Phương pháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi có đủ sữa mẹ

Ngoài sữa mẹ, trẻ từ 0- 12 tháng tuổi cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi này cần lưu ý điều gì đặc biệt? Tham khảo ngay thực đơn những loại thức ăn dinh dưỡng cho bé chi tiết và những lưu ý sau đây mẹ nhé!

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bé quan trọng hàng đầu và không thể thay thế. Mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi thấy bé có các dấu hiệu đặc biệt, hoặc khi có chỉ định từ các chuyên gia y tế.

Thực đơn thức ăn dinh dưỡng và thời gian biểu MarryBaby đề cập sau đây Không đề cập đến lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức hàng ngày cho bé chỉ mang tính tham khảo bé từ 0 -12 tháng tuổi. Tùy độ tuổi và tốc độ phát triển khác nhau, bé cưng sẽ có thể ăn ít hoặc nhiều hơn so với chuẩn mực khuyến cáo. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu và nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, nếu cảm thấy bé cưng có vấn đề về sức khỏe.

Dinh dưỡng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho các bé trong giai đoạn này. Tại thời điểm này, chế độ dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, các mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn đầy đủ các loại thức ăn chứa dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, cần uống đủ và nhiều nước để giúp cơ thể thải các loại độc tố và góp phần vào việc tăng lượng sữa nuôi trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa công thức đã được kiểm định vệ sinh toàn thực phẩm và phù hợp với độ tuổi của bé

Các bé trong độ tuổi này thường rất mau đói nên việc cho bú thường diễn ra liên tục. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ngay khi bé có nhu cầu. Thông thường, nhu cầu sữa của bé mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng:

  • 0-3 tháng: bú mẹ mỗi 1-3 tiếng hay 550 đến 1200ml sữa công thức
  • 4-5 tháng: bú mẹ mỗi 2-4 tiếng hay 700 đến 1400ml sữa công thức

Thực đơn ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi

Như đã được đề cập ở trên, trong độ tuổi này sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của bé. Tuy nhiên khi các mẹ muốn bé bắt đầu ăn dặm từ độ tuổi này, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa ít nhất 3-4 lần/ngày kết hợp với 1-2 bữa dặm.

Dưới đây là một số món mẹ có thể làm cho con ngay tại nhà
a. Cháo khoai tây sữa: Điều mà mẹ cần chuẩn bị là ⅛ củ khoai tây và 100ml sữa. Sau khi nấu cháo xong mẹ nhớ nghiền nhuyễn hỗn hợp này qua ray lưới trước khi cho bé ăn nhé.
b. Đậu hũ trộn nước cam: mẹ cần chuẩn bị 15ml nước cam và 20g đậu hũ. Đầu tiên, đem luộc sơ đậu hũ rồi nghiễn nhuyễn qua ray lưới và trộn với nước cam để bé dùng.

Thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho bé từ 6-8 tháng tuổi

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, chỉ nên từ 1-2 muỗng nhỏ thôi nhé!
  • Bữa trưa: Tiếp tục cho bé uống sữa trước, và bổ sung thêm 1-2 muỗng bột ngũ cốc hoặc 2-4 muỗng canh rau củ hoặc nước ép các loại.
  • Bữa tối: sữa mẹ và/hoặc sữa công thức và 1-2 muỗng nước ép trái cây hoặc canh rau củ quả.

Với hầu hết các bé, nhu cầu sữa mỗi ngày trong giai đoạn này thường trong khoảng: bú mẹ mỗi 3-4 tiếng hay 700 đến 1100ml sữa công thức

Nhiều bé ở giai đoạn này chưa thực sự sẵn sàng cho 3 bữa/ ngày cho đến khi bé được 9-10 tháng. Tuy nhiên cũng có bé có thể bắt kịp nhịp ăn uống này khi 7-8 tháng. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chuẩn bị một cái muỗng làm chuẩn để đo lường thức ăn cho bé. Những lần đầu làm quen với thức ăn, có thể bé chỉ ăn được ½ muỗng và khi bé đã dần quen với thức ăn mới, mẹ sẽ tăng lượng lên dần dần.

Mỗi bé khác nhau sẽ có sở thích và tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy, thay vì đưa ra khuôn khổ, mẹ nên “nương” theo thói quen của bé cưng

>>> Bạn có thể quan tâm: Thực đơn ăn dặm cho bé “Dồi dào dinh dưỡng – Tốt cho tiêu hóa”

Thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho bé từ 8-12 tháng tuổi

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ và/hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:
    – Bột ngũ cốc trẻ em: 1-2 muỗng canh
    – Nước trái cây hay củ quả: 4-6 muỗng canh
    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua chẳng hạn: 2 muỗng canh
  • Bữa trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước. Sau đó, mẹ có thể kết hợp với:
    – Bột ngũ cốc trẻ em hay một số loại ngũ cốc khác như nui, cơm…: 2-4 muỗng canh
    – Thịt hay chế phẩm đạm thịt thay thế: 2-4 muỗng canh
    – Nước trái cây hay rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại và có thể hòa chung với ngũ cốc bé ăn. Ví dụ: cơm trộn với đậu và dùng kèm với nước sốt lê
    – Chế phẩm từ sữa : sữa chua hay phô mai

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Như chúng ta đã biết, thịt là loại thức ăn dinh dưỡng cho bé và cung cấp chất đạm cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tTrong bữa trưa, bổ sung đạm từ thịt có thể được lượt bớt tùy theo sở thích và nhu cầu của bé.

  • Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm:
    – Ngũ cốc như nui, cơm… : 2-4 muỗng canh
    – Thịt/ chế phẩm thay thế thịt : 2 muỗng canh
    – Nước trái cây và/hoặc rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại, dùng riêng hay trộn với nhau.
    Ví dụ: đậu hũ trộn với bơ rồi dùng kèm với nước sốt táo và việt quất.
    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai

Thông thường, từ 5-6 tháng tuổi, các bé sẽ có những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, nhưng với số lượng thực phẩm khác nhau. Một số bé 6-7 tháng có thể ăn 120 – 180gr thức ăn/ngày trong khi một số khác chỉ có thể dung nạp được 30 – 60gr/ngày.

Mẹ có thể bám theo các thực đơn những loại thức ăn dinh dưỡng cho bé được gợi ý ở trên nhưng quan trọng là cần theo sát sự phát triển và thói quen ăn uống của bé cùng với sự tư vấn của bác sĩ khi cho bé làm quen với thức ăn mới. Hầu hết các bé từ 9 -12 tháng tuổi sẽ cần bú mẹ mỗi 4-5 tiếng/ lần hoặc 700 – 900ml sữa công thức/ ngày.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho bé theo tháp dinh dưỡng

Khi nào bé ăn đủ?

Lượng thức ăn dinh dưỡng cho mỗi bé có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
– Những bé ăn dặm lúc 4 tháng sẽ có thể ăn được nhiều hơn so với bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng
– Những bé được làm quen với thức ăn cắt nhỏ khi mới mới bắt đầu tập ăn sẽ có thể ăn ít hơn bé được ăn bột nhuyễn
– Bé ăn được bao nhiêu, nhiều hay ít, là tùy thuộc vào tính háu ăn của mỗi bé. Cũng giống như người lớn, một số bé có thể ăn nhiều hơn bạn đồng lứa chỉ vì chúng thuộc tuýp “thích ăn”.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, trong những năm tháng đầu đời, dinh dưỡng còn là một yếu tố quyết định sự phát triển về cả thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn giúp mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi.

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi được chia làm 2 giai đoạn. Trong 6 tháng đầu đời, bú sữa mẹ là một cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất đối với trẻ, đồng thời bú sữa mẹ cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh. Nhưng từ 6 tháng đến 1 tuổi, chế độ ăn của trẻ cần được thay đổi, trẻ bắt đầu ăn dặm, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để trẻ được phát triển cân đối, toàn diện.

1.1. Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi

Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa mẹ có protein, carbohydrate, chất béo và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Hơn nữa, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và rất dễ mắc bệnh khi có những yếu tố bên ngoài tác động. Khi bú sữa mẹ, trẻ cũng sẽ nhận được những kháng thể từ mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi tốt hơn với một số loại bệnh và tình trạng viêm nhiễm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu như không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời, ít nhất là trong khoảng 6 tháng đầu của trẻ. Nên cho con bú sớm vì ngay sau khi sinh, tuyến sữa của mẹ sẽ tiết ra Colostrum - có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Sữa mẹ cũng được đánh giá là rất dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn ói của trẻ sau khi ăn. Khi cho con bú sữa mẹ, bạn sẽ thấy rất thuận tiện vì có thể cho con ăn ở bất cứ đâu, không cần mất thời gian vệ sinh hay hâm nóng bình sữa.

Chỉ nên cho trẻ uống sữa công thức khi mẹ có vấn đề về sức khỏe

Tuy nhiên, với những bà mẹ có vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như mắc bệnh viêm gan, nhiễm HIV,… thì bạn có thể lựa chọn sữa công thức để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

Nên cho trẻ bú như thế nào?

Các bà mẹ nên cho con bú trong khoảng 1 giờ sau sinh và sau đó, mỗi ngày bé cần được bú khoảng 8 đến 12 lần trong những tuần đầu tiên. Khi bé ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy để cho bú, điều này sẽ giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng và phát triển tốt.

Trẻ càng lớn thì nhu cầu sữa mẹ cũng tăng lên, trẻ có xu hướng bú nhanh hơn, bú nhiều hơn và dưới đây là gợi ý về tần suất bú mẹ của trẻ:

  • Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú 7 đến 9 lần/ngày.

  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú 6 đến 8 lần/ngày.

  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú khoảng 6 lần/ ngày.

  • Khi trẻ được 1 tuổi: Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ nhưng lượng sữa sẽ giảm xuống và lúc này bé cần ăn dặm để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Trên đây, chỉ là những gợi ý, vì tần suất bú của trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm, sở thích của trẻ.

1.2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

Từ 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm. Lúc này, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất sau trong chế độ ăn của trẻ:

Chất đạm: Rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, chất đạm động vật có thể kể đến như cá, thịt, trứng, sữa, đạm thực vật chẳng hạn như đậu nành,…

Các bữa ăn dặm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Chất béo: Rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho bé, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin tốt hơn. Đặc biệt, Omega 3 tốt cho sự phát triển trí não, thị lực của trẻ.

Chất xơ: Rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các loại khoáng chất chẳng hạn như sắt giúp tạo máu, kẽm tăng cường hệ miễn dịch hay I-ốt giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.

Canxi: Không thể thiếu trong quá trình hình thành xương và răng của trẻ.

Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm Vitamin A, Vitamin D, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B12,…

Axit Folic: Có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào, hệ tạo máu, hệ thần kinh.

2. Một số lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

2.1. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé hoàn toàn được bú bằng sữa mẹ. Mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Sau khi sinh nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

  • Nên cho trẻ bú mẹ lâu, khoảng 45 phút.

  • Không hạn chế thời gian cũng như tần suất cho bé bú.

  • Khi bé đang khóc nên dỗ bé, đợi bé nín mới nên cho bú.

  • Trong trường hợp núm vú mẹ bị sưng, nứt,… cần dùng đến thuốc thì hãy lựa chọn loại thuốc không gây hại cho bé.

  • Nếu bé uống sữa công thức, cần đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng bình và hâm nóng sữa trước khi cho trẻ bú.

2.2. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

  • Khi trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ cần cho trẻ tập ăn từ những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Mẹ cần lên thực đơn phong phú để trẻ không cảm thấy chán ăn

  • Đặc biệt lưu ý về những loại món ăn bé không thích hoặc có nguy cơ dị ứng.

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ.

  • Cho bé ăn đa dạng thực phẩm để bé không cảm thấy chán. Nên đan xen bữa chính, bữa phụ để bé luôn hào hứng trong mỗi bữa ăn.

Chuyển đổi từ thói quen bú sữa hoàn toàn sang những bữa ăn dặm, bé sẽ cần thời gian để thích nghi, mẹ nên kiên nhẫn và cho con tập ăn dần dần. Nếu trẻ biếng ăn, khóc, nhổ phì mỗi khi ăn, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và từ từ tháo gỡ,…

Mẹ nên lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sạch và đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ.

Trên đây là những hướng dẫn giúp mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi một cách tốt nhất. Nếu còn có thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề