Bài học rút ra từ văn bản người an xin

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Đề 1.

C1. Hành động và lời nói của nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ của người ăn xin.

C2.  Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác 

C3. Bạn có thể rút ra các bài học sau

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

Để 2.

C1. Theo tôi, hình ảnh “vết nứt” là tác giả muốn nói đến những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống.

C2. 

Tác giả muốn gửi gắm bài học đến cho chúng qua thông qua hình ảnh " con kiến". Con kiến nhỏ bé như vậy nhưng nó vẫn có thể vượt qua được thì tại sao chúng ta không thể vượt qua khó khăn trắc trở. Không có gì có thể làm cản bước nên chúng ta có quyết tâm cùng ý chí.

C3.

-  Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.

Em có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện người ăn xin trên

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Từ câu chuyện Người ăn xin,em rút ra đc bài hc gì cho bản thân?Hãy trình bày thành đoạn văn ngắn.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…

a, Xác định PTBĐ chính

b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa

c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn

d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"

Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"

Viết bài ngắn [khoảng 300 từ] trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu người ăn xin hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu người ăn xin đầy đủ nhất.

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

[Theo Tuốc- ghê- nhép]

Câu 1[0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2[0,5 điểm]. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3.[0.5 điểm]. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4[0,5 điểm]. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5 [1,0 điểm]. Bài học rút ra từ văn bản trên?

Lời giải

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2:Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết: Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4:Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5:

Các bài học rút ra từ văn bản:

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 2

I. ĐỌC - HIỂU[ 3.0 đ]: Hãy đọc mẩu chuyện "Người ăn xin" và trả lời câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông."

[Theo Tuốc – ghê – nhép]

Câu 1: Mẩu chuyện trên kể về điều gì? [ 0,5 đ]

Câu 2: Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ? [ 1.0 đ]

Câu 3: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? [ 0,5 đ]

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua mẩu chuyện trên? [ 1.0 đ]

Lời giải

Câu 1

Câu chuyện trên kể về: Cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé nhân hậu và một ông lão ăn xin vô cùng đáng thương. Trước hoàn cảnh đáng thương của ông lão, cậu bé trao cho ông một cái nắm tay ấm áp.

Câu 2

Hành động và lời nói ân cần ấy chứng tỏ cậu bé rất giàu tình thương người, biết xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ người ăn xin

Câu 3

- Cậu bé đã nhận được lời cảm ơn của ông lão ăn xin,

- Nhận được bài học sâu sắc qua lời nói của ông lão ãn xin: tình người còn có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác

Câu 4

Bài học rút ra

- Biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 3

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :

-Cháu ơi, cẳm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

[Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013]

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

Câu 3: Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ in đậm trong câu chuyện trên?

Câu 4: Dựa vào văn bản em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?

Lời giải

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 3:

* Giống nhau: về trạng thái cảm xúc, cả hai đều thấy xúc động, cảm động về nhau.

*Khác nhau:

+ Bàn tay cậu bé run run là trạng thái xúc động, cảm thương ông lão của cậu bé.

+ Bàn tay run rẩy của ông già là sự cộng hưởng của hai trạng thái: tuổi già, sức yếu lại thêm nỗi súc động trước thái độ của cậu bé.

Câu 4: Trong giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng, tế nhị, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Cũng giống như ông già và cậu bé, tuy khác nhau về tuổi tác nhưng cả hai đều giống nhau ở tình yêu thương, sự cảm thông trân trọng

Video liên quan

Chủ Đề