Lãi tiền gửi ngân hàng có chịu thuế gtgt mới nhất năm 2022

  • Năng lực cạnh tranh
  • Doanh nghiệp – Cơ quan chức năng

Ông Nguyễn Xuân Bình [Hà Nội] tham khảo Công văn 2435/CT-HTr ngày 15/1/2016 của Cục Thuế Hà Nội trả lời một doanh nghiệp thì lãi tiền gửi ngân hàng thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế, nhưng theo Công văn 28235/CT-HTr ngày 9/5/2016 của Cục Thuế Hà Nội trả lời bạn đọc thì khoản lãi này lại thuộc đối tượng không chịu thuế? Vậy doanh nghiệp hiểu thế nào cho đúng để thực hiện?

Về vấn đề này, Cục Thuế Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:

"1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền [bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền], tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác...".

Căn cứ quy định nêu trên, khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng của tổ chức là một khoản thu tài chính thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.

Thanh Thủy


- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN quy định:

+ Tại Khoản 5 Điều 3 quy định về phương pháp tính thuế:

“5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệpTNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đi với dịch vụ [bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay]: 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1.

+ Đối với hoạt động khác: 2%.

…”

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định về xác định thu nhập tính thuế:

1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lo được kết chuyn từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lo được kết chuyển theo quy định

…”

+ Tại Khoản 1 Điều 11 quy định về thuế suất thuế TNDN:

“1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế TNDN là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi

K từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyn sang áp dụng thuế suất 20%.”

- Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

+ Tại Khoản 1 Điều 1 quy định về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN [gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC] như sau:

“1. ...

Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhậtính thuế

       -

Phần trích lập quỹ KH&CN [nếu có]

       x

Thuế suất thuế TNDN

…”

+ Tại Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“2. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

          =

Doanh thu

       -

Chi phí được trừ

       +

Các khoản thu nhập khác

Căn cứ các quy định trên, Văn phòng đại diện Ngân hàng TNHH Hiroshima tại TP Hà Nội có phát sinh khoản lãi tiền gửi tại ngân hàng thì:

- Trường hp đơn vị xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì xác định thuế TNDN phải nộp theo quy định tại Khoản 2 Điều 1, Điều 2 Thông tư s 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 và Khoản 1 Điều 4, Điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

- Trường hợp đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với khoản lãi tiền gửi theo tỷ lệ 5% theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

[CV số 85106/CT-TTHT ngày 22/9/2020 của Cục Thuế TP Hà Nội]


Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT, có phải xuất hóa đơn, thời điểm xuất hoá đơn lãi vay; Lãi tiền vay có phải nộp thuế TNCN không, thuế TNCN tiền lãi cho vay? xin trích các quy định về việc xuất hóa đơn tiền lãi cho vay, cách tính thuế TNCN từ tiễn lãi cho vay.



1. Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT:

Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính:Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“b.
Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT.”.

Như vậy:
- Nếu công ty cho vay tiền thì khoản Tiền lãi cho vay
không chịu thuế GTGT.

---------------------------------------------------------------

2. Thu tiền lãi cho vay có phải xuất hóa đơn không:

Theo Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC:

“b] Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất].

Kết luận: Nếu Doanh nghiệp đi vay của Doanh nghiệp khác:


Bên cho vay:
- Khi thu tiền lãi cho vay thì công ty cho vay phải lập hóa đơn GTGT.
- Trên hoá đơn ghi rõ: Thu lãi tiền vay
- Dòng thuế suất, số thuế GTGT: Không ghi và gạch chéo.


Bên đi vay, phải đảm bảo:
- Hợp đồng vay tiền.
- Chứng từ thanh toán.
- Hóa đơn thu tiền lãi vay.


Xem thêm:

“Trường hợp Công ty có tiền nhàn rỗi cho Công ty khác vay [không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên] thì khoản tiền lãi Công ty nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi thu tiền Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ thu lãi tiền vay dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo.”

[Công văn 4044/CT-TTHT ngày 29/5/2014 của Cục thuế TP. Hồ chí Minh]


- Theo đó, khi thu tiền lãi cho vay, Công ty không phải tính nộp thuế GTGT. Tuy nhiên, vẫn phải xuất hóa đơn, trừ trường hợp lãi vay dưới 200.000 đồng, đồng thời bên vay không yêu cầu lấy hóa đơn.
- Trên hóa đơn thu lãi tiền vay, tiêu thức "tên, địa chỉ, MST của người mua" phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu [nếu có], tiêu thức "tên hàng" ghi "
Thu tiền lãi vay", dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

[Công văn 38646/CT-TTHT ngày 7/6/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội]

------------------------------------------------------------------

Cách viết hóa đơn thu tiền lãi cho vay:

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Thu tiền lãi vay tháng ... 01 5.000.0000 5.000.0000
Cộng tiền hàng: 5.000.0000
Thuế suất GTGT: \ % , Tiền thuế GTGT: \
Tổng cộng tiền thanh toán: 5.000.0000
Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu đồng.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Thời điểm xuất hóa đơn lãi vay:

- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ
ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- > Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ
thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

[Theo điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC]


Theo Công văn 38646/CT-TTHT ngày 07/06/2018 của Cục thuế TP Hà Nội:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là đơn vị kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ cấp tín dụng [cho vay] thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì:

-
Khi thu tiền lãi vay Công ty phải lập hóa đơn theo quy định để giao cho người vay. Trên hóa đơn tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” phải ghi đủ các chỉ tiêu [nếu có]; tiêu thức tên hàng hóa ghi “Thu tiền lãi vay”, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Tức là: Thu tiền lãi vay vào ngày nào thì phải lập hóa đơn vào ngày đó.

- Trường hợp thu tiền lãi vay
từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người vay không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế [nếu có] thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người vay không lấy hóa đơn” hoặc “người vay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."

- Trường hợp khoản thu tiền lãi vay
dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người vay có yêu cầu lập và giao hóa đơn.
- > Đối với trường hợp khoản thu lãi vay dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người vay không lấy hóa đơn thì Công ty
phải lập bảng kê và cuối mỗi ngày, Công ty lập một hóa đơn ghi số tiền lãi vay thu được trong ngày và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------


Chú ý 1:Nếu DNkhông phải là tổ chức tín dụngkhi thực hiện các giao dịchvay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhauthì phải sử dụng các hình thức giao dịch sau:

a] Thanh toán bằng Séc;
b]
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c]
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

[Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015]


Như vậy:Khi Doanh nghiệp bạn đi vay, cho vay, trả nợ vay thì phải chuyển khoản [không dùng tiền mặt nhé]

--------------------------------------------------------------------------------------------

Chú ý 2: Khi DN cho vay, mượn tiền [Dù là Tổ chức hoặc cá nhân] mà Không lấy lãi hoặc Lãi xuất 0%.

=> Có thể sẽ bị Cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp [Vì đây là trao đổi không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường].

[Theo Công văn 4815/TCT-CS ngày 18/10/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Gia Lai. Hoặc theo Công văn 4975/TCT-CS ngày 26/20/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh]


-------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Tiền lãi vay có phải nộp thuế TNCN không:

Theo Khoản 3 điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:

“Điều 2. Các khoản thu nhập
chịu thuế
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a]
Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. “

Kết luận:
- Nếu cá nhân cho vay tiền mà thu tiền lãi thì Tiền lãi cho vay là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. [Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn].


----------------------------------------------------------------------

4. Cách tính thuế TNCN từ tiền lãi cho vay:

4.1 Theo điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 10. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
- Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân
trả thu nhập cho người nộp thuế."

4.2 Theo điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
d] Thu nhập từ đầu tư vốn
-Tổ chức, cá nhân
trả thu nhập từ đầu tư vốn theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư 111 có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 Thông tư này. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.”


----------------------------------------------------------------------

Kết luận:Nếu đi vay của cá nhân:

- Nếu công ty bạn đi vay tiền của cá nhân [không phải là tổ chức tín dụng] mà phải trả tiền lãi thì:
- > Khi trả tiền lãi vay phải khấu trừ thuế TNCN 5% trên tổng số tiền lãi vay phải trả.


Mẫutờ khai khấu trừ thuế TNCN lãi cho vay:

Tải về:Tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu 06/TNCN


Theo Công văn 7690/CT-TTHT ngày 18/9/2014 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

- "Trường hợp Công ty có ký hợp đồng vay ngoại tệ [USD] với cá nhân người Hong Kong thì khi chi trả lãi vay cho cá nhân này Công ty phải khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN với thuế suất 5% theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC."

Bên Doanh nghiệp đi vay cá nhân cần:
- Hợp đồng vay tiền
- Chứng từ thanh toán.
- Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.



------------------------------------------------------------------------


Lưu ý:
- Để khoản chi phí lãi vay của cá nhân là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì các bạn có thể xem thêm tại đây:
Chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN

- Vay, mượn tiền của Giám đốc là giao dịch liên kết nhé, chi tiết xem tại đây: Quy định về giao dịch liên kết.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

xin chúc các bạn thành công!
------------------------------------------------

Video liên quan

Chủ Đề