Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không

Bà bầu ăn nhân sâm được không? Sử dụng nhân sâm như thế nào đúng cách? mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ xa xưa, nhân sâm đã là một trong những thực phẩm quý hiếm giúp bồi bổ sức khỏe con người một cách hiệu quả, nhất là những người bị bệnh hay bị suy nhược cơ thể. Ngày nay, nhiều người sử dụng nhân sâm để bồi bổ cho bà bầu giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng thực chất ăn nhâm sâm khi mang thai có thể mang đến nhiều ảnh hưởng không tốt. Vậy bà bầu có nên ăn nhân sâm trong thai kỳ không? bà bầu sử dụng nhân sâm như thế nào tốt nhất?…mời mọi người cùng theo dõi chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Hãy cùng adayne.vn tìm hiểu bà bầu có nên ăn nhân sâm khôngbà bầu ăn nhân sâm như thế nào tốt nhất dưới đây nhé.

1.Bà bầu dùng nhân sâm được không?

Nhân sâm vốn là thực phẩm quý hiếm xưa chỉ dùng cho vua chúa. Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau việc ăn nhâm sâm giúp con khỏe mạnh, thông minh, tăng sức đề kháng. Một vài thông tin khác còn cho rằng ngậm sâm lúc chuyển dạ sẽ giúp quá trình vượt cạn trở lên nhanh và dễ dàng hơn. Vậy thực hư việc ăn sâm đối với bà bầu liệu có tốt?

Đối với người bình thường, nhân sâm là vị thuốc bổ dưỡng đem lại nhiều tác dụng như giảm huyết áp, chữa tiểu đường, tim mạch, hỗ trợ hệ thần kinh, tăng sức đề kháng … Vì vậy nhân sâm thường là món quà quý cho những người mới ốm dậy,người già, ốm yếu suy nhược để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Tuy nhiên việc sử dụng sâm cho bà bầu cần hết sức lưu ý bởi một vài những tác dụng phụ không hề mong muốn có thể xảy tới. Nhân sâm chứa thành phần chủ yếu là sapoin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran …Theo Đông Y, phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt, mọi phủ tạng đều tập trung để nuôi dưỡng thai nhi nên cơ thể mẹ bầu sẽ ở trong tình trạng âm huyết suy dương khí thịnh. Khi ăn nhân sâm đây là loại thực phẩm nguyên khí đại bổ, mẹ bầu uống nhiều sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng nhưng lại mắc bệnh thiếu máu.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Nhân sâm là thực phẩm quý hiếm để tẩm bổ, phục hồi sức khỏe

Một bác sỹ Mỹ khi tiến hành thí nghiệm hơn 100 người dùng nhân sâm liên tục 1 tháng trở lên thường có những biểu hiện không tốt như : mất ngủ, cổ họng khô, đau rát, huyết áp cao … Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng nhiều nhân sâm có thể dẫn tới các hiện tượng như nôn mửa, xuất huyết âm đạo gây sảy thai.

Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học thì nếu cơ thể sử dụng quá 100 g sâm sẽ gây ra tình trạng hưng phấn quá mức, mất ngủ thậm chí ngứa ngáy, chóng mặt, tặng nhiệt độ, phù nước …

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại trường đại học Hồng Kong đã dùng nhân sâm thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột được tiêm 30 mg/ ml hợp chất ginsenoside Rb1 – chất có nhiều trong nhân sâm. Việc tiêm nay diễn da đến ngay thứ 9 thì có dấu hiệu các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay phát triển không bình thường. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ mang bầu không nên ăn nhâm sâm đặc biệt ăn với số lượng nhiều bởi sẽ gây dị tật cho trẻ ngay khi ở trong bụng mẹ.

2. Sử dụng nhân sâm như thế nào thì tốt cho sức khỏe bà bầu?

Mặc dù vậy, bà bầu vẫn có thể sử dụng nhân sâm ở mức độ vừa phải vào thời điểm phù hợp thì sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Thực tế, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ không nên sử dụng sâm trong 3 tháng đầu bởi các chất có trong loại thực phẩm này dễ gây sảy thai. Mẹ bầu nên ăn hoặc uống các sản phẩm chế biến từ sâm vào khoảng giữa thai kỳ tuy nhiên với sự chỉ định của bác sĩ. Bà bầu cũng lưu ý rằng việc ăn nhâm sâm chỉ nên dùng với số lượng ít và trong thời gian ngắn, không nên kéo dài liên tục sẽ gây hậu quả không tốt.

Nếu trong quá trình sử dụng sâm thấy có dấu hiệu của việc hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa hay mất ngủ lâu thì nên dừng lại.

Sau khi theo dõi bà bầu ăn nhân sâm được không? Sử dụng nhân sâm như thế nào đúng cách? trên đây chắc hẳn mọi người đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và sử dụng nhân sâm phù hợp, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong thời gian mang thai. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho mọi người và hãy luôn đồng hành cùng adayne.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Nhân sâm từ lâu đã nổi tiếng là  thuốc quý, chữa được nhiều bệnh, tăng cường sức khỏe, thậm chí còn được mệnh danh là thành thuốc “cải tử hoàn sinh”. Vậy bà bầu uống nước sâm được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sâm có tính nóng, nếu uống nhiều sẽ khiến bà bầu dư khí,gây nóng trong, không tốt cho cả mẹ và bé.

Nhiều người thường mắc sai lầm khi cho rằng bà bầu uống nước sâm nhiều sẽ giúp con sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Ngược lại, bà bầu uống nước sâm sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi

Uống nước sâm mang đến nhiều tác hại cho cả mẹ và bé như ức chế đông máu, ảnh hưởng giấc ngủ, gây nóng trong. Những trường hợp nặng hơn cũng có nguy cơ xảy như gây dị tật thai nhi, huyết áp cao,…

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Uống nước sâm mang đến nhiều tác hại cho cả mẹ và bé như ức chế đông máu, ảnh hưởng giấc ngủ, gây nóng trong

Thành phần dinh dưỡng có trong nước sâm

32 hợp chất soponin triterpen

30 chất là saponin dammaran

7 hợp chất polyacetyle

17 acid amin

17 acid béo (acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…)

20 nguyên tố di lượng cần thiết cho cơ thể (như Fe, Mn, Co, Se, K,…),

Các loại vitamin A, B1, B2, C,…

Một số thành phần khác như glucid, tinh dầu, chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, đường saccazo, adcid sunfuric, đường glucose, đường mạch nha,…

6 tác hại khi bà bầu uống nước sâm

1. Gây dị tật thai nhi

Ở người bình thường, Ginsenonside – chất tìm thấy trong nước sâm giúp tăng cường trí nhớ, hạn chế ung thư di căn. Tuy nhiền, đối với bà bầu, chất Ginsenonside có khả năng gây ra những bất ổn trong sự phát triển các chi, mắt và não của thai nhi

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không

2. Làm loãng máu

Trong y học, các chất có tác dụng làm loãng máu đều chống chỉ định với phụ nữ mang tha. Bà bầu uống nước sâm sẽ ngăn ngừa cơ thể sản sinh ra chất làm đông máu, có thể khiển phụ nữ mang thai bị băng huyết hoặc gây ra các biến chửng sản khoa.

3. Gây mất ngủ

Giấc ngủ là một trong những yếu tố cấu thành nên một thai kỳ khỏe mạnh. Nước sâm có tác dụng giúp người uống tỉnh táo, giảm căng thẳng. Vì thế, khi bà bầu uống nước sâm sẽ dẫn đến trường hợp quá tỉnh táo khiến mẹ bầu mất ngủ từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hơn.

4. Mất cân bằng lượng đường

Bà bầu uống nước sâm sẽ khiến cho lượng đường trong máu bị mất cân bằng, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây chóng mặt, hạ nhịp tim… rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

5. Gây nóng trong

Các mẹ bầu thường nghĩ rằng uống nước sâm sẽ giúp thanh nhiệt. Nhưng không, sâm là loại có tính nóng, dễ khiến cơ thể “bốc hỏa”, khó chịu, bức bối trong người.

6. Chứng ốm nghén nặng hơn

Giai đoạn mang thai là giai đoạn bà bầu có những thay đổi nội tiết rõ rệt. Biểu hiện tiêu biểu chính là tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi. Bà bầu uống nước sâm nhiều sẽ khiển chứng ốm nghén nặng hơn, gây ra bệnh đau đầu, mỏi cổ, lưng,…

5 thức uống có thể thay thế nước sâm cho bà bầu 

1. Nước lọc

Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần uống khoảng 3 lít nước (10 – 12 cốc nước). Để đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi bà bầu nên uống nước sạch.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Nước lọc là thức uống không thể thiếu cho bà bầu

2. Sữa

Bà bầu uống sữa sẽ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, các loại vitamin, chất béo… Một lưu ý nhỏ là bà bầu hãy lựa chọn những loại sữa đã qua tiệt trùng. Nếu bà bầu uống sữa tươi chưa qua xử lý có thể nhiễm vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến thai nhi.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
bà bầu không nên uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng

3. Nước mía

Theo các chuyên gia, nước mía có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ như cung cấp vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch… Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên uống nước mía trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy. Không uống vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối vì sẽ làm ảnh hưởng dạy dày và hệ tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Bà bầu uống nước mía đúng cách sẽ có nhiều tác dụng

4. Nước cam

Thay vì bà bầu uống nước sâm, nước cam cũng là một lựa chọn khôn ngoan. Nước cam không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin C và axit folic. Tuy nhiên, bà bầu nên uống nước cam sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên uống nước cam vào buổi tối.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Nước cam chứa nhiều vitamin C và khoáng chất

5. Nước ép cà rốt

Cà rốt là một trong các loại rau củ thơm ngon, bổ dưỡng và vô cùng quen thuộc trong thức đơn hàng ngày. Cà rốt chứa nhiều các vitamin, chất khoáng, protein, chất béo, chất xơ có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng. Tuy vậy, các mẹ bầu chỉ nên uống 500ml nước ép cà rốt cho một tuần là an toàn nhất, Tránh lạm dụng vì sẽ gây ra quá tải gan cho bà bầu.

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không
Bà bầu chỉ nên uống 500ml nước ép cà rốt mỗi tuần

Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về bà bầu uống nước sâm được không, thành phần dinh dưỡng, tác hại của nước sâm và một số thức uống có thể thay thế nước sâm giúp mẹ an thai.

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp

Phụ nữ mang thai có nên uống sâm không