Oa là gì thanh toán quốc tế trả chậm năm 2024

Thông tư này bổ sung khoản 3, 4, 5, 6 Điều 4 Thông tư 03/2016/TT-NHNN về nguyên tắc quản lý các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng.

Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là: Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải. Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.

Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là: Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng; ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.

Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.

Thông tư cũng sửa đổi Điều 28 Thông tư 03/2016/TT-NHNN về thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài. Cụ thể, trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

Trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.

Thông tư cũng sửa đổi Điều 32 Thông tư 03/2016/TT-NHNN về chuyển tiền thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm như sau: khi thực hiện chuyển tiền trả nợ gốc, lãi của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, Bên đi vay có trách nhiệm xuất trình các tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.

Người nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu để chuyển trả một số tiền theo thỏa thuận cho người nhận [người xuất khẩu]. Đây là hình thức thanh toán được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Quy trình thực hiện như sau:

Phương thức chuyển tiền - Remittance

  • Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng bên nhập khẩu để yêu cầu chuyển một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu.
  • Ngân hàng của nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu đại lý của mình ở nước ngoài thực hiện chuyển tiền cho bên xuất khẩu theo yêu cầu và gửi giấy báo nợ về cho nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng nước xuất khẩu thực hiện chuyển tiền cho nhà xuất khẩu và gửi lại giấy báo nợ cho họ.
  • Khi nhận được tiền chuyển khoản, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng theo đúng yêu cầu.

Phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất trong xuất nhập khẩu

Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức mà bên nhập khẩu sử dụng để trả tiền cho bên nhập khẩu theo như hợp đồng thương mại quốc tế. Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau, các bên sẽ lựa chọn phương thức phù hợp nhất, phổ biến có các phương thức như sau:

Hiện nay phương pháp chuyển tiền bằng điện bằng điện là phổ biến nhất với thời gian chuyển tiền nhanh, người chuyển tiền [nhà nhập khẩu] sẽ trả phí thủ tục và chi phí điện tín. Tuy nhiên cần lưu ý là phương thức thanh toán này nên áp dụng khi 2 bên có quan hệ mua bán tin cậy với giá trị thanh toán không quá lớn để tránh các rủi ro nguy hiểm cho cả 2.

Thanh toán quốc tế bằng phương pháp nhờ thu Trơn tức là nhà xuất khẩu sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu sẽ lập hối phiếu gửi đến ngân hàng thu hộ. Phương thức này sẽ chỉ có các chứng từ tài chính, không có các chứng từ thương mại, những chứng từ này sẽ gửi trực tiếp đến nhà nhập khẩu mà không cần thông qua ngân hàng.

Quy trình thực hiện như sau:

Phương thức nhờ thu trơn - Clean Collection

  • 2 bên thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương và nhà nhập khẩu sẽ tiến hành giao hàng kèm các chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.
  • Bên xuất khẩu sẽ gửi đơn nhờ thu hộ kèm các chứng từ liên quan cho ngân hàng nhờ thu.
  • Ngân hàng nhờ thu chuyển hối phiếu, lệnh nhờ thu và các chứng từ cho ngân hàng thu hộ ở phía nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình hối phiếu và thông báo nhờ thu cho nhà nhập khẩu.
  • Nhà nhập khẩu tiến hành trả tiền và ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu ở phía nhà xuất khẩu.
  • Ngân hàng nhờ thu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu.

Hiện nay phương thức này thường ít được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi của 2 bên.

Nhà xuất khẩu sẽ lập hối phiếu và gửi kèm chứng từ giao hàng đến ngân hàng để nhờ thu hộ tiền bán hàng từ nhà nhập khẩu. Phương pháp này hiện nay có 2 loại gồm:

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection

  • Nhờ thu trả tiền trao chứng từ [Documentary Against Payment – D/P]. Nhà xuất khẩu nắm giữ chứng từ, chỉ khi nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu thì mới có thể lấy chứng từ để đi nhận hàng.
  • Nhờ thu chấp nhận kèm chứng từ trả chậm [Documentary Against Acceptance – D/A]. Nhà nhập khẩu không cần thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn.

Quy trình thực hiện phương pháp thanh toán quốc tế này như sau:

  • Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu theo như hợp đồng ngoại thương đã ký kết.
  • Nhà xuất khẩu lập hối phiếu kèm chứng từ lập theo mẫu của ngân hàng và gửi cùng các chứng từ tài chính, chứng từ thương mại để ủy nhiệm cho ngân hàng thu tiền từ nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng nhờ thu sẽ gửi yêu cầu và bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ ở nước của người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thu hộ sẽ trình các chứng từ và thông báo lệnh nhờ thu cho nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán tiền hàng.
  • Nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán hoặc ký phát kỳ kỳ phiếu/ giấy nhận nợ để được thả chứng từ đi nhận hàng.
  • Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng nhờ thu.
  • Ngân hàng sẽ chuyển trả tiền về cho người xuất khẩu.

Nhà xuất khẩu sẽ mở một tài khoản ghi nợ cho bên nhập khẩu sau khi hoàn thành việc giao hàng. Nhà nhập khẩu sẽ định kỳ thanh toán khoản nợ này theo yêu cầu bằng séc, tiền,... Trong phương thức thanh toán này ngân hàng không trực tiếp tham gia vào quy trình mà chỉ đóng vai trò mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo chỉ định của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu.

Quy trình thực hiện như sau:

Phương thức ghi sổ - Open Account

  • Bên xuất khẩu giao hàng và gửi các chứng từ cần thiết cho bên nhập khẩu để nhận hàng.
  • Bên Xuất khẩu sẽ tiến hành ghi nợ vào tài khoản và báo nợ cho bên nhập khẩu.
  • Theo thời điểm định kỳ, bên nhập khẩu sẽ thanh toán bằng séc hoặc chuyển tiền qua ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Phương pháp thanh toán quốc tế này sẽ có lợi hơn cho nhà nhập khẩu và thường chỉ được sử dụng khi thực hiện bán hàng trả chậm cho nhà nhập khẩu. Bạn chỉ nên dùng phương thức này khi:

  • 2 bên có quan hệ mua bán tin cậy lẫn nhau, thường xuyên mua bán và số lượng không quá lớn.
  • Nhà nhập khẩu là đại lý/ kênh phân phối ở nước ngoài của nhà xuất khẩu.
  • Dùng để thanh toán các phí dịch vụ, cước phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa, phí ủy thác, lãi cho vay, trả lãi tức đầu tư,...

Lưu ý rằng trong phương thức này chỉ có bên xuất khẩu mở tài khoản, bên nhận khẩu không cần mở song song, nếu có tài khoản này chỉ có giá trị theo dõi, không có giá trị thanh toán.

Đây là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất được các doanh nghiệp lựa chọn. Thư tín dụng [L/C] sẽ do ngân hàng người nhập khẩu cấp và thay mặt cho người nhập khẩu cam kết sẽ thanh toán tiền hàng trong khoảng thời gian quy định khi nhà xuất khẩu cung cấp hàng hóa và trình được các chứng từ đúng theo quy định trong L/C.

Hiện nay có rất nhiều loại L/C được sử dụng như:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Letter of credit [L/C]

  • Thư tín dụng không thể hủy ngang [Irrevocable L/C]
  • Thư tín dụng có xác nhận [Confirmed L/C]
  • Thư tín dụng chuyển nhượng [Transferable L/C]
  • Thư tín dụng giáp lưng [Back to Back L/C]
  • Thư tín dụng tuần hoàn [Revolving Letter of Credit]
  • Thư tín dụng dự phòng [Standby Letter of Credit]
  • Thư tín dụng đối ứng [Reciprocal L/C]
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ [Red Clause L/C]

Quy trình thực hiện phương pháp thanh toán quốc tế này như sau:

  • Nhà nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng của mình cho người xuất khẩu hưởng.
  • Ngân hàng nhập khẩu phát hành L/C và chuyển bản chính cho người xuất khẩu để ngân hàng xuất khẩu hưởng.
  • Ngân hàng xuất khẩu sau khi xác nhận L/C sẽ gửi lại bản chính cho nhà xuất khẩu.
  • Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.
  • Sau khi giao hàng hoàn tất và hoàn thiện chứng từ sẽ gửi chứng từ và hối phiếu về cho ngân hàng của nhà xuất khẩu và yêu cầu nhận tiền.
  • Ngân hàng xuất khẩu thông báo nhận được bộ chứng từ đúng quy định sẽ làm thủ tục thanh toán tiền hàng.
  • Ngân hàng sẽ thông báo chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng của nhà xuất khẩu.
  • Ngân hàng nhập khẩu thông báo đã thanh toán tiền hàng cho nhà nhập khẩu biết, yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền để được nhận bộ chứng từ và làm thủ tục nhập hàng.

Theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng nước nhập khẩu sẽ viết thư ủy thác cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Đại lý này sẽ phát hành một A/P, cam kết thay mặt người nhập khẩu mua hối phiếu của người ký phát. Tuy nhiên cần đảm bảo điều kiện và chứng từ của người xuất khẩu xuất trình đúng theo các điều kiện đã nêu trong thư ủy thác.

Có 2 cách thức để thực hiện như sau:

Phương thức thư ủy thác mua hàng - Authority to Purchase [A/P]

  • Ngân hàng nhập khẩu sẽ chuyển 100% tiền cọc sang ngân hàng ở nước xuất khẩu để phát hành A/P theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng nước nhập khẩu sẽ phát hành A/P cho ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu hưởng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển cọc 100%. Ngân hàng đại lý này sẽ phát A/P đối ứng cho nhà xuất khẩu.

Phương thức thanh toán quốc tế này thường được áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị công nghệ, kỹ thuật cao.

Những lưu ý cần biết để giảm rủi ro trong thanh toán quốc tế

Mỗi phương thức thanh toán quốc tế sẽ có ưu điểm để 2 bên lựa chọn hình thức thanh toán an toàn và phù hợp nhất. Nếu quá trình thực hiện không đúng nguyên tắc thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể hạn chế được tốt nhất quá trình thanh toán quốc tế và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.

Hy vọng với những thông tin trên đây mà Tdimex chia sẻ thì bạn đã có những kiến thức hữu ích về thanh toán quốc tế. Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực Tdimex có nhiều năm đào tạo các khóa học về Xuất nhập khẩu - Logistics, giúp các bạn sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để tự tin tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Các khóa học xuất nhập khẩu tại trung tâm được xây dựng dựa trên nhu cầu học của học viên và doanh nghiệp với thời lượng thực hành nhiều. Học viên sau khi hoàn thành khóa học có đủ các kiến thức, kinh nghiệm để làm việc ngay, doanh nghiệp không cần phải đào tạo lại. Trung tâm hiện cũng đang liên kết cùng nhiều doanh nghiệp để tổ chức các khóa kiến tập, thực tập, đi thực tế tại cảng, sân bay. Các lớp học đều được những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là các thầy cô giỏi, có chuyên môn, tâm huyết với nghề mang đến cho học viên môi trường học tập và phát triển bản thân tốt nhất có thể.

Chủ Đề