Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép vào môn hóa học năm 2024

Giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

![Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải bài tập cơ bản môn hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở ](https://https://i0.wp.com/848671ec5d.vws.vegacdn.vn/UploadImages/thcskhuongdinh/b%C3%ACa%20skkn.png?w=400)

Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải bài tập cơ bản môn hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở

23/3/2021 0:0

SKKN giúp cho học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Hóa học, trong tình trạng hiện nay nhiều học sinh học kém Toán dẫn đến ngại học bộ môn Hóa học, để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở một số dạng bài tập trong chương trình hóa học lớp 8 THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản ...

Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép vào môn hóa học năm 2024

Đề tài: Sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy môn Hóa học - lớp 8- 9

26/2/2018 0:0

Sáng kiến kinh nghiệm dự thi Cấp Quận

Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép vào môn hóa học năm 2024

Hóa học 8 - Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học 8.

25/2/2018 0:0

Sáng kiến kinh nghiệm dự thi cấp Quận, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình học Hoá của học sinh và khơi dậy sự ham thích học tập, nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết về khoa học tự nhiên về chuyên ngành Hoá. Từ đó khám phá ra thế giới tự nhiên khoa học bằng những hiểu biết của bản thân qua cấp học.

Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép vào môn hóa học năm 2024

Lời nói đầu

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường

xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quí giá cho những người làm công tác

giáo dục. Câu nói của Người: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi

ích trăm năm thì phải trồng người” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các

trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy, cô giáo nỗ

lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “Trường

học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích

đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước

nhà”. Đúng vậy, không có giáo dục sẽ không thể có những người chủ tương lai

của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào, muốn phát triển về

mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không thể

phát triển được. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển, phồn thịnh của

mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh

tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ

môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của mỗi

người dân. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn

cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Hóa

học là môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất và những ứng dụng

của chất. Hóa học có ứng dụng trong tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội

cũng như có quan hệ mật thiết với môi trường sống. Vì vậy môn Hóa học trong

trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung trong dạy học, trong

đó việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề quan trọng trong hoạt

động dạy học

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

môn Sinh học, Hoá học...

  • Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học:
  • Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương .
  • Thảo luận phương án xử lý.
  • Hoạt động trồng cây xanh trong nhà trường.
  • Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường qua công tác điều tra, sáng tác, vẽ, văn nghệ về chủ đề môi trường.
  • Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường như vệ sinh trường, lớp, tham gia chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường ở nhà trường, địa phương
  • Các phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học hóa học − Do kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có một phương pháp riêng dành cho giáo dục môi trường mà phải thông qua phương pháp của bộ môn Hóa học. Tùy từng điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp sau:
  • Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp). “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 11 | 3 4
  • Phương pháp thảo luận.
  • Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
  • Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
  • Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
  • Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế...
  • Phương pháp nêu gương...
  • Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học. Thông thường thì chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường được truyền tải trong bài giảng thường có những đặc trưng sau:
  • Nêu khái niệm, nội dung sẵn có trong SGK với tình huống hoặc chi tiết cụ thể có liên quan.
  • Nêu rõ mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường có thể khai thác từ khái niệm (nội dung) trên.
  • Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
  • Trong nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con người, bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp (thực phẩm để ăn, nước để uống,...) đến giá trị gián tiếp (ô nhiễm không khí, mưa axit,..)
  • Các hình thức lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả đến học sinh, tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt đến, sau đây là một số hình thức chủ yếu:
  • Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường
  • Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ vậy, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
  • Thông thường, giáo viên thường đưa ra hệ thống các câu hỏi “Tại sao?”, “ như thế nào?” để dẫn dắt các em vào nội dung cần truyền tải. Ví dụ : Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Hoá học 9) “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 12 | 3 4
  • LƯU HUỲNH ĐIOXIT I - Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường: Lưu huỳnh đioxit là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây mưa axit. • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Câu hỏi 1: Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Giải thích tại sao? (Lưu ý TN đốt cháy lưu huỳnh ở hoá học 8). Câu hỏi 2: Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit. Tác hại do mưa axit gây ra? Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối
  • Học sinh: Trả lời.
  • Giáo viên rút ra kết luận: Khí lưu huỳnh đioxit gây ô nhiễm không khí, gây hiện tượng mưa axit. Vì vậy cần hạn chế thải ra môi trường khí này.
  • Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường
  • Khi ra các bài tập, giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em. Ví dụ 1: Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (Hóa học 8) Bài tập củng cố: Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
  • Vành xe đạp bằng sắt sau một thời gian bị gỉ.
  • Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan. “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 13 | 3 4
  • Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
  • Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ nhiều trong khí quyển) làm cho Trái đất nóng lên.
  • Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
  • Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc như CO, SO2,... gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ 2: Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY (Hóa học 8) Bài tập củng cố: Trong tự nhiên, oxi được sinh ra trong quá trình quang hợp. Hãy nêu hiểu biết của em về quá trình này?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên rút ra nhận xét, kết luận: quá trình quang hợp của cây xanh đã hấp thụ khí cacbon đioxit đồng thời giải phóng khí oxi góp phần điều hòa bầu không khí. Vì vậy cần trồng nhiều cây xanh. Khuyến khích học sinh tích cực tham gia trồng cây ở gia đình, trường học, địa phương. Ví dụ 3: Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Hóa học 8) I – THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
  • Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm không khí
  • Giáo viên đặt các câu hỏi:
  • Thế nào là hiện tượng ô nhiễm không khí?
  • Không khí bị ô nhiễm gây những tác hại gì?
  • Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
  • Các biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
  • Là học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
  • Ô nhiễm không khí gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là gây ra các hiện tượng:
  • Gia tăng hiệu ứng nhà kính trên trái đất.
  • Suy giảm tầng ozon.
  • Mưa axit. Hãy trình bày hiểu biết của em về các hiện tượng này?
  • Biến đổi khí hậu đang là nỗi lo của toàn cầu. Nguyên nhân gây lên hiện tượng này là do không khí bị ô nhiễm làm gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hãy trình bày hiểu biết của em về hiện tượng này?
  • Giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp hoặc yêu cầu học sinh trình bày dưới dạng bài tập môn học (tiểu luận). “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 14 | 3 4
  • Giáo viên rút ra nhận xét, kết luận: Ô nhiễm không khí gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với đời sống trên trái đất. Mỗi người hãy góp phần bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. Ví dụ 4: Bài 36: NƯỚC (Hóa học 8) III– VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT. CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
  • Cho học sinh thấy được rõ hơn nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất.
  • Sự phân bố nước, đặc biệt là nước sạch không đồng đều. Có rất nhiều nơi rất khan hiếm nước.
  • Làm cho HS hiểu được thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề và tác hại của điều đó. Cũng để các em hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính là từ những hoạt động của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Từ đó giáo dục các em ý thức phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cũng như định hướng cho các em các hành động đúng đắn góp phần bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước. • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi:
  • Nước có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
  • Sự phân bố nước trên bề mặt trái đất?
  • Nêu hiểu biết của em về thực trạng nguồn nước hiện nay?
  • Hãy trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
  • Nêu những biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước?
  • Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước?
  • Giáo viên có thể cho học sinh trả lời trực tiếp hoặc yêu cầu học sinh trình bày dưới dạng bài tập môn học (tiểu luận).
  • Giáo viên rút ra nhận xét, kết luận: Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất. Mỗi người hãy tiết kiệm nước, góp phần hành động bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm. Ví dụ 5: Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (Hoá học 9) B . LƯU HUỲNH ĐIOXIT • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường: Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, gây mưa axit. • Thực hiện: “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 15 | 3 4 Bài tập củng cố: Một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày đêm thải ra khí quyển 64 tấn SO2. Hỏi cần có bao nhiêu m3 dung dịch Ca(OH)2 0,0002 M để xử lí toàn bộ lượng SO2 trong khí thải đó?
  • Học sinh vận dụng tính chất hoá học của SO2 để giải bài tập.
  • Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần hạn chế lượng khí thải SO2 để góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ 6: Bài 20: HỢP KIM CỦA SẮT: GANG, THÉP (Hóa học 9) Bài tập củng cố: Trong quá trình sản xuất gang, thép thường thải ra những khí thải như CO2, SO2, CO,...có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh. Dẫn ra một số phản ứng để giải thích ? Thử nêu các biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư ở gần cơ sở sản xuất.
  • Học sinh viết phương trình hóa học giải thích.
  • Giáo viên rút ra nhận xét, kết luận: Sản xuất gang thép có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy phải có biện pháp xử lí khí thải chống ô nhiễm môi trường. Ví dụ 7: Bài 21: ĂN MÒN KIM LOẠI (Hoá học 9) • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường: Bảo vệ kim loại ít bị ăn mòn do các yếu tố hóa học trong môi trường. • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi :
  • Vì sao sắt bị oxi hoá (bị ăn mòn) trong không khí ẩm?
  • Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit , mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên nhận xét, kết luận: Các đồ vật bằng kim loại để trong không khí ẩm rất dễ bị ăn mòn. Vì vậy để bảo vệ chúng, ta để chúng ở nơi khô ráo, thoáng, thường xuyên lau chùi sạch sẽ... Ví dụ 8: Bài 24: ÔN TẬP HỌC KÌ 1(Hóa học 9) Bài tập củng cố: Sau khi làm thí nghiệm có những chất khí thải độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? Giải thích và viết các phương trình hóa học (nếu có). “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 16 | 3 4
  • Nước vôi trong B. Dung dịch HCl
  • Dung dịch NaCl D. Nước
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên nhận xét: Quá trình làm thực hành thí nghiệm có thể tạo ra những khí độc hại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy khi làm thí nghiệm cần lưu ý:
  • Tuyệt đối tuân thủ các qui tắc an toàn, tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Tiết kiệm hóa chất.
  • Không được đổ hóa chất dư thừa xuống bồn rửa mà cần tập hợp lại để xử lý. Ví dụ 9: Bài 26: CLO (Hóa học 9) Bài tập củng cố: Quan sát hình 3.5. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Hãy giải thích tại sao phải đậy bình thu khí clo bằng bông tẩm xút?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên rút ra nhận xét, kết luận: Khí clo độc. Người ta nút bình thu khí clo bằng bông tẩm xút (NaOH), khí clo sẽ tác dụng với xút nên không bị thoát ra ngoài, không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó giáo dục học sinh nâng cao hiểu biết để thực hiện thí nghiệm hóa học một cách an toàn và hiệu quả.
  • Minh họa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bằng những hình ảnh thực tế “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ1: Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Hoá học 8) • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
  • Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
  • Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SO2, • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào? “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 17 | 3 4
  • Học sinh: trả lời.
  • Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, xác chết sinh vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí,.... Bảng:Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí. Khí Nguồn gốc gây ô nhiễm Do nhân tạo Tác động tới môi trường CO Quá trình cháy, oxi hoá hợp chất hiđrocacbon 21% Phá huỷ tầng ozon,rối loạn tầng bình lưu CO2 Hô hấp của động thực vật, sản xuất khoáng và năng lượng 2% Gây hiệu ứng nhà kính SO2 Sản xuất năng lượng 53% Gây mù axit, mưa axit NOX Sản xuất năng lượng, giao thông 33% Phá huỷ tầng ozon, khói quang hoá, mưa axit NH3 Nông nghiệp, công nghiệp 10% Tạo sol khí CH4 Nông nghiệp, gia công, khí đốt 16% Gây hiệu ứng nhà kính Freon Chất tải lạnh 100% Gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon
  • Giáo viên chiếu hình ảnh về tác hại của các hiện tượng mưa axit, mù quang hóa, suy giảm tầng ozon, hiệu ứng nhà kính.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên rút ra kết luận: Ô nhiễm không khí chủ yếu là do các hoạt động của con người đã phát thải vào không khí những chất độc hại.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên rút ra kết luận: Mỗi người hãy góp phần bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
  • Giáo viên trình chiếu các hình ảnh về hành động của con người bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm: trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng các phương tiện giao thông hợp lí, dùng năng lượng sạch... Ví dụ2: Bài 36: NƯỚC (Hoá học 8) • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
  • Cho học sinh thấy được rõ hơn nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất. “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 18 | 3 4
  • Sự phân bố nước, đặc biệt là nước sạch không đồng đều. Có rất nhiều nơi rất khan hiếm nước.
  • Làm cho học sinh hiểu được thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề và tác hại của điều đó. Cũng để các em hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính là từ những hoạt động của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Từ đó giáo dục các em ý thức phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cũng như định hướng cho các em các hành động đúng đắn góp phần bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước. • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Nước có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu những hình ảnh minh họa vai trò của nước với cơ thể, với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện... Từ đó rút ra nhận xét: Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Sự phân bố nước trên trái đất?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên nhấn mạnh: trên trái đất nước chiếm lượng lớn nhưng lượng nước ngọt, đặc biệt là nước sạch rất hiếm. Chiếu những hình ảnh về những nơi khô hạn, hiếm nước, đặc biệt là nước sạch. Từ đó giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm nước.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Thực trạng nguồn nước hiện nay?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa nguồn nước đang bị ô nhiễm, đặc biệt là ở địa phương.
  • Giáo viên: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa những hoạt động của con người trong sinh hoạt, sản xuất làm cho nước bị ô nhiễm để các em hiểu được chính những hoạt động của con người đã và đang hủy hoại nguồn nước. Từ đó các em hình thành được ý thức phải bảo vệ nguồn nước. Giáo viên có thể chiếu những hình ảnh của con người đang tiến hành để bảo vệ nguồn nước. Ví dụ 3: Bài 28: CÁC OXIT CỦA CACBON (Hoá học 9) • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường: “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 19 | 3 4
  • Khí cacbon oxit là khí độc, khi hít phải có thể gây tử vong. Khí này sinh khi đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, các sản phẩm chế biến dầu mỏ trong điều kiện thiếu không khí.
  • Sự gia tăng nồng độ khí cacbon đioxit trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu gây lên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính trên trái đất. • Thực hiện: Phần I – CACBON OXIT
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Khi hít phải khí cacbon oxit có thể gây chết người không?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên trình chiếu các hình ảnh các nạn nhân bị ngộ độc khí than.
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Bằng kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng này.
  • Học sinh: giải thích.
  • Giáo viên: Khí cacbon oxit sinh ra trong điều kiện nào?
  • Học sinh: trả lời.
  • Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận: Khí cacbon oxit sinh ra khi đốt than, ủ than trong điều kiện thiếu oxi. Vì vậy cần đun than nơi thoáng gió, tuyệt đối không đốt hoặc ủ bếp than trong phòng kín. Khí cacbon oxit còn sinh ra trong các quá trình nung gạch ngói, nung vôi, khai từ các phương tiện giao thông,...
  • Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh minh họa. “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 20 | 3 4 Các nguồn phát thải khí cacbon oxit Phần II – CACBON ĐIOXIT
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Khí cacbon còn được gọi là khí nhà kính. Hãy cho biết:
  • Hiệu ứng nhà kính là gì?
  • Ngoài khí cacbon đioxit, còn khí nào góp phần gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
  • Phân loại hiệu ứng nhà kính? Ảnh hưởng của từng loại đối với môi trường và con người?
  • Nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên trái đất.
  • Các biện pháp hạn chế sự gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên trái đất.
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu các hình ảnh minh họa để học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu ứng nhà kính. Ví dụ 4: Bài 41: NHIÊN LIỆU (Hoá học 9) • Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường:
  • Cho học sinh thấy được việc sử dụng nhiên liệu không hiệu quả gây lãng phí nhiên liệu, làm ô nhiễm môi trường. Từ đó hướng dẫn các em cách thức sử dụng nhiên liệu hiệu quả, có thể áp dụng ngay trong đời sống hàng ngày . “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học THCS” 21 | 3 4
  • Cho học sinh thấy được thực trạng ngày càng cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ... Từ đó giáo dục HS ý thức tiết kiệm nhiên liệu, hơn nữa định hướng các em học hành chăm chỉ để sau này có thể đóng góp trong việc tìm tòi ra các nguồn nhiên liệu mới, nhiên liệu sạch không gây ô nhiễm môi trường. • Thực hiện:
  • Giáo viên đặt câu hỏi: Khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ gây tác hại gì?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu những hình ảnh minh họa việc đốt nhiên liệu đã và đang gây ô nhiễm môi trường.
  • Giáo viên: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên: Chiếu những hình ảnh minh họa thực tế về cách sử dụng nhiên liệu trong thực tế cho học sinh lựa chọn đúng sai.
  • Giáo viên: Nêu thực trạng nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt. Từ đó giáo dục các em ý thức tiết kiệm nhiên liệu.
  • Chiếu những hình ảnh cho học sinh thấy việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường, cần phải tìm ra các nguồn năng lượng sạch thay thế.
  • Giáo viên: Hãy nêu những nguồn năng lượng sạch mà em biết.
  • Học sinh trả lời.
  • Giáo viên chiếu hình ảnh minh họa.
  • Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường
  • Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho học sinh những hình ảnh thiết thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời sống, với môi trường. Từ đó biết v