Sáng kiến vành đai con đường là gì

Nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen đã đặt ra thuật ngữ “Con đường tơ lụa” hay các “Tuyến đường tơ lụa” vào năm 1877 để nói về tuyến đường buôn bán cổ trên bộ xuyên qua vùng Trung Á. Kể từ đó tới nay, rất nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đã được gọi là các “Con đường tơ lụa” hay các “Tuyến đường tơ lụa” bất chấp một sự thật: lụa không phải là mặt hàng được buôn bán sớm nhất hay được trao đổi nhiều nhất qua các tuyến đường này.

“Con đường tơ lụa” trên đất liền có từ cách đây 2000 năm và “Con đường tơ lụa” trên biển cũng được lập ra sau đó.“Con đường tơ lụa” gợi lên một quá khứ rực rỡ của việc liên kết thương mại giữa các cảng biển và người dân, các thành phố và các nền văn hóa. “Con đường tơ lụa” sẽ đi xuyên qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iran và cuối cùng kết thúc ở Áo. Trong khi đó, “Con đường tơ lụa” trên biển sẽ kết nối các cảng biển của Trung Quốc tới tận cảng Antwerp của Bỉ. “Con đường tơ lụa” cổ xưa được khôi phục với hy vọng rằng nó sẽ dẫn dắt “Giấc mộng Trung Hoa”, khôi phục quan hệ thương mại cổ xưa giữa Trung Quốc với các nước láng giềng của họ, trải dài từ phía Nam đến phía Bắc, mở rộng ra tới tận phía Đông Địa Trung Hải. Trịnh Vĩnh Niên -Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á,Singapore cho rằng Trung Quốc cần "đi ra ngoài", chỉ có "đi ra ngoài" mới có thể trở thành nước lớn, và cũng chỉ có "đi ra ngoài" mới có thể thực hiện trách nhiệm nước lớn. “Con đường tơ lụa” có thể trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng cho sức mạnh mềm của Trung Quốc

Tháng 9 năm 2013, gần một năm sau khi đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, ông Tập Cận Bình đã khởi động một sáng kiến về đối ngoại mới mang tên “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa”. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (MSR) nhằm kết nối trên bộ giữa Trung Quốc và châu Âu, liên kết với mọi tiểu vùng lớn trên đường đi của nó. Ông Tập cũng thông báo về sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 trong chuyến thăm Indonesia vào tháng 10/2013. Trung Quốc gọi cặp sáng kiến này là "một vành đai, một con đường" hay giờ được gọi là "Vành đai, Con đường - BRI", nếu thành công nó sẽ đẩy nhanh sự hội nhập Á - Âu dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc.

Ý tưởng "Vành đai, Con đường" được bắt nguồn từ lịch sử như là sự tồn tại một con đường tơ lụa trên bộ và một con đường tơ lụa trên biển, kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Phi và châu Âu. Sáng kiến này cũng nhằm mục đích biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, thúc đẩy tính cạnh tranh và khả năng kết nối của khu vực.

Sáng kiến Vành đai kinh tế - Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road ) của Trung Quốc không chỉ là "tổng hợp các dự án cơ sở hạ tầng" mà còn là một chiến lược được tính toán cẩn thận nhằm theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của Trung Quốc tại Âu - Á - các phân tích của Stratfor đã chỉ ra. Một vành đai, Một con đường - One Belt, One Road của Bắc Kinh trong thực tế bao gồm 6 hành lang giao thông trên khắp lục địa Á - Âu, bao gồm cả trên đất liền và trên biển, các phân tích nói thêm.

Sáng kiến vành đai con đường là gì

Nhìn bề ngoài, ý tưởng "Vành đai,Con đường", chủ yếu dựa trên yếu tố kinh tế nhưng lại mang ý nghĩa chiến lược và chính trị. Nó nhắm tới mục tiêu cùng phát triển, thịnh vượng chung và an ninh năng lượng - Zhuang Jianzhong, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, nhận xét.Với sáng kiến này, Trung Quốc sẽ tham gia phát triển các cảng biển lớn trên vành đai Á - Âu giữa Trung Quốc và Địa Trung Hải để thúc đẩy kết nối hàng hải.

Các nhà ngoại giao ASEAN cho biết, sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực, đặc biệt là kể từ khi thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào tháng 12 năm 2015. "Vành đai,Con đường" sẽ tạo ra một hành lang kinh tế mới mở rộng lên tới 60 quốc gia trên toàn thế giới. Hai Con đường tơ lụa được xem là một nỗ lực nghiêm túc để hiện thực hóa giấc mơ "Sự đại phục hưng dân tộc Trung Hoa" trong thế kỷ 21 sánh ngang với vinh quang thời Hán, Đường trong quá khứ.

Cơ sở hạ tầng cấu thành hai Con đường tơ lụa này bao gồm cả phần “cứng và mềm”. Cơ sở hạ tầng “cứng” là thép, bê tông, máy móc để xây đường sắt, đường cao tốc, cảng biển, đường ống dẫn nhiên liệu, khu công nghiệp, cơ sở hải quan cửa khẩu và các đặc khu thương mại. Cơ sở hạ tầng “mềm” là những thể chế tài chính cho phát triển các thỏa thuận thương mại và đầu tư quốc tế, diễn đàn hợp tác đa phương, công trình nghiên cứu hàn lâm, giao lưu văn hóa, du lịch… cấu thành nền tảng xã hội cho các dòng thương mại và đầu tư. Việc thúc đẩy chương trình nghị sự này không đòi hỏi Trung Quốc phải đối mặt với những cuộc đàm phán đa phương hay tạo ra những tổ chức quan liêu siêu quốc gia. Nó chỉ thuần túy yêu cầu Trung Quốc đưa ra sự lãnh đạo trong hình thức đề xuất thảo luận, thúc đẩy hợp tác, giảm chi phí giao dịch và thông tin cho đối tác và cung cấp cho họ những khuyến khích vật chất như cơ sở hạ tầng, tín dụng, đầu tư và cơ hội thương mại mới. Điều này sẽ thúc đẩy các nước khác tình nguyện hợp tác với dự án hội nhập Á - Âu của Trung Quốc. Sáng kiến "Vành đai,Con đường" thực sự là lớn hơn so với “Marshal Plan - kế hoạch Mát san” khi nó cố gắng bao trùm toàn bộ thế giới với giá trị kinh tế có thể lên tới 21 nghìn tỷ USD.

Các kế hoạch mang tên “Vành đai Kinh tế - Con đường tơ lụa mới” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” sẽ bao hàm việc xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay ở khắp khu vực Trung Á và Nam Á. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành đã nói - nếu như ý tưởng này “cất cánh” - nó sẽ bao trùm hơn 60% dân số và một phần ba kinh tế thế giới. Theo trang mạng quốc phòng Mỹ Defence News, sáng kiến này nhằm mục đích thiết lập các tuyến đường mới nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu và châu Phi, bao gồm “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa mới” nối Trung Quốc với châu Âu cắt ngang qua các khu vực miền núi ở Trung Á và “Con đường tơ lụa trên biển” nối các cảng của nước này với bờ biển châu Phi và Địa Trung Hải. Việc phát triển các tuyến đường mới sẽ bao gồm việc xây dựng các trung tâm hậu cần, mạng lưới thông tin liên lạc, sân bay, đường sắt, đường cao tốc hiện đại, bến cảng và một lực lượng quân sự cho phép phản ứng nhanh nếu xảy ra khủng hoảng. Giới chuyên gia nhận định kế hoạch này sẽ giúp mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc địa chính trị “vô đối” trong khu vực.

"Vành đai, Con đường" một mặt có thể được xem là phản ứng của Trung Quốc trước chính sách xoay trục, hay tái cân bằng với Châu Á - Thái Bình Dương của nguyên Tổng thống Mỹ Obama và sự suy giảm tương đối ảnh hưởng của Liên bang Nga tại Trung Á. "Vành đai,Con đường", đặc biệt là sáng kiến Vành đai kinh tế con đường tơ lụa có hàm ý đối nội không kém so với đối ngoại.

Việc đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ con đường Tơ lụa, MSR và Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương gần đây (FTAAP) đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu.

Sự quan tâm của các nước Trung Á đối với sáng kiến “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” đã tạo nhiều thuận lợi để Trung Quốc đầu tư mạnh vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sá, hệ thống cảng trải dài từ Đông Nam Á, Tây Á, Châu Phi sang Châu Âu… Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc rất tích cực cho vay và viện trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo trục “một vành đai” tại nhiều quốc gia.

Ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào Myanmar, Lào, Campuchia, Malaysia... và tạo “đòn bẩy cơ sở hạ tầng” tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Chiến lược này sẽ kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và chạy thẳng ra cảng biển của Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Một khi mạng lưới đó thông suốt, hàng hóa của Trung Quốc có thể tiếp cận khu vực Đông Nam Á bằng nhiều cách mà không cần thông qua hệ thống đường, cảng của Việt Nam.

Tháng 10/2014, Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ với 20 quốc gia khác nhằm thiết lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để cung cấp tài chính cho những nhu cầu về cơ sở hạ tầng của khu vực. Sự hấp dẫn của sáng kiến này là các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong khu vực và hai nước láng giềng của Trung Quốc có các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là Philippines và Việt Nam cũng nằm trong số 20 quốc gia đã ký bản ghi nhớ này.

Sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc với nguồn tiền và đầu tư đáng kể, có thể thúc đẩy nền kinh tế của một vài quốc gia tại Châu Âu và Châu Á - các quốc gia sẵn sàng khẳng định mối quan hệ từ xa xưa với vương quốc Trung Hoa cổ đại. Đối với Trung Quốc, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra các kênh đầu tư mới cho nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của nước này, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái thiết trật tự thế giới Trung Quốc thời cổ đại (hay còn được biết đến dưới cái tên là “thiên hạ - Tianxia”) - một trật tự mà trong đó tất cả mọi khu vực được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên ủy hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản tồn tại trên lý thuyết mà còn đem lại những hàm ý địa chính trị quan trọng.

Quan điểm và giải pháp

Thực thi chiến lược BRI sẽ góp phần tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỉ lệ tăng trư­ởng kinh tế cao,chuyển đổi cơ cấu và phát triển xã hội ở nhiều (như­ng không phải tất cả) quốc gia tham gia vào sáng kiến này. Điều đặc biệt là nó có thể mở ra các cơ hội không hạn chế cho sự hợp tác và hội nhập về thư­ơng mại, đầu t­ư, dịch vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.

Nhìn chung, xuất phát từ vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế trong những năm vừa qua, phân tích các kịch bản có thể có, cho phép rút ra nhận xét bước đầu: Với ý tưởng “Vành đai, Con đường”, các quan hệ trao đổi kinh tế sẽ tăng lên theo thời gian và tiềm lực kinh tế, yếu tố cần khai thác chính trong kinh tế đối ngoại là vị trí cửa ngõ trung chuyển giữa Trung Quốc với Việt Nam và với các nước khác tham gia vào Con đường tơ lụa.

Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn về nhiều mặt đối với Việt Nam. Trong thời gian tới, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Trung Quốc là một nư­ớc lớn, đang phát triển nhanh và có sức thu hút toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam. Phải có những đột phá trong cải cách, phát triển mới tận dụng được cơ hội này. Chậm trễ sẽ tụt hậu và càng tụt hậu càng khó hợp tác, càng nhiều bất lợi.

- Trung Quốc là một công xư­ởng lớn, là nơi tập trung các công ty và tập đoàn lớn của thế giới, là mạng kết nối toàn cầu. Muốn hợp tác hiệu quả, Việt Nam phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu. Lựa chọn những ưu thế của mình để phát triển. Giải pháp quan trọng là thu hút đầu t­ư từ các công ty hàng đầu thế giới. Việt Nam có thể tận dụng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các nước trong khu vực về một số lĩnh như dệt may, da giày, điện tử, chế biến nông sản. Tuy nhiên yếu tố quyết định của sự tận dụng này là cải thiện chất lượng lao động, tạo ra sự liên kết hiệu quả giữa các nhà sản xuất trong nước và đầu tư nước ngoài, cải cách hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng.

- Những lợi thế của Việt Nam về địa lý, kinh tế và chính trị cần phải được tận dụng triệt để. Chiến lược tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc của Việt Nam cần phải được xây dựng trên tinh thần làm cho Việt Nam khác với Trung Quốc chứ không phải làm thế nào để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Khai thác những ưu thế của Việt Nam với tư cách là một nước nhỏ và linh hoạt.

- Quán triệt tinh thần thị trường Trung Quốc là một bộ phận của thị trường thế giới. Do đó phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc phải luôn song hành tính đến các mối quan hệ với các thị trường khác.

Trong thời gian tới, khi tham dự vào “Các con đường tơ lụa”, cần quán triệt những quan điểm sau:

- Phát huy và sử dụng tốt khả năng và tính tích cực của các thành phần kinh tế trong giao lưu hàng hóa nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa,chuyển dần mô hình kinh tế từ nông,lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang mô hình công nghiệp - dịch vụ và du lịch - nông, lâm nghiệp nhằm đưa kinh tế tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm thoát khỏi vòng nghèo nàn, lạc hậu.

- Phát huy lợi thế so sánh để ổn định và phát triển thương mại,thị trường theo hướng hòa nhập với thị trường khu vực, hội nhập với thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Tây Nam - Trung Quốc và ASEAN.

- Xuất phát từ vị trí địa lý thuận lợi nên cần chú trọng vào việc phát triển thị trường vùng biên giới trở thành thị trường trung chuyển. Trong những năm trước mắt, hoạt động thương mại trên địa bàn cần tập trung chủ yếu vào việc thu gom và chế biến hàng xuất khẩu như: tạm nhập - tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh và các dịch vụ phục vụ hoạt động xuất - nhập khẩu như thông tin thương mại, hội chợ triển lãm hàng hóa, văn phòng giao dịch, khách sạn… Đồng thời cần phải xây dựng đồng bộ các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tương xứng với tầm cỡ của khu vực nhằm thu hút mạnh các nhà kinh doanh trong và ngoài nước, tăng cường khối lượng hàng hóa lưu chuyển xuất - nhập khẩu, quá cảnh qua địa bàn.

Việc thực hiện điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc sẽ là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam mở rộng và phát triển thị trường. Theo đó:

- Các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng các hình thức hoạt động kinh doanh như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, lưu kho ngoại quan, tăng cường khả năng thâm nhập thị trường. Đồng thời cần sớm chuẩn bị các điều kiện để gia tăng hoạt động chính ngạch ở các khu kinh tế cửa khẩu.

- Cùng với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu hiện có thế mạnh, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc để ký hợp đồng dài hạn. Khai thác cơ hội tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu mặt hàng của mình, khai thác nguồn hàng của nước bạn và phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ thông qua các khách du lịch đến từ Trung Quốc.

- Tăng cường hơn nữa sự hợp tác về đường sắt, đường bộ, đường sông và đường hàng không.

- Thiết lập các kênh phân phối nhằm vươn tới những khu vực thị trường nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc. Thâm nhập thị trường Trung Quốc qua kênh phân phối bán lẻ. Muốn thâm nhập được kênh phân phối này, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu, nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý, từng bước thiết lập và tham gia vào hệ thống các nhà cung cấp truyền thống cho các đại siêu thị và siêu thị. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể xuất khẩu hàng nông sản vào Trung Quốc thông qua các công ty nhập khẩu/phân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, đóng gói cũng như cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn.

- Tăng cường khả năng đáp ứng các quy định và yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Xây dựng quy chế về quản lý kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu cùng hệ thống giám sát, kiểm tra và công nhận từ khâu sản xuất để đảm bảo quy mô,chất lượng và nâng cao uy tín hàng hóa Việt Nam. Tăng cường và kiện toàn các trạm kiểm dịch tại các cửa khẩu trọng điểm, trước mắt là tại các cửa khẩu Lào Cai, Tân Thanh, Hữu Nghị, Móng Cái để giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh, hiệu quả yêu cầu về kiểm dịch, đồng thời góp phần giảm bớt chi phí phát sinh không cần thiết cho doanh nghiệp xuất khẩu.

- Đẩy nhanh việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu, sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn ISO để hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ, hàng hóa không sạch. Tích cực hợp tác khu vực nhằm hài hòa hóa tiêu chuẩn. Cần tăng cường bảo hộ nhập khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn và kỹ thuật (được WTO thừa nhận) nhằm hạn chế máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, có tác động không nhỏ đến hiệu quả vay nợ nước ngoài và tính cạnh tranh ngành và sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Phát triển, mở rộng hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả 3 phạm vi: quốc gia - doanh nghiệp - sản phẩm, thực thi tự do hoá thương mại với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình… xử lý khôn khéo quan hệ kinh tế, thương mại - đầu tư Việt - Trung - một định hướng chiến lược trong thế kỷ 21, có thể nói đó chính là “

Thế nào là sáng kiến vành đai và con đường?

VOV.VN - Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây một thập kỷ nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải.

Vành đai một con đường của Trung Quốc là gì?

Một vành đai, Một con đường (tiếng Trung: 一带 一路; bính âm: Yídài yílù; Hán-Việt: Nhất đái, nhất lộ), còn được gọi là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative) tên chính thức là Sáng kiến Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 là một khuôn khổ cho tổ chức phát ...

Tại sao lại gọi là đường vành đai?

Với câu hỏi tuyến đường vành đai là gì thì đây là dạng đường bao ở khu vực bên ngoài trung tâm nội đô của thành phố, có thể được thiết kế dạng xa lộ hay cao tốc đô thị. Những con đường này luôn có sự kết nối một cách thuận tiện với các đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.

Tại sao Trung Quốc lại thực hiện chính sách vành đai con đường?

Tại sao Trung Quốc tạo ra Vành đai và Con đường Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của đất nước.