Quy định về đánh giá tác động môi trường đtm năm 2024

Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực - tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.

1. Đối tượng thực hiện

- Dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô như trong Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.

- Chưa thi công xây dựng và hoạt động.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014;

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (Điều 12 - 17);

- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Hồ sơ cần thiết

- Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư.

- Thỏa thuận địa điểm xây dựng .

- Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

- Sơ đồ vị trí dự án

- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

4. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định

Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường

- Ban quản lý Khu công nghiệp

- Ban quản lý Khu kinh tế.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Các bộ khác.

5. Xử phạt vi phạm

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.

- Quy định xử phạt chi tiết tại điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP_ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Lập báo cáo ĐTM hay báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa vào nhiều quy trình khác nhau để cơ quan Nhà nước xem xét phê duyệt cho phép dự án đi vào hoạt động và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường.

Bài viết hôm nay sẽ đưa ra khoảng thời gian lập ĐTM cùng với mức phạt thường gặp trong quá trình thực hiện ĐTM của doanh nghiệp.

Quy định về đánh giá tác động môi trường đtm năm 2024

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục pháp lý. Điều này dẫn đến thời gian phê duyệt hồ sơ ĐTM kéo dài, làm mất thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn, nhiều dự án mất từ vài tháng mới được phê duyệt báo cáo ĐTM ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Dự án nào cần lập ĐTM?

Việc lập ĐTM sau khi dự án đi vào hoạt động dẫn đến các hình thức phạt vi phạm hành chính. Vì theo quy định ĐTM phải được triển khai trong giai đoạn chuẩn bị. Theo Quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án dưới đây phải thực hiện khi:

  • Dự án khai thác khoáng sản thực hiện trước khi cơ quan thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
  • Dự án thăm dò, khai thác dầu khí phải nộp báo cáo khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, phát triển mỏ.
  • Dự án đầu tư xây dựng trình trước khi cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp hồ sơ trình đồng thời để thẩm định khi dự án có cùng cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Dựa vào những khoảng thời gian trên thì doanh nghiệp linh động hơn trong quá trình lập ĐTM. Khi đó, chủ dự án có thể tự thực hiện hoặc tìm đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. Quan trọng hơn, nếu dự án có những thay đổi quy định khoản 6 Điều 1 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì phải lập lại ĐTM.

2. Mức phạt đối với báo cáo ĐTM cấp Bộ

Căn cứ theo Nghị định 55/2020/NĐ-CP thì việc lập báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền Bộ TNMT phê duyệt sẽ bị xử phạt nếu vi phạm một trong những trường hợp dưới đây:

  • Không lấy ý kiến UBND cấp xã trong quá trình lập ĐTM bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
  • Không thông báo đến cơ quan phê duyệt khi thay đổi chủ dự án bị phạt từ 15 – 20 triệu đồng.
  • Khi chủ đầu tư không gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình BVMT về cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh hoặc cơ quan phê duyệt ĐTM bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
  • Chưa có sự chấp thuận cơ quan quản lý tự ý đưa công trình xử lý vận hành thử nghiệm; không cải tạo, nâng cấp xây dựng bổ sung công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi xả thải không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng.

3. Trường hợp không làm đúng theo ĐTM được phê duyệt

  • Không thực hiện nội dung trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (trừ trường hợp vi phạm trong quan trắc, giám sát quy định tại điểm b, c và k khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định 40/2019/NĐ-CP) bị phạt từ 50 – 60 triệu đồng.
  • Vận hành không đúng quy trình xử lý chất thải, không vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm, xây lắp không đúng quy định công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM,… bị phạt từ 80 – 100 triệu đồng.
  • Không xây dựng công trình BVMT theo quy định bị phạt từ 120 – 140 triệu đồng.
  • Không lập lại báo cáo ĐTM của dự án bị phạt từ 140 – 160 triệu đồng.

Để triển khai công việc đầy đủ hơn, Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị có chuyên môn để lập đánh giá tác động môi trường hạn chế việc xử phạt từ cơ quan quản lý.

Đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường là gì?

Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu: Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đánh giá tác động môi trường bao lâu?

Cụ thể: Trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt thì với thời hạn tối đa là 45 ngày tính từ lúc khi nhận được giấy tờ đa số sở hữu những loại Công trình đơn thuần. Còn nếu thời hạn đánh giá là 60 ngày nói bắt đầu từ nhận được giấy tờ đối có Công trình phức tạp.

Đánh giá sở bộ tác động môi trường là gì?

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?

ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường (tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment). ĐTM thể hiện các nội dung liên quan đến việc phân tích, dự báo những tác động của dự án đầu tư cụ thể đến môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.