Nối dõi tông đường nghĩa là gì

Từ bao đời nay, chuyện phải đẻ bằng được một cậu con trai để nối dõi tông đường hay để có thằng đứng chống gậy bên linh cữu lúc ra đi là vấn đề vô cùng quen thuộc. Tưởng chừng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi quan niệm ‘trọng nam khinh nữ’ không còn thì câu chuyện trên sẽ dừng lại nhưng không, nó còn được truyền từ đời này đến đời khác, hiện hữu trong tâm thức của các đấng mày râu, nhất là con trưởng hoặc con trai độc đinh trong nhà càng mong muốn làm bằng được điều này.

Quan niệm xưa phải đẻ con trai mới nối dõi được tông đường.

Vậy thực hư quan niệm này là như thế nào và có đúng là chỉ có con trai mới nối dõi được tông đường? Cùng tìm hiểu với Webtintuc ngay dưới đây.

Theo các nhà nghiên cứu, quan niệm này bắt nguồn sâu xa từ phong tục, tập quán, truyền thống Nho Giáo, Phật Giáo cách đây hàng nghìn năm chứ hoàn toàn không dựa vào bất cứ cơ sở khoa học nào. Nên mới hình thành quan điểm ‘trọng nam khinh nữ’ và có bài ví về con gái như sau:

‘Chúng con là lũ vịt trời;

Bé thì ăn hại, lớn lại bay đi’

Cộng thêm tư tưởng ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ mà bé trai được coi trọng hơn bé gái. Hơn thế, gia đình không có con trai chắc chắn sẽ ‘tuyệt tử tuyệt tôn’, con gái không có tiếng nói cũng như chỗ đứng trong gia đình. Ngày lễ tiết, giỗ chạp chỉ có đàn ông mới được ra vào nhà thờ họ còn đàn bà thì phải quanh quẩn nhà bếp.

Nhiều gia đình hiện nay đẻ toàn con gái vẫn hạnh phúc, vui vẻ bên nhau.

Thậm chí, còn vì chuyện đẻ con trai, con gái mà nhiều gia đình ly tán. Người vợ chỉ ‘biết’ sinh con gái, không biết sinh con trai mà chồng sẵn sàng lấy vợ 2 để tìm kiếm thằng cu nối dõi tông đường. Điều này dẫn đến mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trên mặt di truyền học lại cho thấy, dù là bé trai hay bé gái đều nhận được 50% gen di truyền từ bố và 50% gen di truyền từ mẹ. Chúng chỉ khác nhau về nhiễm sắc thể XY và XX để phân biệt đâu là giới tính đực và đâu là giới tính cái. Đồng thời, việc sinh nam nhi hay nữ nhi quyết định lớn nhất vào nam giới, chỉ một phần nhỏ phụ thuộc vào nữ giới.

Từ đó có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa con cái và bố mẹ, con trai hay con gái  đều như nhau, chẳng có bất cứ khác biệt nào. Tư tưởng phải đẻ con trai mới nối dõi được tông đường chỉ là hủ tục, lạc hậu, cố hữu cần được xóa bỏ.

Dẫu là con trai hay con gái vẫn có thể nối dõi tông đường, chứ chẳng hà cớ gì chỉ riêng con trai. Chỉ cần em bé hiếu thảo, thông minh, tài giỏi là đã thỏa được lòng mong ước của các bậc phụ huynh hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Quan niệm này cũng rất phổ biến ở châu Âu, tuy nhiên khát vọng đẻ con trai của người châu Á "cháy bỏng“ hơn nhiều. Điều này đã và đang làm khổ rất nhiều phụ nữ đang làm vợ làm dâu, họ buộc phải đẻ bằng được con trai cho nhà chồng vui lòng, có khi phải đẻ đến 4-5 lần mà cũng không được.

Đáng buồn hơn nữa là người ta sẵn sàng tàn nhẫn giết chết bé gái từ trong bào thai. Con số thống kê cho thấy hiện nay: Trung Quốc thừa 34 triệu đàn ông, Ấn Độ có cậu trai 63 triệu ế vợ, Việt Nam hiện đang có 4 triệu đàn ông không biết kiếm vợ ở đâu ra….và con số vẫn này đang có chiều hướng tăng không ngừng.

Có lẽ do khối lượng cơ bắp, tính hung dữ, ưa mạo hiểm có sẵn trong mật mã di truyền nên "con đực“ luôn có thiên hướng thích chiếm hữu "con mái“ và vùng đất kiếm ăn. Khi bầy đàn lớn lên thì sự tranh giành "con mái" và mở rộng lãnh thổ càng khốc kiệt, phân công xã hội theo đó cũng rõ ràng hơn: Đàn ông – Săn bắt, Chiến đấu; Đàn bà – Hái lượm, Nuôi con.

Đàn ông lo tiền tuyến giữ vững ranh giới. Đàn bà lo hậu phương cung cấp lương thảo. Bộ lạc nào đông đàn ông bộ lạc đó mạnh, không những giữ được cương thổ của mình mà còn có khả năng xâm chiếm các bộ lạc khác. Trong một bộ lạc, thì gia đình nào có nhiều đàn ông, gia đình đó không sợ bị bắt nạt. Nhu cầu cần phải có đàn ông trong gia đình để có thể gìn giữ cơ ngơi tài sản, bảo đảm an toàn cuộc sống được sinh ra và mặc nhiên họ là người NỐI DÕI TÔNG ĐƯỜNG là TRỤ CỘT GIA ĐÌNH. Có lẽ tục con lấy HỌ CHA cũng theo đó mà có.

Nhu cầu phải đẻ bằng được con trai thực ra là trái với sự lựa chọn của tự nhiên và gây ra mất cân bằng giới tính trong xã hội loài người, đồng thời kèm theo đó là một đống hủ tục "trọng nam khinh nữ“. Vợ đẻ được con trai rồi, nhưng trông không giống bố sẽ bị bà nội ngờ vực, người phụ nữ bị nghi ngờ về tiết hạnh, bị phân biệt đối xử, bị hắt hủi….Cuối cùng vì thương con, bà ngoại có còng lưng cũng phải chia xẻ cực nhọc cho con gái của mình, "cháu bà nội, tội bà ngoại“ là vậy.

Tất cả những nhu cầu và đòi hỏi kể trên của bên nội xuất phát từ chỗ không hiểu biết đi đến việc sinh ra những áp lực vô lý bệnh hoạn gán cho người phụ nữ cái gọi là "trách nhiệm" phải đẻ trai hay gái mới là biết đẻ. Cho dù, sứ mạng của đàn ông thời xưa mang tính quyết định sống còn cho 1 gia đình hay bộ lạc - là "con đực“ với nhiệm vụ "săn bắt, chiến đấu và bảo vệ“, thế nhưng thật trớ trêu, CON TRAI lại nhận DI TRUYỀN chủ yếu từ người MẸ, còn CON GÁI lại từ CHA.

Ngày nay khoa học đã chứng minh: TRÍ THÔNG MINH [IQ] NẰM Ở NHIỄM SẮC THỂ X và đồng thời giải mã được sự "trớ trêu của tạo hoá“, đó là "CON GÁI THƯỜNG GIỐNG CHA, CON TRAI THƯỜNG GIỐNG MẸ“.

Ở mỗi tế bào của con người bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể [NST]. Cặp NST số 23 là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở người phụ nữ cặp này có bản sao giống nhau mang ký hiệu XX, ở đàn ông có 2 bản sao khác nhau là XY.

Mật mã di truyền của người cha truyền cho con gái là "NHIỄM SẮC THỂ X“, truyền cho con trai là "NHIỄM XẮC THỂ Y“. Mật mã di truyền của người mẹ truyền cho con gái và con trai đều là "NHIỄM SẮC THỂ X“.

Như vậy, con gái mang trong người cặp nhiễm xác thể XX, 1 của cha và 1 của mẹ. Tương tự con trai có cặp XY, X là của mẹ và Y là của cha. Khi đứa con gái lấy chồng và đẻ ra con trai, thì đứa con trai nhận NST X của mẹ. Chính cái NST X đó là của ÔNG NGOẠI nhờ con gái truyền lại cho cháu trai của mình. Đứa cháu này thông minh hay đần độn đều phụ thuộc vào nhánh nhiễm sắc thể X do ÔNG NGOẠI gửi con gái mình cất hộ và truyền lại cho cháu trai.

Tóm lại, vợ đẻ ra con trai nhưng trí thông minh lại là của ÔNG NGOẠI, chứ không phải của ÔNG NỘI.

Từ đó ta thấy, BÊN NỘI mong con trai mình có CON TRAI để NỐI DÕI TÔNG ĐƯỜNG là một sự nhầm lẫn mê muội một cách đáng yêu.

Hai Phiếm nhăn nhó:

- Tôi sợ nay mai nhiều gia đình không có ai nối dõi tông đường.

- Lo hão! Không xem báo thấy tâm lý dân ta thích đẻ con trai sao? Thích tới mức cứ phải siêu âm trước không phải để lo sức khỏe mà xem đứa bé trong bụng là thằng cu hay cái hĩm...

- Đúng thế! Cho nên ngày nay khoa học hiện đại, nhiều nhà thấy thai nhi trong bụng là gái liền... xin bỏ để hy vọng có con trai.

- Thì theo quan niệm, con trai mới “nối dõi tông đường” được chứ con gái lấy chồng, về nhà người ta, cháu cũng mang họ khác, nối dõi làm sao. Vậy mà bác lại lo “nay mai” khi nhà nào cũng quyết có con trai...

- Ờ, thì nhà nào cũng thích trai hơn gái nên bây giờ tại Việt Nam ta cứ 100 bé gái sinh ra thì cùng thời điểm ấy có những 112 bé trai cùng ra đời.

- Nghĩa là vài chục năm nữa, cứ 112 anh đàn ông thì có 12 anh không có vợ mà lấy chứ gì?

- Mà ế vợ thì làm gì có con mà nối dõi tông đường. Cứ thế nhân lên thì cũng là vấn nạn xã hội đấy.

- Vấn nạn quá ấy chứ. Bác tính cả nước mà có gần chục triệu đàn ông không lấy được vợ thì sẽ ra sao?

- Không khéo lại sinh ra nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em gái, rồi tệ nạn xã hội như mại dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm...

- Người khỏe phải cân bằng âm dương, một xã hội cũng cần phải cân bằng giới tính. Ngày xưa đâu có mất cân bằng...

- Ngày xưa tuân theo lẽ tự nhiên. Ngày nay, khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì khả năng biết giới tính thai nhi trước sinh càng lớn nên nhiều cặp vợ chồng không tuân theo tự nhiên...

- Hóa ra nắm được cái tiên tiến, học vấn cao hơn nhưng đầu óc vẫn cổ hủ thì còn tai hại hơn không có học vấn, không nắm được khoa học kỹ thuật...

- Mong có con trai rồi sau này làm khổ con mình, làm khổ xã hội mà mình cũng không có cháu nối dõi tông đường thì tưởng khôn mà hóa là dại.

- Con nào chả là con. Chuyện mất cân bằng giới tính không phải vì siêu âm mà là tại cái đầu. Cái đầu cổ hủ thì có cấm tiết lộ “bí mật siêu âm” càng sinh ra tiêu cực để biết trước “bí mật”...

Cả Nghĩ


Lúc đó, tôi thực sự không thể tưởng tượng nổi mình sẽ làm gì với một cô gái bé nhỏ. Chơi búp bê ư? Thắt bím tóc bằng những sợi dây đủ màu ư? Những việc đó, tôi không hề có chút hứng thú lẫn kinh nghiệm nào. Sẽ dễ dàng hơn cho tôi nếu vợ mang thai một bé trai, tôi chỉ việc đem đến một mô hình quân sự rồi hai cha con thao thao bất tuyệt về nó.

Người phương Tây hay phương Đông cũng đều có tâm lý ưu tiên về giới tính của em bé sắp chào đời. Sự cảm tính đó xuất phát từ cơ chế hoạt động của bộ não loài người chúng ta. Nó cũng giống như việc bạn thích màu đỏ hơn màu xanh vậy thôi. Theo một số nghiên cứu và thống kê, người Mỹ có xu hướng thích sinh con trai hơn con gái.

Vợ tôi đã làm một việc rất ý nghĩa khi nhận thấy sự lúng túng của tôi. Cô ấy khuyến khích tôi trò chuyện với thai nhi hàng ngày. Bằng cách đó, dần dà hình thành sự gắn kết vô hình giữa tôi và con gái. Tôi cũng nhận ra rằng chăm sóc một bé gái rất thú vị, nhờ đọc một vài cuốn sách và vô số "link" hay trên Internet. Và khỏi phải nói, tôi đã vui mừng xúc động như thế nào khi lần đầu tiên đặt bàn tay nhỏ xíu của con gái vào lòng bàn tay mình. Vượt qua được vấn đề gọi là "thất vọng giới", tôi nghĩ mình đã may mắn chứ không phải tài giỏi, hay ho gì. Chúng ta đều sở hữu bộ não khá kỳ cục, lúc thì nó khiến chúng ta thông tuệ, sáng rõ, lúc lại dẫn dụ chúng ta vào nơi tối tăm, mù quáng. Không ngạc nhiên khi có rất nhiều bậc cha mẹ lại đâm ra buồn chán, thờ ơ và không muốn chăm sóc em bé khi kỳ vọng về giới tính của đứa con không đạt được. Đến nỗi, họ phải cần đến sự tư vấn của bác sĩ tâm lý để vượt qua nỗi thất vọng này.

Việc ưu tiên một giới tính đôi khi kinh khủng hơn, nó khiến các bậc cha mẹ loại bỏ thai nhi. Trong thống kê gần đây ở Việt Nam, hàng năm có hơn 40.000 bé gái đã không thể cất tiếng khóc chào đời. Tôi tự hỏi trong số đó có bao nhiêu sinh linh đã không trọn hình hài vì lý do giới tính là con gái? Nếu có thể đổ lỗi cho cơ chế vận hành của bộ não, việc loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính là có thể thông cảm được? Tôi không nghĩ như vậy. Nhiều người quen tỏ vẻ ái ngại khi biết vợ chồng tôi mới có một cô con gái. Họ khuyên: "cố có thêm một cậu con trai đi nhé" với lý do "con trai sẽ là người mang tên họ và lưu truyền nòi giống của bạn". Tôi e rằng đây chính là định kiến tạo nên áp lực phải sinh được con trai bằng mọi giá trong xã hội.

Định kiến chưa hẳn là điều gì xấu xa, gốc rễ nguyên thủy của nó chính là giúp con người bớt hoang mang và ra quyết định nhanh chóng hơn. Điều đáng nói là khi định kiến xã hội tạo ra tư duy trực giác, bám chặt trong tiềm thức con người, không thể thay đổi được ngay cả khi kiến thức, hoàn cảnh, nhu cầu thay đổi. Đôi khi chúng ta quên rằng ánh sáng của loài người chính là ở việc chúng ta có thể tự nhận thức [tư duy phản xạ]. Định kiến phải sinh được con trai để nối dõi tông đường có thể xuất phát từ kiến thức sinh học, khi nhiễm sắc thể Y được cho là di truyền đến các đời sau mà không tái tổ hợp như nhiễm sắc thể X. Vấn đề là việc di truyền X hay Y diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, đồng nghĩa với việc "cố có thêm một cậu con trai" nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Thật không may chúng ta lại thường không có nhận thức chính xác về kết quả mà sự ngẫu nhiên mang lại. Nói về chuyện mang tên họ, nói đúng ra thì phụ nữ phương Tây mới phải đổi theo họ chồng chứ phụ nữ Việt Nam [trong đó có vợ tôi] vẫn giữ tên họ theo gia đình mình sau khi kết hôn. Thậm chí nếu bạn là phụ nữ dân tộc K’Ho, thì đàn ông phải theo bạn về ở rể và đổi theo họ nhà bạn. Theo tôi biết thì pháp luật không cấm con cái mang họ của mẹ, đa phần do chúng ta không muốn điều đó mà thôi.

Mẹ vợ tôi từng mong vợ tôi - lúc đó còn trong bào thai - là một cậu con trai. Không phải bà không yêu con gái nhưng bà lo sợ con gái sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội vốn coi trọng đàn ông hơn. Điều đó có nghĩa mẹ vợ tôi nhận thức rõ sự bất công đối với phụ nữ. Bà không thích nó, muốn chống lại nó nhưng vẫn không thể vượt qua được suy nghĩ của đám đông. Nói như vậy để biết rằng thay đổi định kiến không hề dễ dàng. Cũng như chúng ta vẫn cảm thấy tức giận khi nhìn hình ảnh đàn ông nước ngoài sang Việt Nam mua vợ, những tin tức về nạn buôn bán hay xâm hại phụ nữ. Nhưng rồi chúng ta vẫn ưu tiên sinh con trai mà quên rằng nguồn gốc của những vấn đề này chính là việc trọng nam khinh nữ. Tôi không nghĩ bạn muốn Việt Nam tiếp nối kinh nghiệm không mấy tốt đẹp của Trung Quốc hay Ấn Độ, nơi mà kết cấu dân số đang chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ. Chỉ tưởng tượng đến cái ngày nhiều đàn ông phải tranh giành một phụ nữ để không phải chết già một mình, tôi đã thấy cuộc đời thật khốn khổ rồi.

Vậy để ngày đó không đến, chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi định kiến. Nếu như việc sử dụng chính sách công, quy định của pháp luật đôi khi vấp phải các vấn đề tự do, nhân quyền thì tôi nghĩ giáo dục sẽ là một công cụ mềm hữu hiệu. Nó sẽ âm thầm tạo ra một con sóng ngầm cho đến khi đạt được sự đồng thuận đủ lớn trong xã hội, sẽ tạo ra được cú hích để đổi thay.

Tôi cũng vừa tặng con gái mình một mô hình quân sự đầu tiên, bước đầu tiên trong việc giáo dục con gái xóa bỏ các định kiến đóng khung và trao quyền nhiều hơn cho con. Con gái có thể làm được những gì con trai làm được, nếu cháu thích. Dành cho các ông bố còn đang rối bời vì sắp có con gái như tôi trước đây: đừng quá lo lắng. Thực ra thế giới của bạn chỉ có một, và bạn sẽ thể hiện nó như nhau bất kể giới tính của con bạn là gì. Chưa kể những điều thú vị khi chăm sóc một bé gái, bản thân con người tôi bỗng trở nên nhẹ nhàng hơn, thấu hiểu hơn, lịch lãm hơn, sử dụng nhiều ái ngữ hơn vì ý thức được rằng những điều đó rất có ý nghĩa trong hành trình lớn lên của con gái mình.

Jan Rybnik
[Nguyên tác Tiếng Việt]

Video liên quan

Chủ Đề