Danh mục thuốc không kê đơn tại nhà thuốc

Bài viết của Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Dược sĩ Phụ trách nhà thuốc - Khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bán tại các nhà thuốc, được phân thành hai loại chính: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt cũng như sử dụng đúng cách với từng loại thuốc.

Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc. Việc sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân.

Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, thuộc Danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và đưa vào trong cơ thể người không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những phản ứng có hại nghiêm trọng dẫn đến tử vong, đe dọa tính mạng, nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện, để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn, gây dị tật thai nhi hoặc bất kỳ phản ứng có hại khác gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh;
  • Thuốc có khoảng liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng;
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không nghiêm trọng và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự kê đơn và theo dõi của người hành nghề khám chữa bệnh;
  • Đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng [chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da] với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị;
  • Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng;
  • Thuốc ít có gây tình trạng lệ thuộc;
  • Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích ảnh hưởng an toàn của người sử dụng;
  • Thuốc đã lưu hành tại Việt Nam tối thiểu 05 năm.

Nói cách khác, thuốc kê đơn là thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn còn hiệu lực do Bộ Y Tế ban hành.

Thuốc kê đơn cần được chỉ định bởi bác sĩ sau khi thăm khám bệnh lý

Cả hai loại thuốc này đều được cảnh báo có thể gây hại cho cơ thể nếu không được sử dụng an toàn. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn chặn được những tác dụng không mong muốn từ các loại thuốc trên:

  • Không nên tự ý mua thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn ở các nhà thuốc mà nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn phù hợp.
  • Bên cạnh đó, bạn cần biết thêm rằng đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua hoặc lĩnh trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn, số lượng thuốc tối đa kê trong đơn thuốc là 30 ngày [trừ thuốc gây nghiện, hướng thần có quy định riêng].
  • Việc quy định hiệu lực mua/lĩnh thuốc và số lượng ngày thuốc tối đa trong đơn để đảm bảo người bệnh dùng thuốc kịp thời, phù hợp với tình trạng bệnh, được thăm khám, xét nghiệm lại để đánh giá lại tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết.

Với tình trạng dịch bệnh Covid căng thẳng hiện nay cũng khiến một số người bệnh lo ngại lây nhiễm khi đến cơ sở khám chữa bệnh, dẫn đến tự ý mua lại đơn thuốc cũ ở bên ngoài. Việc này không đem lại lợi ích cho việc điều trị và có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ. Thay vào đó, người dân hãy đi khám đúng hẹn, tuân thủ quy định 5K để tránh lây lan dịch, hoặc có thể đăng ký khám sức khoẻ từ xa ở một số bệnh viện đang triển khai dịch vụ này, trong đó có bệnh viện Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Thị trường dược phẩm hiện nay có hai loại thuốc phân phối chính là: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Cùng Mediphar USA phân biệt sự khác nhau giữa thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn nhé!

Phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Thuốc kê đơn [thuốc ETC] là gì?

Thuốc kê đơn hay còn gọi là thuốc ETC là thị trường thuốc bán theo đơn bác sĩ, kênh phân phối thuốc chủ yếu là bệnh viện. Thuốc kê đơn phải được sử dụng theo đúng chỉ định của người kê đơn, nếu không có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. Khi cấp phát, bán lẻ, sử dụng phải theo đơn thuốc và được quy định trong danh mục nhóm thuốc kê đơn [khoản 10 Điều 2 Luật Dược].

Thuốc kê đơn không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn tạm thời quy định tại Mục II Công văn số 1517/BYT-KCB ngày 06/3/2008 của Bộ Y tế. Trong đó có một số thuốc, nhóm thuốc thường gặp như thuốc kháng sinh, paracetamol, dung dịch truyền tĩnh mạch.

Thuốc kê đơn phân phối chủ yếu là bệnh viện

Đối tượng được kê đơn thuốc:

Thầy thuốc đang hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp, bao gồm:

– Bác sĩ;

– Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn [gọi chung là trạm y tế xã] và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là bệnh viện huyện].

– Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;

– Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.

Danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn dược sĩ cần biết:

Danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn Dược sĩ cần biết

  • Thuốc gây nghiện;
  • Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
  • Thuốc gây mê;
  • Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá;
  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc điều trị virút;
  • Thuốc điều trị nấm;
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid [Aspirin] và paracetamol;
  • Thuốc điều trị bệnh Gút;
  • Thuốc cấp cứu và chống độc;
  • Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch;
  • Thuốc điều trị parkinson;
  • Thuốc điều trị lao;
  • Thuốc điều trị sốt rét;
  • Thuốc điều trị đau nửa đầu [Migraine];
  • Thuốc tác động lên quá trình đông máu;
  • Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử;
  • Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu;
  • Thuốc dùng cho chẩn đoán;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton;
  • Hooc môn [corticoide, insulin và nhóm hạ đường huyết, …] và nội tiết tố [trừ thuốc tránh thai];
  • Huyết thanh và globulin miễn dịch;
  • Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
  • Sinh phẩm dùng chữa bệnh [trừ men tiêu hoá]
  • Thuốc điều trị rối loạn cương;
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch.
  • Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp;
  • Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non;
  • Thuốc điều trị hen;

Thuốc không kê đơn [thuốc OTC] là gì?

Thuốc không kê đơn hay còn gọi là thuốc OTC là thị trường thuốc phân phối qua các hiệu thuốc. Thường được dùng trong điều trị các bệnh thông thường và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết có sự thăm khám, chỉ định thuốc hoặc theo dõi của bác sĩ.

Thuốc không kê đơn thường có đặc tính sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, không tạo ra những sản phẩm phân huỷ có độc tính, không có những tác dụng có hại nghiêm trọng.
  • Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
  • Thuốc ít có tương tác với thuốc khác và những loại thức ăn, đồ uống thông dụng.
  • Thuốc không gây tình trạng lệ thuộc.

Thuốc không kê đơn phân phối qua kênh hiệu thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn:

Thuốc không kê đơn thường bị người dân hiểu lầm là dùng sao cũng được. Vì vậy, nhiều người thường mua thuốc không kê đơn như paracetamol dùng bừa bãi, dùng bất kể liều lượng để bị tai biến rất đáng tiếc. Một trường hợp tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, có một nam thanh niên 19 tuổi uống 19 viên thuốc hạ sốt paracetamol trong 2 ngày, phải nhập viện và bị hôn mê gan trầm trọng.

Khi mua thuốc không kê đơn tại Nhà thuốc cần xem tờ hướng dẫn dùng thuốc [nếu mua thuốc viên rời không mua nguyên lọ thuốc, ta vẫn có quyền đòi hỏi nhà thuốc cho xem tờ này]. Trong tờ hướng dẫn dùng thuốc, ta cần đọc: thành phần – công thức [để biết đó đúng là dược chất sử dụng], chỉ định [những trường hợp dùng thuốc này], chống chỉ định [những trường không được dùng thuốc này], cách dùng – liều lượng, tương tác thuốc…

Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định của Bộ y tế:

Xem danh mục: TẠI ĐÂY

Cách phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo kí hiệu

Khi đọc tên thuốc nếu thấy ký hiệu Rx ở đầu trên hộp thuốc. Đây là kí hiệu viết tắt của tiếng la tinh “Recipe” chỉ những thuốc kê đơn. Đối với loại thuốc không kê đơn thì không có kí hiệu này.

Phân biệt thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn

Gợi ý nguồn hàng chất lượng dành riêng cho nhà thuốc

Với mục tiêu khẳng định thương hiệu, cũng như mong muốn mang đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất đến cộng đồng. Công ty TNHH Mediphar USA – Đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP. Mediphar USA đặt triết lí kinh doanh: An toàn – Chất lượng – Hiệu quả lên hàng đầu. Chúng tôi hiện đang xây dựng các chương trình hợp tác với mức giá tốt nhất cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho quý đối tác là Nhà thuốc, Phòng khám, Phòng mạch, Bệnh viện.

1. Hỗ trợ về truyền thông: Mediphar USA đẩy mạnh Marketing thương hiệu giúp sản phẩm được người tiêu dùng đầu cuối biết đến nhiều hơn.

2. Giấy tờ pháp lý: Tất cả các dòng sản phẩm của Mediphar USA được trang bị đầy đủ giấy tờ chứng nhận sản phẩm [đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ và không lo thiếu hụt].

3. Chương trình chiết khấu: Chương trình mua 5 tặng 1 cùng chương trình tích lũy doanh số với mức chiết khấu từ 8-18%, tùy theo mức đăng kí của khách hàng.

4. Đổi trả hàng hóa: Đối với hàng hóa xác định thuộc lỗi nhà sản xuất. Mediphar USA hỗ trợ chính sách đổi trả hàng hóa trong vòng 4 ngày.

5. Hỗ trợ vận chuyển: Đơn hàng từ 2.000.000 đồng trở lên, sẽ được miễn phí hoàn toàn chi phí vận chuyển.

Tìm hểu thêm về: Tất tần tật thông tin về men tiêu hóa

Tôi là Vũ Đức Mạnh, hiện đang là CEO & Founder Mediphar USA. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thực phẩm bảo vệ sức khỏe tôi luôn mong muốn chia sẻ và mang tới nhiều sản phẩm có giá trị đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hi vọng những kiến thức tôi chia sẻ sẽ luôn được đồng hành cùng các bạn.

medipharusa.com/ceo-vu-duc-manh.html

Video liên quan

Chủ Đề