Quy trình thi công và nghiệm thu công trình xây dựng

Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Là quá trình kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Nghiệm thu công trình – Ảnh 1

Dưới đây là các bước trong nghiệm thu công trình xây dựng nhà mà các bạn nên biết:

1. Kiểm tra vật liệu, thiết bị:

+ Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, thiết bị:

Trước khi tiến hành công tác xây lắp, chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát kiểm tra về chất lượng, quy cách, xuất xứ của vật liệu, cấu kiện, thiết bị so với điều kiện sách.

Hồ sơ chất lượng vật liệu, thiết bị gồm: Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do nơi sản xuất cấp, các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do một tổ chức chuyên môn thực hiện kiểm chứng.

+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị trước khi đưa vào công trường:

Trước khi đưa vào công trường để sử dụng các vật liệu, thiết bị phải được kiểm tra rõ ràng và đối chiều với hồ sơ chất lượng đã được chấp thuận.

Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, ghi rõ chủng loại, quy cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường từng đợt, có ký xác nhận của đại diện bên thầu và đại diện bên chủ đầu tư.

Kiểm tra vật liệu, thiết bị- Ảnh 1

2. Các bước nghiệm thu công trình:

Nghiệm thu công trình xây dựng nhà ở bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng

+ Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

+ Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.

+ Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu

+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với hồ sơ được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

+ Đánh giá kết quả công việc, chất lượng đối với từng công việc xây dựng, lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu công trình.

Bước 2: Nghiệm thu công trình hoàn thành giai đọan xây lắp:

+ Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.

+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường, các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.

+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị.

+ Kiểm tra kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…

+ Kiểm tra kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình

+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu hồ sơ được duyệt.

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng:

+ Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

+ Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng.

+ Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:

  • Kiểm tra hiện trường và toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
  • Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
  • Kiểm tra kết quả đo đạc độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu, đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
  • Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động.
  • Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu công trình.

3. Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc nghiệm thu công trình:

Chủ đầu tư phải theo dõi thường xuyên kiểm tra, theo dõi đơn vị nhà thầu trong quá trình thi công để đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc, kịp thời có biện pháp xử lý khi có phạm vi, trong cả đình chỉ , thay thế bằng mới đơn vị.

Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu công trình như các phần của bên tham gia nghiệm thu, tính hợp lệ, mọi biên bản nghiệm thu phải ghi rõ ràng thông tin, chính xác,…

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc nghiệm thu công trình – Ảnh 1

Trên đây là các bước nghiệm thu công trình xây dựng nhà ở mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nghiệm thu công trình cũng là yếu tố khi thực hiện xây dựng nhà ở. Hy vọng bài viết sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về quy trình nghiệm thu công trình.

 Quản lý chất lượng, Quản lý dự án  20/02/2022

Theo quy định Khoản 3 điều 123 Luật xây dựng 2014 và khoản 45 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14 về Nghiệm thu công trình xây dựng:

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.

Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:

  • Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a].

Các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.

Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a] Tên công việc được nghiệm thu; b] Thời gian và địa điểm nghiệm thu; c] Thành phần ký biên bản nghiệm thu; d] Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác [nếu có]; đ] Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

e] Phụ lục kèm theo [nếu có].

5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a] Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư; b] Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

c] Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:

a] Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng; b] Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC. Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;

c] Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu [nếu có].

7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:

a] Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b] Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.

8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.

Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng

Ảnh minh họa

1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:

a] Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b] Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.

2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng

1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:

Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a] Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b] Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này; c] Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;

d] Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:

a] Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình [nếu có]. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;

b] Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.

3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:

a] Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b] Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.

4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:

a] Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;

b] Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.

6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:

a] Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;

b] Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

c] Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

d] Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;

đ] Kết luận nghiệm thu [chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có];

e] Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;

g] Phụ lục kèm theo [nếu có].

7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:

a] Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;

b] Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;

c] Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;

d] Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;

đ] Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Video liên quan

Chủ Đề