Rượu rắn bao nhiêu tuổi thì uống được năm 2024

Lúc đầu uống anh cũng thấy có chút tác dụng, nên càng tin tưởng bổi bổ thêm. Thậm chí, những lúc đi nhậu với bạn, anh cũng chỉ chọn rượu rắn mà không chọn các loại khác. Thế nhưng chỉ được mấy tháng, anh thấy mình yếu dần và mất cả khả năng.

Hoảng quá, anh mới đi khám thì mới biết mình bị liệt dương. Nguyên nhân chỉ vì tẩm bổ rượu rắn quá nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, từng chữa cho bệnh nhân này, cho biết khi uống bất kỳ một loại rượu nào với một lượng vừa đủ thì sẽ có tác dụng kích thích một chút hưng phấn, giúp kéo dài thời gian xuất tinh. Thế nhưng, nhiều người lại không biết, lầm tưởng là những loại rượu ngâm động vật có tác dụng điều trị rối loạn cương, xuất tinh sớm...

"Như trường hợp trên bị dương hư, âm thịnh, trong khi đó rắn lại thuộc loại hàn, khí âm đã thịnh lại bồi bổ thêm dẫn tới quá nhiều gây hư. Đặc biệt âm hư kết hợp hàn lại càng hư thêm và gây liệt dương", bác sĩ Hướng nói.

Cũng theo ông, lâu nay người dân hay đồn thổi uống rượu rắn giúp bổ dương nhưng đây là quan niệm sai lầm. Rượu rắn chủ yếu chữa chứng phong, không bổ gì và không điều trị được thấp.

Rượu rắn cũng là một loại dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng. Nếu dùng tùy tiện, không đúng bệnh thì uống vào sẽ không có tác dụng, thậm chí phản tác dụng. Có bệnh nhân đã bị nhiễm độc, tế bào da bị phân hủy, mốc, rộp như da rắn chỉ vì bồi bổ bằng rượu ngâm bởi 5 loại rắn.

Nếu để chữa bệnh, trước hết người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám và chẩn đoán, từ đó mới đưa ra phương pháp và bào chế cho phù hợp. Chẳng hạn cùng là bệnh liệt dương nhưng với những người thuộc thể bệnh âm hư thì loại rượu chọn dùng hoàn toàn khác với thể bệnh dương hư... Nếu để bồi bổ nhằm nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất..., bác sĩ Hướng lý giải.

Lương y Vũ Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm Y dược cổ truyền Sơn Hà cũng cho biết, theo y học cổ truyền, thịt rắn có tác dụng trừ phong thấp, định kinh giản, giảm đau, tiêu độc. Mật rắn có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống viêm, thường được dùng chung với thịt rắn trong rượu rắn. Tuy nhiên chưa thấy tài liệu nào nhắc đến công dụng bổ thận tráng dương, giúp tăng cường sinh lý của rượu rắn.

"Không nên coi rượu rắn là bổ và không phải ai cũng uống được. Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không được dùng rượu rắn. Thậm chí những quý ông còn trong độ tuổi sinh đẻ cũng không nên vì nếu lạm dùng còn làm cho 'cái ấy' yếu đi, thậm chí không còn khả năng sinh con nữa", lương y Trung khuyến cáo.

Ông cũng khuyến cáo, những người mắc các bệnh như: suy thận, tăng huyết áp, gan, tim mạch không nên sử dụng rượu và thịt rắn vì trong đó còn một hàm lượng độc tố nhỏ. Nếu ngâm cả con thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn [phần sát với cổ] vẫn còn nguyên. Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong. Khi ngâm rượu, nó dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người có sức khỏe bình thường. Nhưng người thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này. Độc tố làm cho thận suy yếu nhanh hơn, thậm chí chạy vào tim và có thể làm tim ngừng đập nhanh chóng.

[SK&ĐS] - Mùa thu đông là mùa bắt rắn làm thuốc vì mùa đó rắn béo khoẻ. Người ta rủ nhau ăn các món nấu từ rắn cũng vào mùa này. Hơn thế nữa đó là mùa cơ xương khớp của người ta cũng đau nhức hơn. Như vậy đó cũng là mùa rượu rắn phát huy tác dụng chữa bệnh tương đối đặc hiệu của mình trên phần đốc mạch nhất là phần dưới của xương sống. Vậy chế biến rượu rắn như thế nào cho hiệu quả?

Rượu rắn cần ngâm đúng cách.

Rượu rắn có nhiều công dụng nhưng chủ yếu để chữa chứng đau xương khớp thuộc phong tê thấp.

Dùng rắn gì để ngâm? Có người cho rằng càng độc càng tốt. Có người lại khuyên không nên quá độc như rắn cạp nia. Bộ rắn nào hay được dùng nhất? Đó là phải có bộ ba: Hổ mang, rắn cạp nong và rắn ráo để có tác dụng lên ba phần của cơ thể: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Có

Những trường hợp nào không nên dùng rượu rắn? Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu [bệnh đường tiêu hoá, tăng huyết áp...] và không uống được rượu nặng [40 độ]. Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư [huyết hư sinh phong]. Về thịt rắn có sách khuyên người tiêu hoá không tốt không nên dùng...

người lại nói mục đích để thực hiện ý nghĩa: Thiên - Nhân - Địa.

Ngâm rượu với rắn khô hay tươi? Cả hai loại đều được dùng nhưng người ta thấy dùng tươi tốt hơn,&

160; trường hợp dùng khô là bất đắc dĩ. Có ý kiến dạng tươi uống tuy tanh hơn, nhưng hiệu quả cao hơn và phần nào an toàn hơn. Rắn khô khi được chặt khúc sấy khô cả khúc hay tán bột.

Lấy phần nào của rắn để ngâm? Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ khúc 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi [tất nhiên khi lấy dài hơn 10cm] vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.

Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:

- Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.

- Công thức rượu rắn được phối ngũ hai phần chính. Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược [Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ...] vì Đông y quan niệm "Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt". Một số cơ sở muốn "tinh giản" công thức để hiện đại hoá rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.

Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì [vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện... ].

Dùng rượu nào để ngâm? Tốt nhất là "rượu trắng quốc doanh" như cồn dược dụng. Nếu dùng "quốc lủi" thì phải nấu cho chuẩn, không nên lấy phần cuối vì phần đó nhiều chất độc như aldehyt, furfurol. Để ngâm rắn cũng như các động vật khác [tắc kè, nhung, hải mã...] phải dùng rượu cao độ từ 40 độ trở lên thì mới tránh được tủa. Nhưng với độ cồn cao cũng dễ gây nguy hiểm. Tất cả các loại rượu thuốc đều có độ độc được quyết định bởi độ cồn. Độ cồn càng cao càng độc.

Ngâm chung hay riêng? Có người ngâm chung rắn với thuốc, mục đích tương tác giữa chúng. Có người ngâm riêng. Chỉ trộn với nhau với một lượng đủ dùng trong một thời gian nhất định, thường là hàng tuần vào ngày chủ nhật.

Rượu rắn ngâm bao lâu thì dùng được? Có người nói sau 1 tháng. Nhưng một số có tập quán ngâm 3 tháng 10 ngày [100 ngày - bách nhật] bằng cách hạ thổ thì mới tốt.

Rượu rắn tuy rất tốt với những người bị phong thấp, tuy nhiên không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng 10 ngày cho mỗi đợt và mỗi ngày chỉ uống 25ml vào bữa cơm tối.

Chủ Đề