Nhơn sanh là gì

Đại hội Nhơn sanh tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh

Quốc Định

11:30 23/10/2017

Sáng 23/10, nhằm mùng 4/9 âm lịch, Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây Ninh long trọng cử hành Đại hội Nhơn sanh năm Đinh Dậu. Đây là đại hội lần thứ 5 kể từ khi đạo Cao Đài Tây Ninh được Nhà nước ta công nhận Hiến chương năm 1997.

Tới dự có Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng; ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Ban Dân vận Trung ương; ông Trần Tấn Hùng, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đặc biệt, Đại hội có sự tham dự của hơn 5 ngàn đại biểu đại diện cho Nhơn sanh toàn quốc.


Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng tặng lãng hoa chúc mừng Đại hội.

Báo cáo tại Đại hội, đại diện Ban tổ chức cho biết, trong 5 năm qua, chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh đã làm tốt việc đạo, hoạt động của các họ đạo cơ sở từng bước đi vào nền nếp, hàng trăm thánh thất, điện thờ được xây dựng, sửa chữa khang trang.

Hội thánh đã tổ chức thành công nhiều lễ hội tôn giáo như lễ kỷ niệm 90 năm ngày khai đạo Cao Đài tại Nội ô Toà thánh Tây Ninh, thu hút khoảng 20.000 tín đồ từ khắp các tỉnh, thành cả nước về tham dự.

Hai ngày đại lễ truyền thống hằng năm của đạo Cao Đài là Đại lễ Đức Chí Tôn [mùng 9 tháng Giêng] và Đại lễ Hội yến Diêu Trì cung [Rằm tháng Tám] luôn có hàng vạn tín đồ và du khách thập phương trong, ngoài nước về tham quan, chiêm bái.

Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây Ninh đã bước đầu công nhận chức sắc, chức việc hành đạo ở nước ngoài để làm cầu nối giữa chức sắc, chức việc và tín đồ hải ngoại với Hội thánh.

Qua đó, chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở nước ngoài biết được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng đã tạo ra một sự tiến bộ đáng ghi nhận trong đời sống tinh thần của đồng bào có đạo.

Được biết, trong nhiệm kỳ qua, Ban Đại diện Hội thánh tại hải ngoại đã có nhiều hoạt động nổi bật theo đúng đường hướng hoạt động “Nước vinh, Đạo sáng” của Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây Ninh.

Các trường đại học trên thế giới có mở lớp học bậc thạc sĩ và thuyết trình về Cao Đài giáo như Đại học Vienna [nước Áo] và Đại học Dhaka [Bangladesh]; các buổi thuyết trình tại Đại học Bordeaux [Pháp], Đại học Daejin [Hàn Quốc], Đại học Cesnur [Ý].

Theo chương trình, Đại hội Nhơn sanh năm Đinh Dậu 2017 sẽ bàn bạc thống nhất ý kiến, kiến nghị của chức sắc, chức việc, tín đồ ở các họ đạo cơ sở để trình Đại hội Hội thánh đề ra chương trình hoạt động hành đạo của tôn giáo Cao Đài Toà thánh Tây Ninh trong giai đoạn 5 năm sắp tới.


​Ông Trần Tấn Hùng, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu tại Đại hội.

Cũng tại Đại hội này, đại biểu sẽ thảo luận thống nhất danh sách dự sổ cầu phong chức sắc phẩm Lễ sanh của 1.161 vị chức việc và tín đồ tiêu biểu đủ công nghiệp tu hành và được công cử tại Đại hội Nhơn sanh cấp cơ sở; đồng thời thống nhất ý kiến trình Đại hội Hội thánh sắp tới danh sách dự sổ cầu thăng của 369 vị chức sắc các cấp.

Đạo Cao đài là tôn giáo ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, trải qua hơn 90 năm tồn tại và phát triển, Đạo Cao Đài đã khẳng định là một tôn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, Đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ, có Tòa thánh Tổ đình linh thiêng là biểu tượng của Đức Chí Tôn tại thế được hàng triệu tín đồ, chức sắc, chức việc hướng về. Hội thánh Cao Đài Tây Ninh có hàng trăm thánh thất, Điện thờ Phật mẫu hoạt động ở 37 tỉnh, thành phố Việt Nam và hàng chực quốc gia trên thế giới.

Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Tấn Hùng, Phó Ban Tôn giáo Chính Phủ, phấn khởi đánh giá: Các đại biểu là Hội viên, phái viên Nhơn sanh về dự Đại hội hôm nay là niềm vinh dự, tự hào của bản thân, đồng thời có trọng trách là đại diện cho Họ đạo đóng góp ý kiến với Đại hội nhằm tổng kết hoạt động đạo sự của Hội thánh trong 5 năm qua. Các ý kiến của cơ sở đóng góp là những nguyện vọng chính đáng của Nhơn sanh dâng lên Hội thánh xem xét nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế để xây dựng dưỡng hướng hành đạo cho những năm tiếp theo.


Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cùng các vị đại biểu tham dự Đại hội.

Theo đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, để thực hiện tốt Hiến chương và đường hướng hành đạo của Hội thánh, chức sắc, chức việc, tín đồ nam nữ toàn phái Cao Đài Tây Ninh cần tiếp tục phát huy những mặt tốt và khắc phục những tồn tại, đồng tâm hành đạo theo sự lãnh đạo của Thường trực Hội thánh, giữ gìn sự trong sáng của Đạo pháp, gắn bó với dân tộc, đoàn kết đạo – đời, cùng nhau thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của cả nước và từng địa phương với những việc làm hiệu quả thiết thực, tích cực lao động sản xuất, tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, làm cho đời sống ngày càng được cải thiện, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhơn sanh.

“Tôi mong rằng toàn thể quý vị chức sắc, chức việc, tín đồ Hội thánh Cao Đài Tây Ninh sẽ thực hiện thành công các đạo sự đã đề ra, hướng dẫn chức sắc, tín đồ hoạt động tôn giáo, gắn bó với dân tộc theo đường hướng “Nước vinh, Đạo sáng”, góp phần cùng nhân dân xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.”- ông Trần Tấn Hùng nhấn mạnh.


Đại biểu tham dự Đại hội.

Chủ đề: Tây Ninh đại hội nhơn sanh tòa thánh cao đài

Phái đoàn Hoa Kỳ về tự do tôn giáo bắt đầu chuyến thị sát ở Việt Nam

Ngày 25 tháng 8, 2015

//machsongmedia.com

LTS:ới đây là bản tường trình của Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài về buổi tiếp xúc với phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Buổi sáng trước cuộc tiếp xúc, phái đoàn Hoa K đã nhận được các báo cáo vi phạm đối với tôn giáo Cao Đài trong thời gian gần đây. Từ năm 1998 BPSOS đã âm thầm hỗ trợ cho nhiều cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam, không phân biệt khuynh hướng, để tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo. Từ năm 2013, BPSOS chọn tự do tôn giáo, quyền lao động và cải tổ khung luật làm 3 mũi nhọn chính về nhân quyền để đòi hỏi chính quyền Việt Nam nhượng bộ trong tiến trình đám phán TPP.

Bài liên quan: Việt Nam huỷ chuyến thị sát của phái đoàn Hoa Kỳ

TƯỜNG TRÌNH

PHÁI ĐOÀN USCIRF TIẾP KNS

Thứ ba 25/08/2015 lúc 15 giờ Phái đoàn Ủy hội Hoa Kỳ vTự do Tôn giáo Quốc tế [USCIRF] đã tiếp xúc Khối Nhơn Sanh [KNS] tại Khách sạn Sofitel, 17 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung; Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ [ĐĐTKPĐ] nói riêng và những vi phạm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam mà người đạo Cao Đài gốc [độc lập] đang là nạn nhân...

Phái đoàn USCIRF giới thiệu các thành viên gồm ông Charles Sellers Trưởng phòng chánh trị Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Quận I TPHCM. Bà Mary Ann Gledon [Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Toà Thánh Vatican và hiện là Giáo Sư Đại Học Harvard], Dr. Daniel I. Mark [Giáo Sư Đại học Philadelphia], Linh Mục Thomas Reese, Cô Tina L. Mufford, Cô Tường Nhi phiên dịch.

Phái đoàn USCIRF chụp hình lưu niệm với đại diện KNS Đạo Cao Đài, Sàigòn ngày 25/08/2015 [ảnh KNS]

Ông Charles Sellers mở lời giới thiệu phái đoàn USCIRF là cơ quan theo dõi thực trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới và kiến nghị chính sách cho Tổng Thống Mỹ, Ngoại Trưởng, và Quốc Hội.... Phái đoàn đến Việt Nam lần nầy để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo từ 2007 trở lại đây có gì đáng lưu ý. Quí vị nhận định thế nào về dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Quí vị có khó khăn gì trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng hay tôn giáo...

Phái đoàn: Quí vị nhận xét thế nào về Dự thảo 4?

KNS: Dự thảo 4 về tín ngưỡng, tôn giáo được thiết kế theo kiểu xin cho. Tự do tôn giáo là quyền phổ quát và tất yếu của nhân loại đã bị Dự thảo 4 tiêu diệt. Quyền tự do tôn giáo của con người trở thành lệ thuộc vào sự cấp phát, ban ơn của nhà nước. Nó là bước lùi...

Phái đoàn: Dự thảo 4 là bước lùi cụ thể ở đâu?

KNS: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng tôn giáo. Chương VI: Ðiều Khoản Thi Hành. Ðiều 38.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 38 có chiều hướng tiến bộ để hội nhập, nó mở ra hành lang pháp lý để nhân sự và tổ chức tín ngưỡng tôn giáo được MỞ MIỆNG. Đó là nói về nguyên tắc.

Dự thảo 4: Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 5. Quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

2/. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Dự thảo 4 chuyển điều khoản áp dụng thành quan hệ quốc tế. Như vậy nhân sự và tổ chức tôn giáo tại Việt Nam không có phần trong đó.

Đó là một trong những bước lùi cụ thể

Phái đoàn: Về Dự thảo 4 quí vị muốn đề nghị điều gì đến chính phủ?

KNS: Dự thảo 4 thiết kế trên cơ chế xin cho nên sai từ căn bản. Phải hủy bỏ cơ chế xin cho để soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và tiến bộ; phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Dự thảo phải có điều khoản cho tôn giáo [đã có pháp nhân từ trước 30/04/1975 hay chưa có pháp nhân] không cần đăng ký hay xin phép vẫn được hoạt động tôn giáo và được pháp luật bảo vệ.

Phái đoàn: Đạo Cao Đài độc lập có khó khăn gì?

KNS: Đạo Cao Đài năm 1926 là gốc [Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức quốc tế gọi là Cao Đài độc lập] hiện nay bị tổ chức tôn giáo lập năm 1997 chiếm dụng cả danh hiệu và cơ ngơi. Cái khó là chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp tùy tiện, không minh bạch và không công bằng. Hằng loạt vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo của Đạo Cao Đài 1926 [về việc thượng tượng để thờ cúng] mà chính quyền chưa từng xử lý là chứng cứ mạnh mẽ.

Phái đoàn: Tại sao chính phủ gây khó cho Đạo Cao Đài như vậy?

KNS: Từ trong căn bản Đạo Cao Đài chủ trương xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Đạo dùng 5 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân trí, dân đức, dân sinh. Đạo dùng phương pháp cách mạng ôn hòa, dùng đạo đức để nâng đỡ người nghèo khó, dốt nát lên thành người có của cải cả về vật chất lẫn tinh thần [nâng vô sản lên hữu sản; không chủ trương lấy của cải hạng hữu sản để chia cho hạng vô sản]. Đạo chủ trương dùng công lý đánh đổ cường quyền. Điều nầy làm cho chính quyền độc tài không thích nên họ tìm cách diệt đạo.

Phái đoàn: Có phải quí vị nói rằng nhà nước muốn dân dốt nát để dễ cai trị hay không?

KNS: Đúng vậy. Chủ trương của Đạo là đoàn kết; lấy đạo đức làm căn bản để xây dựng con người và xã hội. Đạo Cao Đài có phương pháp lập quyền cho nhân loại; làm cho người đạo mạnh mẽ trong tôn giáo [lập quyền cho nhơn sanh] từ đó họ áp dụng ra xã hội để lập quyền cho chính họ [lập quyền dân]. Đó là xã hội hòa bình chung sống, tự do trong đạo đức, dân chủ có nhân quyền.

Phái đoàn: Chiến lược tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của quí vị như thế nào?

KNS: Chúng tôi tranh đấu cho tự do tôn giáo trong môi trường hết sức khó khăn nên phải đi từng bước: Thứ nhứt: Tồn tại. Thứ hai: phát triển và tiến đến mục đích. Chúng tôi lấy sự chơn thật làm căn bản, tranh đấu bằng phương pháp ôn hòa nên đã đoàn kết được với nhiều địa phương... KNS đã đủ mạnh để tồn tại. Chúng tôi phát triển bằng cách liên kết trong nước, và ngoài nước thì lập ra Ban Đối Ngoại KNS [là những công dân Hoa Kỳ] giao thiệp với các tổ chức như BPSOS, VETO!... Họ đã giúp đở Ban Đối Ngoại trình bày trước Quốc Hội Mỹ ngày 18 và 19 tháng 09 năm 2014 thực trạng Đạo Cao Đài bị đàn áp và giải pháp cho Đạo Cao Đài được sinh hoạt tôn giáo là phải có Đại Hội Nhơn Sanh.

Ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2015 thành viên KNS cũng đã đến thủ đô Washington trình bày về Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 bị chi phái 1997 và chính quyền phá hoại.

Chúng tôi cũng đã hội nhập với các tổ chức xã hội dân sự trong nước để tạo sức mạnh buộc chính quyền phải lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của chúng tôi.

Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 chưa đạt mục đích là công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài. Nên chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi mở được ĐHNS.

Phái đoàn: Các bạn thực hành tôn giáo có khi nào bị bắt giam, bị bỏ tù hay không?

KNS: Chính tôi [Dương Xuân Lương] là cựu tù nhân lương tâm năm 1996 [bị Tòa kêu án 30 tháng tù giam] vì yêu cầu thực hành đúng Điều số 04 Đạo Lịnh 01 ban hành ngày 01/03/1979 để xây dựng tôn giáo.

Năm 2008 tôi tranh đấu cho sự thật là danh hiệu và cơ ngơi ĐĐTKPĐ bị chi phái 1997 chiếm dụng, công an đã vây nhà tôi để bắt [nhưng tôi đi vắng nên họ bắt hụt]; sau đó họ đã chụp mũ tôi để ra lịnh truy nã. Tôi đang sống trong lịnh truy nã là bằng chứng cho việc thực hành tín ngưỡng theo Đạo Cao Đài bị đàn áp.

Phái đoàn: Với những thông tin quí vị cung cấp nếu chúng tôi trình bày với chính phủ Việt Nam thì quí vị có e ngại gì không? Liệu rằng quí vị có bị khó khăn hơn không?

KNS: Chúng tôi rất cám ơn phái đoàn đã quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo cho dân tộc Việt Nam. Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thông hiểu nhau hơn từ nghĩa cử cao đẹp của quí vị. Tranh đấu cho tự do tôn giáo là tranh đấu theo lương tâm nên chúng tôi không từ chối việc khó khăn hay nguy hiềm nào hết. Những điều chúng tôi đã trình bày chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và s ẵn sàng đối chất với chính quyền Việt Nam.

KNS đã tặng phái đoàn huy hiệu Đại Hội Nhơn Sanh, chụp hình lưu niệm và chào ra về sau hơn 90 phút hội kiến.

Việt Nam ngày 25/08/2015.

Khối Nhơn Sanh.

Video liên quan

Chủ Đề