Phương pháp tầm soát ung thư phổi

Các cách khám tầm soát ung thư phổi thường quy được áp dụng như chụp CT, chụp X-quang phổi thường quy, nội soi phế quản,… được đánh giá là phương pháp tầm soát ung thư phổi phổ biến nhưng chưa thực sự tối ưu và có nhiều nhược điểm. Viện gen di truyền học – Gene Solutions hiện đang sở hữu một phương pháp khám tầm soát ung thư phổi sớm có thể phát hiện cùng lúc nhiều loại ung thư chỉ với 1 lần lấy máu với độ chính xác lên đến 95% mang tên SPOT – MAS. Và dưới đây, Gene Solutions sẽ tổng hợp các phương pháp tầm soát ung thư sớm được áp dụng phổ biến để người tầm soát có thể so sánh đánh giá tổng quan, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

tầm soát ung thư phổi bằng cách nào

Các cách tầm soát ung thư phổi

Chụp CT cắt lớp vi tính

Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng được sử dụng phổ biến ở việt nam để chẩn đoán ung thư phổi

Đây là kỹ thuật đưa chùm tia X chiếu quét qua lồng ngực, sau đó máy tính sẽ phục dựng tạo lại hình ảnh 2D hay 3D để các bác sĩ nhận định các tổn thương của phổi. Tổn thương khó nhìn trên X-Quang có thể được phát hiện nhờ phương pháp chụp CT-Scan.

Chụp x-quang phổi thường quy

Chụp X-Quang phổi cũng góp phần giúp phát hiện các bệnh lý về phổi như: Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, định hướng nghi ngờ lao hoặc phát hiện các tổn thương của phổi như áp xe hay khối u bất thường.

Tuy nhiên đây là xét nghiệm chỉ định hướng, sàng lọc và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi hình ảnh trên X-quang phổi gợi ý khối u bất thường, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu đặc hiệu hơn để xác lập chẩn đoán.

Nội Soi phế quản

Nội soi phế quản là một thủ tục cho phép bác sĩ xem xét phổi và đường dẫn khí của bạn. Nó thường được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên về các bệnh rối loạn phổi [một bác sĩ chuyên khoa phổi]. Trong quá trình nội soi phế quản, một ống mỏng [ống soi phế quản] được đưa qua mũi hoặc miệng, xuống cổ họng và vào phổi của bạn. Có 2 ống soi

  • Ống soi phế quản cứng: Chuyên dùng để soi và quan sát đường thở trên, không quan sát được các nhánh chia sâu hơn của đường dẫn khí.
  • Ống soi phế quản mềm: Loại ống mềm này được sử dụng nhiều hơn do có thể đưa sâu vào các nhánh nhỏ của đường thở như phế quản và các nhánh chia nhỏ của phế quản. Từ đó không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào.

Soi phế quản giúp hỗ trợ các xét nghiệm khác song song với chẩn đoán ung thư phổi như sinh thiết mô, lấy mẫu đàm…

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi ctDNA

Ung thư được ghi nhận nguyên nhân là do các đột biến gen gây nên. Bằng cách tìm ra các dấu ấn đầu tiên của đột biến gen, các y bác sĩ và chuyên gia sẽ phát hiện, tầm soát sớm nhất ung thư phổi.

Dựa trên cơ chế này, công nghệ SPOT – MAS tiến hành sinh thiết lỏng máu, phát hiện các dấu ấn bất thường mà khối U[ctDNA] phóng thích vào máu.

Phương pháp có khả năng nhận diện phát hiện ung thư trước cả khi ung thư phổi dấu hiệu nhận biết bệnh xuất hiện. Đồng thời có thể chỉ điểm vị trí nguyên phát để giúp phác đồ điều trị của y bác sĩ được hiệu quả hơn.

cách tầm soát ung thư phổi

Công nghệ khám tầm soát ung thư phổi SPOT -MAS tại Gene Solutions

Tiến hành xét nghiệm khám tầm soát ung thư phổi ctDNA bằng công nghệ SPOT – MAS chỉ với 1 lần lấy máu. Có thể đồng thời tầm soát thêm 4 bệnh ung thư phổ biến khác gồm phổi – gan – đại trực tràng – dạ dày.

Hiện tại Gene Solution có 2 cơ sở khám tầm soát ung thư phổi TpHCM tại 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 2, Quận 10 và khám tầm soát ung thư phổi Hà Nội tại Tòa nhà NHS Center, Tầng 5, Số 214 Hào Nam, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa.

Cách xét nghiệm ung thư phổi ctDNA với nhiều ưu điểm, không xâm lấn, không gây đau, tiến hành đơn giản với hiệu quả nhận lại độ chính xác cao, ít khả năng xảy ra dương tính giả. Bạn đọc có thể click tại đây tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này hoặc liên hệ Gene Solutions qua các kênh online để được tư vấn trước khi đặt lịch hẹn tầm soát ung thư sớm với các ưu đãi hiện đang được áp dụng.

Phát Hiện Sớm Ung Thư Phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư, đa số gặp ở những người cao tuổi đặc biệt độ tuổi trên 50. Có trên 80% ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, chỉ có khoảng 15% các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán có khả năng phẫu thuật. Do vậy, các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm lúc này đóng vai trò rất quan trọng để làm giảm tỉ lệ tử vong và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. Sàng lọc là phương pháp để chẩn đoán sớm ung thư ở những đối tượng có nguy cơ cao.

1. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi

Nguy Cơ Cao  Nguy Cơ Trung Bình 

•    Tuổi : Tuổi > 55 •    Hút thuốc : Hút thuốc lá > 30 bao/ năm hoặc tiền sử đã bỏ thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá < 15 năm. •    Bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi. •    Tiếp xúc khói, bụi, ô nhiễm nghề nghiệp, sống trong môi trường nhiễm xạ. •    Các bệnh lý phổi mãn tính, COPD... •    Ho kéo dài , ho ra máu, đau ngực [đau một điểm], thay đổi giọng nói, đau khi nuốt, hay mệt mỏi.

•    Các yếu tố gia đình có người bị ung thư phổi , gene, tiền sử ung thư.

•    Tuổi : Tuổi > 50 •    Không hút thuốc hoặc hút thuốc ít.

•    Từng hút thuốc nhiều nhưng đã bỏ hút > 15 năm.

2. Các triệu chứng của ung thư phổi 

Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm khác nhau tùy mỗi người. Dưới đây là 5 triệu chứng hay gặp nhất mà bạn cần đi khám ngay:

  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân: với tất cả trường hợp ho kéo dài trên 2 tuần, đã điều trị nhưng không có hiệu quả.
  • Ho ra máu: Là một dấu hiệu nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và xử trí ngay. Thường được mô tả là ho ra đờm nhuốm ít máu đỏ tươi, trong vài ngày liên tiếp, thậm chí số lượng máu tăng dần theo thời gian.
  • Đau ngực: Đôi khi chỉ đau âm ỉ, đau tăng lên khi ho, thường đau 1 bên ngực hoặc có thể lan lên vai, lan ra sau lưng.
  • Khó thở: là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi. Mới đầu có thể khi vận động mạnh, leo cầu thang, khi bệnh tiến triển gây khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Gầy sút cân, mệt mỏi: Đôi khi những người mắc ung thư phổi thường không ho hay đau ngực, mà chỉ thấy xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài, gầy sút từ vài kg tới 5-6kg trong 1,2 tháng.

Ngoài 5 triệu chứng điển hình, thường gặp ở trên, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng khác do tổn thương, di căn của ung thử phổi ở giai đoạn muộn hơn:

  • Khàn tiếng mới xuất hiện.
  • Nuốt khó, nuốt đau, nuốt nghẹn kéo dài, liên tục.
  • Phù mặt tăng dần, kèm theo đau đầu, chóng mặt, tím mặt.
  • Hay hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
  • Ngón tay biến dạng, sưng to.

Tuy nhiên khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm lại không có bất cứ triệu chứng gì. Vì vậy, cần thực hiện thăm khám để phát hiện và sàng lọc sớm ung thư phổi nếu thấy mình hoặc người thân trong gia đình có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.

Đăng ký Tầm soát "Ung thư phổi" bằng phương pháp chụp CT Scan Phổi liều thấp TẠI ĐÂY

Đã có nhiều khuyến cáo tầm soát ở người có nguy cơ đồng thời cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành xác định những lợi ích tầm soát. Trong đó, ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất cho việc tầm soát là:

  • Chụp X-quang phổi.
  • Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm.
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT scan] liều thấp.

Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ, theo hướng dẫn của Hiệp hội ung thư Hoa kỳ và hiệp hội Ung thư phổi Châu Âu, khuyến cáo nên chụp cắt lớp vi tính [CT scan] liều thấp hàng năm cho các đối tượng như: tuổi từ 55 – 74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói-năm, hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.

"Gói Tầm soát Ung thư Phổi bằng phương pháp Chụp CT Scan liều thấp"  tham khảo chi tiết "TẠI ĐÂY"

Tầm soát ung thư phổi bằng phương chup cắt lớp vi tính [CT Scan] liều thấp là phương pháp phát hiện dấu hiệu ung thư ngay cả khi chưa có các triệu chứng rõ ràng giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, điều trị và chăm sóc sức khỏe kịp thời, giảm đau đớn, tăng khả năng khỏi bệnh, ngăn chặn di căn và các biến chứng nguy hiểm khác, thời gian sống thêm dài hơn cho bệnh nhân.

Bên cạnh những lợi ích có được từ việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư phổi như tăng khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong… cũng có những bất lợi như:

  • Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo như: soi phế quản, FNA dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu, hay đôi khi phải phẫu thuật để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu đó lại là lành tính.
  • Chụp X-quang nhiều làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, mặt khác, khi kéo dài thời gian theo dõi các tổn thương ở phổi sẽ gây nên tâm trạng lo lắng cho người bệnh.

Vì thế, Người nguy cơ cao nên chụp cắt lớp vi tính liều thấp mỗi năm, người nguy cơ trung bình chụp Cắt lớp vi tính ngực liều thấp hai năm liên tiếp và mỗi 3-5 năm.

Bạn cần Tư vấn Online "MIỄN PHÍ" - Liên hệ ngay: 028 3811 9783

  • Bỏ thuốc lá: Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá... đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần, do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá, không hút thuốc chủ động và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
  • Tập thể dục: Tập luyện thường xuyên có thể hữu ích trong phòng ngừa ung thư nói chung. Kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn, đi bộ…có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả: Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại rau đa dạng nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam... Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
  • Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Trên đây là những giải đáp về "Tầm soát ung thư phổi giúp bạn hiểu hơn tầm soát ung thư phổi bằng phương pháp chụp CT Scan liều thấp, mong rằng sẽ giúp bạn làm chủ sức khỏe phòng bệnh bảo vệ sức khỏe thích ứng với cuộc sống bình thường mới.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng được giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

Theo:  BS. NGUYỄN QUỐC ĐỊNH  - Chuyên Khoa Nội Tổng Quát tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn 
BS.CKI. LÊ VĂN DŨNG - Chuyên khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

*Có thể bạn quan tâm: 

 Tầm soát Ung thư Tiêu hóa - Bằng phương pháp Nội soi Không đau

▶ Tại Sao Bạn Cần Khám Tổng Quát Định Kỳ ?

▶ 9 Gói Tầm Soát Sức Khỏe Gia Đình Bạn Cần Quan Tâm

▶ Tư Vấn Sức Khoẻ ONLINE với Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Fanpage: Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn 

Video liên quan

Chủ Đề