Lớp 6 học những môn gì 2022-2023

Năm học 2021 - 2022, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay thế cho chương trình giáo dục cũ đang hiện hành. Theo lộ trình, học sinh lớp 2 và lớp 6 sẽ lần đầu được tiếp xúc với chương trình mới, sách giáo khoa mới. Đặc biệt, một số môn sẽ "biến mất" trong thời khoá biểu học sinh lớp 6 và thay thế bằng môn mới.

Cụ thể, trước đây, học sinh lớp 6 sẽ học các môn Toán, Vật lý, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sinh học, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục. Năm nay sẽ xuất hiện 2 môn tích hợp là Lịch sử và Địa lý [tích hợp từ môn Lịch sử, Địa lý cũ] và Khoa học tự nhiên [tích hợp từ môn Địa lý, Vật lý, Hóa học].

Bộ sách giáo khoa lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam

Theo Bộ GD-ĐT, với môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung địa lý và nội dung địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung lịch sử. Kế hoạch dạy môn học được xây dựng theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý, mỗi phân môn được bố trí dạy đồng thời trong từng học kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Sách Lịch sử và Địa lý, bộ Chân trời sáng tạo. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam

Với môn Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Sách Khoa học Tự nhiên, bộ Cánh Diều. Ảnh: NXB ĐH Sư phạm

Bộ GD-ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11

Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Triển khai chương trình lớp 6 trong điều kiện dịch bệnh

Trong cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm học mới 2021-2022 do Bộ GD-ĐT tổ chức, các địa phương đã báo cáo tình hình về việc triển khai chương trình lớp 6.

Là một trong những địa phương chịu tác động lớn của dịch Covid-19, ông Trịnh Khôi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh cho hay: Hiện tỉnh đang xây dựng để có kế hoạch linh hoạt cho năm học mới phù hợp với diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp và khó lường. Ngoài ra, tỉnh cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho việc chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình lớp 6.

Giáo viên trao đổi với học sinh đầu năm học 2021-2022. Ảnh: Phạm Hưng

Khẳng định Quảng Ninh đã sẵn sàng cho năm học mới trên cả diện rộng và diện đặc biệt là thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh đã rà soát, tập huấn, chuẩn bị kịch bản sẵn sàng nếu dịch bệnh xảy ra vẫn có thể triển khai được chương trình.

Khó khăn đặt ra, theo ông Tuế là thời gian bồi dưỡng trực tiếp giáo viên dạy chương trình mới còn hạn chế, chủ yếu bồi dưỡng trực tuyến; đội ngũ giáo viên cốt cán có biến động về khách quan, chủ quan; giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng tới đây dạy liên môn nên khó khăn.

Tại TP.HCM, để chuẩn bị cho triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 6, từ năm học trước Sở GD-ĐT thành phố đã làm việc với Đại học Sài Gòn để bồi dưỡng các môn học tích hợp trong chương trình lớp 6. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP.HCM, việc chủ động bồi dưỡng của thành phố tạo thuận lợi cho triển khai trong năm học mới.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, năm học 2021-2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6 nên các địa phương cần quán triệt sâu sắc đến các nhà trường về sự khác biệt của chương trình mới với chương trình năm 2006. Do chương trình xây dựng theo hướng mở nên các trường học phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Sở GD-ĐT, Phòng GDĐT khi kiểm tra phải lưu ý kiểm tra kế hoạch từng môn học, từng tổ chuyên môn.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thứ trưởng cho rằng, cần phải coi thời gian học trực tiếp là thời gian vàng để tận dụng hướng dẫn học sinh về phương pháp tự học, chuyển từ tư duy học sang tự học và tự học có hướng dẫn.

Những đổi mới trong chương trình các lớp 3, 7, 10 từ năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bốchương trình giáo dụcphổ thông mới, chia làm hai giai đoạn gồm: Giáo dục cơ bản [lớp 1 đến 9] và giáo dục định hướng nghề nghiệp [lớp 10 đến 12]. Chương trình này, bắt đầu triển khai lần lượt ở từng khối lớp từ năm học 2020-2021, sẽ thay thế chương trình hiện hành đã áp dụng từ 2006.Năm học 2022-2023, chương trình mới được áp dụng cùng lúc ở cả ba khối [lớp 3, 7 và 10].

Chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 3: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ 1, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật [ Âm nhạc, Mỹ thuật], hoạt động trải nghiệm. Số tiết học Tiếng Việt trong năm là 245, trung bình 7 tiết mỗi tuần; Toán 175 tiết, 5 tiết mỗi tuần.

Như vậy, so với chương trình hiện hành, thời lượng Toán không thay đổi, còn Tiếng Việt giảm một tiết/tuần.

Ngoài ra, chương trình mới quy định thời lượng học ngoại ngữ là 4 tiết trong tuần, cả năm 140 tiết. Các em học sinh cũng được học thêm Tin học và Công nghệ, tăng thời lượng học Tự nhiên và xã hội. Do đó, tổng số tiết mỗi tuần của chương trình lớp 3 mới là 28, nhiều hơn so với mức 23+ hiện tại.

Các trường tiểu học tổ chức dạy hai buổi trên ngày với tổng số tiết không quá 7, mỗi tiết kéo dài 35 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng với lớp 7 sẽ không còn hai môn Sinh học, Vật lý, mà thay bằng Khoa học tự nhiên. Hai cặp môn Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc và Mỹ thuật được tích hợp trong một môn và giữ nguyên thời lượng như chương trình hiện hành. Các môn học, hoạt động bắt buộc khác gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm giáo dục của địa phương.

Chương trình mới cho phép học sinh lớp 7 tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số, hoặc Ngoại ngữ 2. Hai chương trình không chênh lệch nhiều về thời lượng. Tổng số tiết mỗi tuần của chương trình hiện hành là 28,5+, còn chương trình mới là 29. Các trường được khuyến khích dạy hai buổi trên ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 10 đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, học sinh không phải học 17 môn và hoạt động giáo dục như chương trình hiện hành; mà chỉ phải học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh chọn năm môn khác từ ba nhóm môn [mỗi nhóm chọn ít nhất một môn]: Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật]; Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học]; nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật].

Trường THPT tổ chức học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành./.

Giáo dục đại học Việt Nam: Phải hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Video liên quan

Chủ Đề