Điểm đại học năm nay năm 2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022.

Theo dự thảo, Bộ GD-ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

Thời gian đăng ký xét tuyển bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.

Ảnh minh họa.

Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy [bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo] thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống [qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT hoặc qua Cổng dịch cụ công quốc gia] theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ 15 điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Các cơ sở đào tạo tự chủ tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển riêng, hoặc tự nguyện phối hợp theo nhóm để tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển chung.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng trên hệ thống, giúp các cơ sở đào tạo giảm thiểu lượng thí sinh ảo và thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh.

Cũng theo dự thảo, các cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh [thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển], áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một ngành hoặc một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT yêu cầu mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn [bao gồm điểm tổng kết các môn học THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác]: Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo [có thể tính hệ số cho từng môn], trong đó có môn toán hoặc ngữ văn. Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển.

Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo [trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ]. Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển. Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý, không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau.

Việc bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới phải có căn cứ và lộ trình hợp lý, không làm chỉ tiêu của phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm./.

Một phòng thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội năm 2021 - Ảnh: NAM TRẦN

Thí sinh sẽ thi trong 2 ngày là 7 và 8-7. Ngày 6-7, thí sinh tập trung làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi. Bộ Giáo dục và đào tạo quy định có thêm 1 ngày thi dự phòng là 9-7.

4 bài thi bắt buộc

Đây là đợt thi thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết tùy theo tình hình dịch COVID-19 và đề xuất cụ thể của chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể tổ chức thêm 1 đợt thi cho những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không thể tham dự đợt thi chung.

Thí sinh là học sinh lớp 12 bắt buộc phải dự thi 4 bài thi để xét tốt nghiệp THPT, gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ và chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên [gồm các môn thành phần vật lý, hóa học, sinh học] hoặc khoa học xã hội [gồm các môn thành phần lịch sử, địa lý, giáo dục công dân].

Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT có thể chọn đăng ký dự thi các bài thi tổ hợp hoặc môn thành phần trong các bài thi khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội phù hợp với tổ hợp xét tuyển ĐH-CĐ.

Trong 5 bài thi, chỉ có bài ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Đề thi bám sát nội dung cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và sẽ không ra vào phần được xác định không dạy, phần đọc thêm, tự học trong Hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình cấp THPT đã được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành tháng 9-2021.

Đề thi chính thức sẽ được xây dựng với cấu trúc tương tự như đề thi tham khảo của các môn thi vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo công bố, với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Địa phương chủ trì việc coi thi, chấm thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì triển khai thực hiện các khâu coi thi, chấm thi. Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo sẽ quyết định việc sắp xếp thí sinh vào phòng thi tại các điểm thi như quy định của Bộ. Theo đó, mỗi điểm thi có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 học chương trình giáo dục THPT trên tổng số thí sinh. Những trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của bộ. Quy định này nhằm ngăn chặn nguy cơ gian lận thi cử có tổ chức ở nhóm đối tượng thí sinh tự do hoặc thí sinh hệ trung cấp, hệ giáo dục thường xuyên.

Thí sinh tự do, thí sinh là học sinh hệ giáo dục thường xuyên không bố trí ngồi riêng phòng thi mà xen kẽ cùng thí sinh là học sinh hệ THPT.

Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục cử cán bộ, giảng viên của các ĐH, học viện, trường ĐH, trường CĐ thuộc khối đào tạo giáo viên [gọi chung là ĐH-CĐ] làm công tác thanh tra thi tại các địa phương.

Bộ chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, giám sát các khâu tổ chức kỳ thi. Trong đó, chú ý việc lựa chọn, phân công nhân sự tham gia theo đúng quy chế. Các cơ sở giáo dục được phân công tổ chức kỳ thi chủ động phối hợp với cơ quan công an để tập huấn việc phòng chống gian lận thi cử, đặc biệt là các giải pháp ngăn ngừa gian lận công nghệ cao.

Đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH sau kỳ thi tốt nghiệp

Năm 2022, Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn cho phép các cơ sở đào tạo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT là một trong nhiều phương thức tuyển sinh. Nhưng khác với các năm trước yêu cầu thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trước kỳ thi này, năm nay thí sinh đăng ký nguyện vọng sau khi thi tốt nghiệp THPT.

Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 bắt đầu từ khi thi xong đến sau khi có điểm thi và xét tốt nghiệp THPT. Thí sinh không đỗ trong đợt xét tuyển này có thể đăng ký xét tuyển bổ sung nếu các cơ sở đào tạo còn chỉ tiêu tuyển sinh.

Chính thức: Thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 7, 8 và 9-7

VĨNH HÀ

Không nằm ngoài dự đoán, điểm chuẩn xét bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] năm 2021 vào các trường đại học đã tăng so với các năm trước đây. Tuy nhiên, với những thí sinh [TS] chưa trúng tuyển không nên quá lo lắng, vì các trường còn rất nhiều đợt xét tuyển trong thời gian tới.

Không nằm ngoài dự đoán, điểm chuẩn xét bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] năm 2021 vào các trường đại học đã tăng so với các năm trước đây. Tuy nhiên, với những thí sinh [TS] chưa trúng tuyển không nên quá lo lắng, vì các trường còn rất nhiều đợt xét tuyển trong thời gian tới.


Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, năm 2021.

*Điểm cao, vẫn trượt

Nếu như các năm trước, TS có điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 21 đến 24 điểm sẽ chắc chắn có được một "vé" vào các trường đại học, tuy nhiên năm nay, với mức điểm này không ít TS đã trượt nguyện vọng 1. Với nhóm ngành Khoa học tự nhiên có điểm chuẩn dao động từ 24 đến 27 điểm; các ngành Khoa học xã hội có điểm chuẩn cũng khá cao từ 23 đến 25 điểm, đặc biệt có ngành gần 28 điểm.

Có thể thấy, điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay cao bởi đây là năm nhiều trường áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ nhiều nhất do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh việc xét tuyển bằng học bạ, nhiều trường còn áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực. Từ hai yếu tố trên đã dẫn đến chỉ tiêu các ngành dành cho việc xét tuyển bằng điểm thi giảm xuống, trong khi số lượng nộp hồ sơ tăng vọt.

TS N.M.T., ngụ thành phố Mỹ Tho cho biết, em dự thi Khối C vào ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với mỗi môn đều đạt khoảng 9 điểm trở lên. Nếu năm ngoái, với điểm thi này em chắc chắn đậu đại học. Tuy nhiên, năm nay em đành ngậm ngùi trượt nguyện vọng 1 ngành mà mình yêu thích.

Có thể thấy, điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay tăng khá cao đã khiến cho rất nhiều TS điểm thi rất cao phải bất ngờ vì trượt nguyện vọng 1. Tuy nhiên, con đường vào đại học của TS vẫn còn ở các đợt xét tuyển tiếp theo. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến 17 giờ ngày 26/9, là thời hạn cuối cùng TS xác nhận nhập học và đây cũng là mốc thời gian để các trường tính toán, đưa ra quyết định có xét tuyển bổ sung hay không. Tuy nhiên, nhiều trường đại học, đặc biệt là một số trường đại học địa phương cũng đã thông báo xét tuyển bổ sung đợt tiếp theo. Chính vì vậy, TS cần phải thường xuyên theo dõi thông tin tuyển sinh từ các trường để có những điều chỉnh cho phù hợp.

*TS tỉnh Tiền Giang vẫn còn cơ hội

Trường Đại học Tiền Giang cũng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển  bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cho 20 ngành đào tạo đại học và 01 ngành đào tạo Cao đẳng Sư phạm Mầm non của nhà trường. Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều cơ hội cho thí sinh vì một số ngành vẫn còn khá nhiều chỉ tiêu.

Theo đó, điểm chuẩn năm nay của nhà trường dao động từ 15 đến 20 điểm. Ngành Giáo dục Tiểu học có điểm chuẩn cao nhất với 20 điểm. Hai ngành Sư phạm Toán và Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn 19 điểm. Nhiều ngành có điểm chuẩn 15 điểm như: Luật, Kinh tế, Tài chính ngân hàng, Công nghệ sinh học,... Ngành Sư phạm Giáo dục Mầm non hệ cao đẳng, điểm chuẩn 17 điểm.

Qua thống kê của nhà trường, có 1.941 TS trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trong đó nhiều ngành có số lượng TS trúng tuyển nhiều như: Luật [248 TS], Quản trị kinh doanh [237 TS], Sư phạm Giáo dục Tiểu học [231 TS]... Tuy nhiên, cũng có nhiều ngành có số lượng trúng tuyển rất ít như: Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản [08 TS], Bảo vệ thực vật [17 TS]...

Theo quy chế tuyển sinh, từ ngày công bố điểm thi đến ngày 26/9, TS trúng tuyển cần phải làm thủ nhập nhập học. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, năm nay, Trường Đại học Tiền Giang đã có hướng dẫn cho TS cách thức nộp hồ sơ nhập học trực tuyến.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Tiền Giang cũng đã công bố xét tuyển đợt 3. Theo đó, nhà trường sẽ tiếp tục xét tuyển sinh 19 ngành đào tạo hệ đại học. Trong đó, dành 384 chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức học bạ và 110 chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT; trong đó có 11 ngành học xét tuyển bằng cả hai phương thức. Một số ngành có chỉ tiêu xét tuyển nhiều trong đợt 3 như: Công nghệ thực phẩm [45 chỉ tiêu], Công nghệ sinh học [43 chỉ tiêu],...

Có thể thấy, con đường vào đại học hiện nay vẫn luôn rộng cửa đón TS. Tuy nhiên, điều quan trọng là TS cần phải hết sức bình tĩnh, cần căn cứ vào năng lực, sở trường của bản thân để chọn cho mình ngành học phù hợp.

Đ.Phi

Video liên quan

Chủ Đề