1 năm có bao nhiêu cuộc li dị ở tphcm năm 2024

Về tội phạm hình sự, trong năm 2022, tòa 2 cấp đã thụ lý 1.498 vụ/3.175 bị cáo. Trong đó, tội giết người 52 vụ/95 bị cáo; tội phạm về ma túy 278 vụ/282 bị cáo; tội trộm cắp tài sản 234 vụ/336 bị cáo; tội cướp giật tài sản 8 vụ/8 bị cáo; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 69 vụ/145 bị cáo; các tội phạm về tham nhũng 13 vụ/26 bị cáo…

TAND 2 cấp đã giải quyết, xét xử 1.578 vụ việc dân sự. Các loại tranh chấp phổ biến là quyền sử dụng đất [507 vụ], hợp đồng vay tài sản [545 vụ], kiện đòi lại tài sản [68 vụ]…

Đáng chú ý, TAND 2 cấp đã giải quyết 2.985/3.054 vụ việc hôn nhân và gia đình. TAND tỉnh Quảng Nam cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin ly hôn tập trung nhiều nhất là do mâu thuẫn gia đình với 2.120 vụ; nghiện ma túy, cờ bạc, rượu bia, ngoại tình, mâu thuẫn về kinh tế 203 vụ; các nguyên nhân khác 151 vụ…

Hằng năm, có rất nhiều nghiên cứu xã hội học trên thế giới đã đưa ra những báo cáo về thực trạng đáng buồn của đời sống gia đình thời hiện đại.

Khủng hoảng gia đình ở châu Âu

Bảng tổng kết mới nhất của Cơ quan Nhân khẩu học thuộc Liên Hiệp Quốc, đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước tốc độ gia tăng ngoài sức tưởng tượng của tình trạng tan vỡ hạnh phúc gia đình. Theo đó, tại 27 nước châu Âu có hơn 1 triệu cặp vợ chồng ly dị trong 1 thập niên qua.

Tỷ lệ người Mỹ theo Công giáo có xu hướng ly dị ít hơn nhiều so với những người theo tôn giáo khác hay không tôn giáo

Ngoài ra, tại châu lục này, số người kết hôn vào năm 2008 ít hơn năm 1980 là 725.000 người, tức là giảm đi 23,4% [từ 3,1 triệu xuống 2,37 triệu], mặc dù dân số đã tăng lên rất nhiều. Hiện nay, ở châu Âu, tỷ lệ ly dị tiến gần đến mức 1/2, tức là cứ hai cặp kết hôn thì có một cặp vợ chồng tan vỡ hạnh phúc. Thậm chí ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary có tỷ lệ 2/3. Con số này khác xa so với vài chục năm trước [chỉ gần 1/5].

Một cuộc khảo sát khác vừa được công bố có thể khiến các bậc phụ huynh ở Anh “giật mình” khi xứ sở sương mù có tỷ lệ bố mẹ đơn thân cao hơn bất cứ nước nào ở Tây Âu. Theo khảo sát của Cơ quan thống kê châu Âu [Eurostat], có tới 18,4% số gia đình ở Anh chỉ có bố hoặc mẹ, trong khi tỷ lệ này ở Đức là 12,7%, Pháp 14,4% và Hà Lan 10,6%. Các số liệu nói trên được công bố vào thời điểm có sự tranh luận gay gắt trong xã hội Anh rằng có phải chính lối sống chung như vợ chồng nhưng không kết hôn là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến các gia đình đơn thân ?

Mấy năm gần đây, tỷ lệ ly hôn của Đức luôn cao. Dựa trên số liệu của Cục Thống kê liên bang, năm 2009 nước Đức có 200.000 cặp bỏ nhau, phần lớn ly thân chỉ sau 6 năm kết hôn, đến năm thứ 7 thì làm thủ tục ly hôn. Báo địa phương Mirror đã quy kết nguyên nhân là do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây nên sự bất hòa giữa các cặp vợ chồng rồi dẫn đến ly hôn.

Còn tại Mỹ, tuy có tới trên 90% người trưởng thành lựa chọn cuộc sống hôn nhân nhưng tỷ lệ ly hôn thường rất cao, kể cả ở những người trên 60 tuổi. Các chuyên gia Mỹ cho rằng những quốc gia mà xã hội dễ dàng chấp nhận tình trạng ly hôn là những quốc gia có tỷ lệ ly hôn trong dân số cao nhất.

Hôn nhân thời nay không còn bền vững như trước

Một nghiên cứu cho biết, tỷ lệ người Mỹ theo Công giáo có xu hướng ly dị ít hơn nhiều so với những người theo tôn giáo khác hay không tôn giáo. Dẫn chứng là tỷ lệ những người kết hôn theo đạo Công giáo có xu hướng ly dị ở mức 28% so với 32% những người theo tôn giáo khác và 40% những người không theo tôn giáo nào. Ngoài ra, những cặp vợ chồng khi kết hôn đều là người Công giáo cũng có tỷ lệ ly hôn ít hơn người Công giáo kết hôn với người ngoài đạo.

Nguyên nhân là những người theo Công giáo luôn được đòi hỏi thực hiện bổn phận với nhau và thực tập nếp sống đạo. Những người có theo đạo thường xuyên tham gia những hoạt động tôn giáo có “nguy cơ” ly dị ít hơn hẳn so với những trường hợp còn lại. Chẳng hạn, người theo đạo nhưng không thường xuyên đi lễ thì tỷ lệ ly dị ở mức 60%, so với 38% ở những người chăm đi lễ.

Nhạt nhòa giá trị truyền thống ở châu Á

Đối với khu vực châu Á, chưa bao giờ tình trạng ly dị tại đây lại phổ biến như hiện nay. 20 năm qua, tỷ lệ này ở các nước trong khu vực tăng lên gấp 2-3 lần, vượt trên cả một số nước châu Âu. Các nước châu Á vốn có truyền thống lấy gia đình bền vững làm nền tảng lại bùng phát hiện tượng này. Thậm chí Ấn Độ, một đất nước còn nặng truyền thống “xuất giá tòng phu” thì tỷ lệ này cũng ngày một tăng.

Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc về tình trạng ly hôn ở các nước châu Á cho thấy mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu [27,7%] dẫn đến ly hôn, các yếu tố tiếp theo là ngoại tình [25,9%], kinh tế [13%], bạo hành gia đình [6,7%], lý do sức khỏe [2,2%] và xa nhau lâu ngày [1,3%]. Tỷ lệ ly dị cao khiến nhiều trẻ em không được nuôi dạy trong gia đình truyền thống hay cách chọn làm mẹ đơn thân của nhiều phụ nữ đã làm thay đổi nền tảng một gia đình. Ngoài ra, ý nghĩa hôn nhân ngày càng trở nên phức tạp, khi ở một số nơi, người ta cho phép những cặp tình nhân đồng giới kết hôn và được pháp luật công nhận.

Tại Trung Quốc, 70% các vụ ly dị là do phụ nữ chủ động đề nghị

Đặc biệt, Hàn Quốc hiện đã trở thành nước có tỷ lệ ly hôn cao thứ ba toàn cầu. Theo số liệu của Cục thống kê Hàn Quốc, mấy năm gần đây tỷ lệ ly hôn ở Hàn Quốc luôn tăng với mức 0,5%/năm. Trong 10 năm qua, số vụ ly hôn đã tăng gấp 3 lần, số vụ ly hôn năm sau luôn phá kỷ lục năm trước.

Sự thay đổi về quan niệm hôn nhân cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ ly hôn gia tăng. Thế hệ mới trưởng thành với suy nghĩ và lối sống khác biệt, coi trọng tự do cá nhân và nghĩ cho bản thân hơn là những ràng buộc và trách nhiệm từ gia đình, tôn giáo tín ngưỡng. Khi nền kinh tế công nghiệp phát triển và bên cạnh đó, làn sóng di cư từ làng quê ra đô thị báo hiệu sự sụp đổ của những mô hình đại gia đình nhiều thế hệ. Tại Trung Quốc, 70% các vụ ly dị là do phụ nữ chủ động đề nghị, trong khi tỷ lệ này là hơn một nửa tại Indonesia. Việt Nam cũng có xu hướng tăng mạnh, gần đây có trên 60.000 vụ ly hôn/năm ở Việt Nam và xu hướng này đang tiếp tục tăng.

Mặt khác, hôn nhân thời nay không còn bền vững như trước, bởi xã hội hiện đại có quá nhiều thứ chi phối khiến con người cảm thấy lúng túng và mất phương hướng. Tình trạng ly dị đột biến như hiện nay không chỉ có ở thế hệ trẻ. Nhiều nơi ở châu Á, tỷ lệ các cặp vợ chồng lớn tuổi ly dị cũng rất cao.

Tuy nhiên, khác với ở châu Âu, nơi hôn nhân đã trở thành một lựa chọn trong cuộc sống và tỷ lệ kết hôn đã giảm đi đáng kể, tỷ lệ kết hôn ở Đông Á không hề suy giảm. Ở Đông Á, độ tuổi kết hôn lần đầu và tỷ lệ không kết hôn đã tăng lên một cách rõ rệt. Ở Nhật Bản, tỷ lệ này tăng lên đáng kể đối với cả nam và nữ, cụ thể là có 1 trong số 6 nam giới và 1 trong số 13 nữ giới chưa từng trải nghiệm cuộc sống hôn nhân. Con số này là thấp hơn so với Thụy Điển nhưng lại cao hơn các nước khác ở châu Âu.

1 năm có bao nhiêu vụ ly hôn?

Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa.

Tỷ lệ ly dị ở Việt Nam là bao nhiêu?

Theo số liệu của tòa án, trung bình hằng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, trong đó 70% vụ ly hôn do người phụ nữ đệ đơn. Trong số các cặp đôi ly hôn, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30, 60% ly hôn sau từ 1 - 5 năm chung sống, nhiều trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng hoặc vài ngày.

Tỉ lệ ly hôn ở đâu cao nhất?

Maldives, Kazakhstan và Nga là 3 quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới. [Ảnh: Getty] Trong khi đó, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ cho biết mỗi năm nước này có khoảng 4 - 5 triệu người kết hôn và khoảng 42 - 53% trong số những cuộc hôn nhân đó kết thúc bằng ly hôn.

Tại sao tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng?

Theo các chuyên gia, phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống, bước vào cuộc sống hôn nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình.

Chủ Đề