Ở Việt Nam nhà nước cổ đại nào ra đời sớm nhất là

admm/sitevn/sa-vietnam/vndncn/e14d2478-8fcc-48e4-b50b-f8b1ad84bc14 Vài nét về quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam

Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Thời điểm ra đời

nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên [thời điểm lập quốc] ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan.

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc [từ năm 179 trước Công nguyên [TCN] đến năm 938], dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù ngoại bang không thể xóa được đó là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian. Các huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Thánh Gióng; những sự tích về trầu cau, bánh chưng, bánh dày, dưa hấu… đều liên quan đến phong tục, tập quán, cuộc sống của người Việt xưa, ít nhiều khắc họa hình ảnh của thời kỳ lập quốc. Các “pho sử” đó có sức sống khá mãnh liệt, bền lâu dù không chính xác và không thành văn.

Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần [1226-1400], những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh [của Lý Tế Xuyên] và Lĩnh Nam chích quái [của Trần Thế Pháp]. Sang thế kỷ 15, nhà sử học nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sĩ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sĩ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc [cụ thể là năm 2879 TCN]; còn vua Hùng cuối cùng [thứ 18] chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 [tức năm 258 TCN].

Những mốc thời gian trên được nhiều người cho là chuẩn xác, là cơ sở để khẳng định cách đây chừng bốn nghìn năm, dân tộc ta đã bước vào thời kỳ lập quốc [các cụm từ “bốn nghìn năm lịch sử”, “bốn nghìn năm văn hiến”, “bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước”… rất hay gặp trong sách báo và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam]. Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm [2879 - 258 = 2621], chỉ có 20 đời vua [Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng] nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì… 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó, không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sĩ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa được những chứng cớ xác đáng, có sức thuyết phục để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên, cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ [C14], Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn nghìn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên miền đất nước ta [thời điểm lập quốc] tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền Văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó, không thể khẳng định trước đây bốn nghìn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao [như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng…]. Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê [Hải Phòng] - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2462 ± 100 năm [tính đến năm 1997], thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện 4 ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo tới 107 hiện vật với 73 hiện vật bằng đồng [có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu…]. Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản… của chủ nhân chúng khi còn sống.

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên miền đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận - chẳng hạn, trong nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” [civilization] thay vì “văn hóa” [culture] khi bàn về Văn hoá Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy, chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “…Đến thời Trang Vương nhà Chu [696-681 TCN], ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng lối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp [đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước] năm 1992, Quốc hội Việt Nam đã tiếp nhận quan điểm trên của các nhà sử học để thay cụm từ “Trải qua bốn nghìn năm lịch sử…” ghi trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 bằng cụm từ “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử…” trong Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013 vẫn duy trì sự thay đổi đó. Viết như thế vừa tôn trọng thực tế lịch sử khách quan, vừa chính xác lại vừa tạo điều kiện cho những khẳng định mới, phát hiện mới của khoa học. Chúng ta có quyền và rất nên tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc, nhưng cần tự hào đúng những gì mình có. Hơn nữa, với niên biểu lập quốc cách đây hơn 25 thế kỷ, Việt Nam vẫn là một trong những nước nảy nở nền văn minh sớm trên thế giới./. 

                                                                                                                SƠN HÀ                                                                  

Cùng Top lời giảitrả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về môn Lịch sử 6 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.

C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Trả lời:

Đáp án đúng A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

Nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớmlàdo nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

Giải thích:

- Bắt nguồn từ nền kinh tế chính của cư dân các nước phương Đông là kinh tế nông nghiệp làm gốc. Hơn nữa, do sống ở cạnh các con sông lớn nên cư dân nơi đây có nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Đây là những công việc lớn cần có sự liên kết với nhau, một vài người không thể tự hoàn thành. Vì thế, các bộ lạc có mối quan hệ thân thuộc với nhau đã liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc → Nhà nước sau đó được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Đứng đầu bộ máy chuyên chế là vua nắm mọi quyền hành trong tay.

Kiến thức tham khảovề các quốc gia cổ đại Phương Đông

1. Xã hội cổ đại phương đông nghĩa là gì?

a. Xã hội

– Xã hội cổ đại phương Đông gồm có 3 tầng lớp: nông dân công xã, Quý tộc quan lại và Nô lệ. Do bị bóc lột nặng nề, nô lệ và dân nghèo thường xuyên nổi dậy đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.

b. Thể chế nhà nước

– Nhà nước cổ đại phương Đông tổ chức dựa trên: chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại. Trong đó đứng đầu là nhà vua, có quyền hành cao nhất, từ việc đặt pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội… Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ cấp trung ương đến cấp địa phương.

– Nhà vua còn được coi là người đại diện của thần linh. Điển hình như: Trung Quốc gọi các vị vua là Thiên tử, Ai Cập là Pha-ra-ông, còn Lưỡng Hà là Ensi.

– Mỗi nhà nước đều có luật pháp bảo vệ cho quyền lợi giai cấp thống trị của nhà nước đó. Tiêu biểu nhất là bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà.

2. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở lưu vực các con sông lớn như: Sông Nin [Ai Cập], Sông C – phơ – rát và Ti – gơ – rơ [Lưỡng Hà], sông Ấn và Sông Hằng [Ấn Độ]; Hoàng Hà và Trường Giang [Trung Quốc],… cư dân ngày càng đông vào cuối thời nguyên thuỷ .

- Đất đai ở lưu vực các con sông lớn thuận lợi cho trồng trọt. Vì thế nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính. Con người cũng bắt đầu biết làm thuỷ lợi, đắp đê, đào kênh,… làm cho thu hoạch lúa ổn định hàng năm. Cuộc sống ngày càng được ổn định và nâng cao, trong xã hội xuất hiện kẻ giàu, người nghèo.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ III TCN. Nhà nước cổ đại đầu tiên ra đời ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

3. Xã hội cổ đại phương đông bao gồm những giai cấp chính nào?

* Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

– Giai cấp thống trị:

+ Vua: đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

– Giai cấp bị trị:

+ Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

4. Loại hình chữ viết nào ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

- Sự ra đời của chữ viết là một trong những thành tựu nổi bật về văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông, bên cạnh thành tựu về lịch pháp thiên văn học, kiến trúc,…

- Chữ viết ra đời do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Ban đầu là chữ tượng hình [hình vẽ những gì mà họ muốn nói], sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

- Người Ai Cập viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

Video liên quan

Chủ Đề