Chuyên đề thao giảng môn Tiếng Anh

Chuyên đề có sự tham gia của gần 400 khách mời là Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, Trưởng phòng và Chuyên viên tiếng Anh của các Phòng GD-ĐT các quận, Hiệu trưởng và giáo viên Tiếng Anh các trường Tiểu học tại hơn 24 quận huyện trên địa bàn thành phố, cùng 55 đơn vị giáo dục đang cung cấp chương trình & giáo viên bản ngữ dạy Tiếng Anh.

Các chuyên viên, giáo viên Tiếng Anh tham dự chuyên đề

Ông Nguyễn Thành Văn – Bí thư chi bộ – Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10 tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc phát triển kinh doanh iSMART Education

Trong khuôn khổ của chuyên đề, “Báo cáo tham luận việc triển khai thực hiện hoạt động đồng giảng trong môn Tiếng Anh” với phần trình bày của cô Ngọc – hiệu phó trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên. Trong đó, việc đưa giáo viên bản ngữ vào tham gia phối hợp giảng dạy tại các trường Tiểu học tại TP.HCM thời gian qua được triển khai thuận lợi, lý do là nhờ các hoạt động như tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý chuyên môn Tiếng Anh trong nhà trường, công tác dự giờ, rút kinh nghiệm của các phòng GD-ĐT và sự quản lý chặt chẽ chất lượng phần mềm, giáo viên bản ngữ dạy Tiếng Anh của Sở GD-ĐT.

Cũng trong báo cáo tham luận, cô Ngọc chia sẻ việc đưa giáo viên bản ngữ cùng các công nghệ giáo dục tiên tiến như bài giảng số và bảng tương tác vào trong các lớp học Tiếng Anh hiện nay đã tạo một môi trường học tập sôi nổi, tích cực, giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Anh hiệu quả nhất. Sự đổi mới này mang lại niềm tin cho phụ huynh về một thế hệ học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, các thầy cô giáo môn ngoại ngữ người Việt trong các lớp này mới là nhân tố nòng cốt định hình phong cách giảng dạy phù hợp cho học sinh Việt Nam, nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho các em. Do đó, trong một lớp học hai giáo viên, việc tổ chức được mô hình đồng giảng ưu việt là mục tiêu mà các nhà quản lý giáo dục hướng đến. Hiện nay, trong hầu hết các tiết dạy đồng giảng, giáo viên người Việt lại chưa phát huy được vai trò của mình, sự đóng góp của các thầy cô có phần mờ nhạt hơn giáo viên bản ngữ.

Tại chuyên đề, iSMART Education đã phối hợp với trường Tiểu học Võ Trường Toản tổ chức minh họa tiết dạy đồng giảng Tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học, sử dụng bài giảng số iSMART, với sự tham gia của giáo viên bản ngữ đến từ iSMART Education, cô giáo bộ môn Tiếng Anh người Việt và 35 em học sinh đến từ trường Võ Trường Toản.

Lớp học đồng giảng giữa giáo viên bản ngữ đến từ iSMART và giáo viên Tiếng Anh người Việt

Cũng trong chuyên đề, lãnh đạo các phòng GD-ĐT quận, chuyên viên Tiếng Anh, Hiệu trưởng và giáo viên ngoại ngữ các trường đã thảo luận và đưa ra một số đóng góp cho tiết học. Phần đông ý kiến cho rằng về mặt chuyên môn, các kiến thức Tiếng Anh được truyền đạt đến các em dưới hình thức sinh động, dễ nhớ, kiến thức Toán xác suất thống kê bằng tiếng Anh được thầy cô giáo giải thích dễ hiểu. Sự kết hợp với hoạt động học, chơi, tương tác thú vị là những điểm nhấn của lớp học này. Tuy nhiên, việc phân chia vai trò của các giáo viên tham gia đồng giảng chưa được làm rõ.

Đại diện các cụm đào tạo trên địa bàn TP.HCM đóng góp ý kiến cho tiết dạy đồng giảng

Theo đó, ông Phạm Trí Thiện – Chuyên viên Tiếng Anh Phòng Giáo dục Tiểu học đã đưa ra những nhận xét: “Giáo viên bản ngữ của iSMART thể hiện được tính thân thiện, gần gũi với các em học sinh, và chuẩn bị tốt bài giảng, tạo được động lực học tập cho học sinh. Các em được rèn luyện để trở nên tự tin, dạn dĩ khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Tuy các trò chơi trong lớp giúp học sinh hào hứng hơn, nhưng phần quan trọng và cần được chú trọng nhất trong một tiết học vẫn là chuyên môn và kiến thức truyền đạt cho học sinh. Tại tiết học đồng giảng, hai giáo viên cần có sự trao đổi trước về nhiệm vụ làm sao cho bao quát được lớp học, để học sinh nào cũng được quan tâm, như vậy thì các em mới tiến bộ đồng đều. Mô hình đồng giảng vẫn là một chính, một phụ, tức là giáo viên bản ngữ là người dạy chính, nhưng giáo viên Việt cũng cần giảng bài, điều phối hoạt động bổ trợ, nhấn mạnh vai trò của mình chứ không chỉ dừng lại ở trợ giảng”.

Ông Phạm Trí Thiện – Chuyên viên Tiếng Anh Phòng Giáo dục Tiểu học đưa ý kiến nhận xét tiết dạy.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM đã đưa ra hướng dẫn chỉ đạo: “Để hoàn thiện công tác đồng giảng tại các trường học, cần có sự phối hợp từ các ban ngành, nhà trường đến các công ty đối tác. Từ phía giáo viên đồng giảng, cả giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam cần linh hoạt trong việc quản lý và tổ chức lớp học, các hoạt động diễn ra trong lớp cần phải sáng tạo nhưng cũng thực tế tùy tâm sinh lý của học sinh mỗi khối lớp. Hơn nữa, để đồng giảng hiệu quả, các giáo viên cần chủ động trao đổi và hợp tác soạn giáo án chung, căn cứ vào mục tiêu và các kỹ năng cần dạy trong buổi học. Giáo án này cũng cần được tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh của trường thông qua. Về phía Sở, Phòng GD-ĐT, Nhà trường và công ty đối tác, cần tổ chức dự giờ để có những đóng góp, điều chỉnh cho giáo viên đồng giảng. Sau đó, cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo lại giáo viên bản ngữ để hiểu rõ hơn về văn hóa, học sinh Việt Nam. Các chỉ đạo của Sở ban ngành cũng phải được thống nhất và truyền đạt đến từng giáo viên, đảm bảo sau cùng là hiệu quả học tập của học sinh.”

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM nhận xét và phát biểu chỉ đạo

Một số hình ảnh tại chuyên đề:

Vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam [SEDIDCO] đã phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre tổ chức Thao giảng chuyên đề Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1 với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như thảo luận về cách tiếp cận, triển khai giảng dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Với thành phần tham dự bao gồm đại diện từng Phòng Giáo dục [01 lãnh đạo, 01 chuyên viên], cán bộ quản lí đơn vị và giáo viên bộ môn, giáo viên cốt cán hiện đang giảng dạ các bộ SGK do NXBGDVN phát hành. Đại diện cho SEDIDCO đến tham dự buổi chuyên đề gồm có bà Lê Phương Mai – Phó Tổng Giám đốc SEDIDCO; bà Nguyễn Thị Ly Kha - Chủ biên bộ sách Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo và bà Nguyễn Hoàng Diễm Trang - Phụ trách Chuyên môn tiếng Anh của SEDIDCO cùng tham gia để ghi nhận ý kiến và phản hồi từ phía giáo viên

Bà Nguyễn Thị Ly Kha – tác giả của bộ Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo đang trao đổi nội dung cùng các thầy cô tham dự buổi chuyên đề.

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên bộ SGK mới được đưa vào sử dụng trong nhà trường, đáp ứng khung chương trình Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy đã chuẩn bị kĩ lưỡng, cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho công tác giảng dạy và tổ chức giới thiệu, tập huấn SGK cho toàn bộ giáo viên trên 63 tỉnh thành nhưng việc thắc mắc, gặp vấn đề trong việc giảng dạy trực tiếp trên lớp học vẫn không tránh khỏi. Vì vậy, các hội thảo chuyên đề được tổ chức trực tiếp tại từng tỉnh thành được xem là một hoạt động sâu sát, nắm rõ tình hình thực tế triển khai bộ sách ở từng địa phương, lắng nghe ý kiến của các giáo viên trong việc tổ chức giảng dạy và là cơ hội để giáo viên thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Thao giảng môn tiếng Việt

Tại hội thảo, SEDIDCO đã được lắng nghe rất nhiều câu hỏi của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học [phân môn Tập đọc], cách tổ chức tiết học như thế nào hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Ly Kha - tác giả của bộ sách Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo đã cùng các giáo viên tham gia vào một tiết học tập đọc thực tế trên lớp. Qua đó, các giáo viên bộ môn có thể tham khảo cách thức tổ chức và triển khai một tiết học và nhận xét, góp ý để đưa ra phương thức phù hợp nhất với từng phòng giáo dục, từng địa phương và từng đơn vị trường học.

Rất nhiều ý kiến được đóng góp trong hội thảo, các vấn đề xoay quanh việc tổ chức tiết học như thế nào, làm thế nào để hướng dẫn các em tập đọc và tập đọc như thế nào để hiệu quả đối với năng lực của học sinh. Cuối buổi hội thảo, cô Ly Kha đã đúc kết lại các vấn đề trọng tâm đối với một tiết học, các yêu cầu cơ bản mà giáo viên cần đạt được thông qua tiết học đó và giải đáp toàn bộ câu hỏi của các giáo viên.

Cô Nguyễn Thị Ly Kha tác giả bộ sách Tiếng Việt 1 Chân trời sáng tạo - giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của giáo viên.

Thao giảng môn tiếng Anh

Đối với hội thảo tiếng Anh 1, các thầy/cô giáo đóng góp ý kiến nhiệt tình và cùng đặt các câu hỏi cho báo cáo viên về cách thức triển khai tiếng Anh. Chương trình giáo dục mới hướng đến việc học mà chơi, chơi mà học, đối với học sinh lớp 1, chương trình chỉ yêu cầu các em làm quen với tiếng Anh, không đặt nặng vấn đề học tập, từ đó bà Nguyễn Hoàng Diễm Trang đã hướng dẫn các giáo viên tổ chức các trò chơi, hoạt động trong tiết học để học sinh tương tác tốt với giáo viên hơn, các câu lệnh đơn giản để hướng các em lắng nghe và ghi nhớ tiếng Anh một cách hiệu quả và vui vẻ nhất.

Giáo viên tổ chức tiết dạy minh họa Tiếng Anh 1

Tiết dạy được thầy/cô giáo ghi hình để phục vụ cho việc tham khảo về sau

Bộ sách Tiếng Anh 1 – Tổng chủ biên Hoàng Văn Vân được đưa vào chương trình giảng dạy của tỉnh Bến Tre.

Theo khảo sát được thực hiện ngay sau buổi chuyên đề, 100% giáo viên tham dự đánh giá cao về chất lượng nội dung. Ngoài các câu hỏi được giải đáp trực tiếp tại lớp, SEDIDCO còn nhận được rất nhiều câu hỏi, yêu cầu giải đáp chuyên môn lẫn tài nguyên hỗ trợ đối với bộ sách tiếng Anh 1 – Tổng chủ biên Hoàng Văn Vân.

Buổi chuyên đề đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tương tác nhiệt tình của giáo viên và tác giả, báo cáo viên. NXBGDVN tin rằng, việc thay đổi SGK có thể còn một chút khó khăn ở những bước đầu vì 2020 - 2021 là năm đầu tiên triển khai, giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ vì cách dạy mới, hiện đại, tập trung vào việc phát triển năng lực của học sinh. Với các bộ sách giáo khoa mới, không yêu cầu các thầy/cô phải dạy cùng một cách hay tổ chức lớp học theo một khuôn mẫu nhất định mà thay vào đó các thầy cô có thể tự do sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra.

Trong những năm sắp tới, cùng với sự đồng hành của NXBGDVN, của công ty CP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam, cùng nhiệt huyết của đội ngũ tác giả và báo cáo viên, việc đổi mới chương trình học sẽ không còn khó khăn và xa lạ với các thầy/cô giáo, các em học sinh và với các vị phụ huynh.

Phương Nam

Video liên quan

Chủ Đề