Phương pháp luận của tội phạm học

Tội phạm học là gì? Tội phạm học được hình thành và phát triển như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC nhằm giải đáp những vướng mắc của bạn đọc cũng như làm rõ một vài thông tin cơ bản về nội dung tội phạm học là gì.

Phương pháp luận của tội phạm học

Tội phạm học là gì?

Trong giáo trình từ năm 1995, GS.TS. Đồ Ngọc Quang cho rằng: “Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm lỗi và tội phạm…; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm lừng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.”

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho rằng:“Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.

Có thể hiểu tội phạm học như sau: Tội phạm học là ngành cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm và phương hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa tình hình trong xã hội.

Tội phạm học nghiên cứu trên bốn nội dung sau:

  • Tình hình tội phạm
  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
  • Nhân thân người phạm tội
  • Phòng ngừa tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung. Bên cạnh đó, tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung.

Tội phạm học đưa ra dự đoán về tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề ra các biện pháp tác động chính xác, hợp lí đảm bảo/hoạt động phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở ba mức độ khác nhau:

  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung (của mọi tội phạm)
  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm;
  • Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.

 Tội phạm học cần phải nghiên cứu các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm và đưa ra các biện pháp; phòng ngừa chúng. Ví dụ: Tình hình sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, mua bán dâm v.v…

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ bản chất, các đặc điểm đặc trưng của nhân, thân người phạm tội, tính chất của khuynh hướng chống đối xã hội, mức độ kiên định của quan điểm, quan niệm chống đối xã hội; đưa ra phương pháp phân loại người phạm tội là cơ sở áp dụng các biện pháp tác động xã hội và lẽ ra các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, ngăn ngừa tái phạm.

Bên cạnh đó, tội phạm học nghiên cứu xây dựng hệ thống các chủ thể thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các nguyên tắc về tổ chức công tác phòng ngừa, kế hoạch hoạt động phòng ngừa v.v…

Nếu theo mức độ thì có thể chia làm ba mức độ phòng ngừa tội phạm sau:

  • Mức độ toàn xã hội (phòng ngừa xã hội chung).
  • Mức độ nhóm (phòng ngừa chuyển ngành tội phạm học).
  • Mức độ cá nhân (phòng ngừa cá biệt).

Ngoài những đối tượng nên trên, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của tội phạm học như:

  • Các phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm nguyên nhân và điều kiên của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội biện pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. Các phương pháp nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở nền tảng của phép biện chứng duy vật phù hợp với tính chất nội dung của đối tượng nghiên cứu.
  • Nghiên cứu lí luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở các nước khác trên thế giới để sử dụng các kinh nghiệm quý báu của họ đồng thời phê phán các quan điểm phản khoa học của một số học giả tư sản và ngăn chặn ảnh hưởng của các quan điểm phần khoa học này.
  • Sự ra đời và phát triển của tội phạm học trong lịch sử.
  • Nạn nhân học.
  • Nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với tình hình tội phạm.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề tội phạm học là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về tội phạm học là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến tội phạm học là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: 


Please use this identifier to cite or link to this item: https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/41232

Title: Về phương pháp nghiên cứ của tội phạm học
Authors: Lê Thị Sơn
Keywords: Lê Thị SơnPháp luậtTội phạmTội phạm họcNghiên cứu thực nghiệm

Khoa học thực nghiệm

Abstract: Phương pháp nghiên cứu tổng quát của tội phạm học là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và do đó tội phạm học được gọi là khoa học thực nghiệm. Có hai loại nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng cho hai loại hoạt động khác nhau của quá trình nghiên cứu thực nghiệm – tội phạm học là: Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn; và phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học.
Issue Date: 2011
Type: Tạp chí
Extent: 9tr.
Method: Tạp chí Luật học số 6-2011
Language: vi
Appears in Collections:Phân quyền - Pháp luật
Phân quyền - Tư pháp

1. Khái niệm

Trên thế giới có rất nhiều các khái niệm khác nhau về tội phạm học. Ở Việt Nam, trong các tài liệu về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đău ra tương đối thống nhất, trong đó nhấn mạnh đối tưởng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội, nguyên nhân của tội phạm và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Ta có thể rút ra định nghĩa tội phạm học như sau:

Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

2. Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở góc độ là 1 hiện tượng xã hội pháp lý, được hình thành từ 1 thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội . Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm để làm sáng tỏ những đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm, những thông số cơ bản của tình hình tội phạm.

– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu là những hiện tượng có khả năng làm  phát sinh tồn tại tình hình tội phạm trong xã hội  dựng được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, tội phạm học tập trung vào 2 nhóm nhân tố chính: Nguyên nhân và điều kiện mang tính xã hội (tình hình thất nghiệp, nền kinh tế khó khăn, tâm lý văn hóa … ). Nguyên nhân và điều kiện mang tính pháp lý hình sự (việc vận hành của hệ thống pháp luật, cơ chế áp dụng, sửa đổi bộ luật hình sự …)

– Nghiên cứu những đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội về nhân thân người phạm tội có vai trò trong việc phạm tội để lý giải được nguyên nhân phạm tội. Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể.

– Phòng ngừa tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa, hệ thống các chủ thể tham gia vào hoạt động phòng ngừa, vấn đề dự báo tội phạm, vấn đề kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm trong xã hội nhằm có thể kiểm soát được tình hình tội phạm trong xã hội

3. Phương pháp nghiên cứu

a/  Phương pháp luận.

Phương pháp luận của tội phạm học là hệ thống các khái niệm các luận điểm, nguyên tắc quy luật phạm trù của triết học Mác – Lênin và của các ngành khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học cho ta phương thức nghiên cứu đối tượng của tội phạm học và trở thành phương pháp luận của tội phạm học

b/ Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là các phương pháp, biện pháp, cách thức cụ thể được sử dụng để thu thập xử lý và phân tích thông tin về những vấn đề mà tội phạm học nghiên cứu.

+ Phương pháp pháp lý: Xuất phát từ tính chất của tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý xã hội học mà nó sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp pháp lý và phương pháp xã hội học.

– Các phương pháp pháp lý như phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh lịch sử; phương pháp phân tích hiệu quả của hoạt động lập pháp và hiệu quả áp dụng pháp luật.

– Các phương pháp xã hội học như phương pháp thống kê; phương pháp phiếu điều tra; phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.

+ Phương pháp thống kê hình sự; Là phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích các số liệu về tình hình tội phạm và những vấn đề có liên quan đến tình hình tội phạm (đây là một phương pháp quan trọng trong tội phạm học).

– Nhiệm vụ của phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê đưa ra các số liệu về thực trạng và động thái của tình hình tội phạm theo các chỉ số tuyệt đối và tương đối về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của tình hình tội phạm về hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Xác định mối liên hệ sự phụ thuộc, sự tương quan giữa các số liệu thống kê của tình trang và động thái của tình hình tội phạm với sự phát triển của các quá trình hiện tượng này hoặc các quá trình hiện tượng khác. Các mối liên hẹ sự phụ thuộc của thực trạng và động thái của tình hình tội phạm với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

– Xác định khuynh hướng phát triển của tình hình tội phạm và của các nhân tố quyết định nó từ đó đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm. 

– Làm sáng tỏ những mặt tích cực những mặt hạn chế trong thực tiễn đấu tranh với tình hình tội phạm góp phần soạn thảo các kiến nghị và đề nghị về phần hoàn thiện công tác đó. Đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.

+ Phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc.

– Khái niệm: là phương pháp nghiên cứu các bộ phận của đối tượng để đưa ra đặc điểm cái toàn thể về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của phương pháp này là bổ sung cho phương pháp thống kê.

– Phương pháp thống kê chỉ thống kê số liệu không đi sâu vào nghiên cứu tính chất tội phạm, phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu bản chất, thủ đoạn của tội phạm.

+ Phương pháp phiếu điều tra:

– Phương pháp phiếu điều tra là phương pháp thu thập phân tích, các tài liệu thu được từ những người được hỏi bằng phiếu điều tra có các câu hỏi được ghi sẵn.

– Nhiệm vụ : Bổ sung cho phương pháp thống kê.

– Mục đích : Nghiên cứu tội phạm ẩn, nghiên cứu nguyên nhân điều kiện phạm tội, hoàn cảnh người phạm tội…

Phiếu điều tra có ba dạng câu hỏi : câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi đóng mở. 

+ Phương pháp đối thoại 

– Là phương pháp mà người nghiên cứu trực tiếp hỏi và người được hỏi trả lời bằng hình thức nói.

+ Phương pháp quan sát 

– Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng mắt để thu nhận những thông tin cần nghiên cứu.

– Mục đích : chủ yếu là để nghiên cứu phương pháp phòng ngừa.

Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp toán học, logic học, tâm lý học,… để nghiên cứu tội phạm học.