diện của cơ thể, vì vậy bạn phải thực hiện tốt việc giữ ấm khi gội đầu. Nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng phải thích hợp.

Nhiệt độ nước không nên quá cao hoặc quá thấp và cần được duy trì ở mức 37-45 °C. Nhiệt độ nước quá nóng sẽ gây kích ứng da đầu, nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến các bà mẹ dễ bị cảm lạnh. Sau khi gội, dùng khăn lau khô tóc hoặc dùng máy sấy tóc càng sớm càng tốt.

Không nên cúi người quá lâu

Không nên gội đầu quá lâu, không nên cúi người quá lâu, không chỉ làm chèn ép vết thương mà còn dễ gây chóng mặt, thậm chí té ngã. Nếu cảm thấy sức khỏe còn yếu, sản phụ nên nhờ người thân giúp đỡ trong lần gội đầu đầu tiên để tránh bị trượt chân.

Ngoài ra, rụng tóc sau sinh là vấn đề mà bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Mẹ sữa chú ý nên sử dụng lược gỗ hoặc lược sừng để giúp giảm rụng tóc, giảm kích ứng da đầu. Sau khi gội đầu, bạn nên uống một tách trà gừng để tránh bị cảm lạnh.

Dương Huyền [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/sau-sinh-bao-lau-co-the-goi-dau-khong-som-khong-muon-day-la-thoi-diem-tot-nhat-113003.html

Video liên quan

Chủ Đề