Fbpay là gì

Ra mắt vào cuối năm 2019 tại Mỹ, hiện tại dịch vụ Facebook Pay đã có mặt tại Việt Nam. Facebook Pay cho phép người dùng quyên góp tiền cho các chiến dịch gây quỹ, mua sắm hàng hoá trên Marketplace, thanh toán vật phẩm game và vé sự kiện, cũng như gửi tiền cho bạn bè một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tính năng này xuất hiện trong phần "Cài đặt" > "Cài đặt tài khoản" trên ứng dụngFacebook.

Facebook Pay tại Việt Nam

Cách sử dụng Facebook Pay vô cùng đơn giản: người dùng chỉ cần chọn phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc PayPal để kết nối với tài khoản Facebook. Hiện chưa có thông tin về các ngân hàng nào của Việt Nam sẽ hỗ trợ Facebook Pay. Phía công ty cho biết, dịch vụ này tách biệt với Calibra, ví tiền điện tử dành cho đồng tiền ảo Libra của Facebook. Để tăng cường tính bảo mật, người dùng có thể cài đặt mã PIN, dấu vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt để xác nhận trước khi tiến hành giao dịch.

Tổng quan giao diện thanh toán của Facebook Pay [Nguồn: Facebook]

Người dùng có thể biết thêm thông tin tạitrang chủFacebook Pay.

So sánh Facebook Pay với PayPal và các ví điện tử tại Việt Nam

Facebook Pay và PayPal cùng sử dụng công nghệ mạng ngang hàng [peer-to-peer hay P2P] để thực hiện giao dịch thanh toán. Theo Statista, tính đến cuối năm 2019 có khoảng 305 triệu người dùng PayPal tại hơn 200 quốc gia trên thế giới. Người dùng dễ dàng mua sắm online trên nhiều website cũng như tận hưởng ưu đãi độc quyền khi dùng PayPal. Dù chưa thể phổ biến bằng PayPal, Facebook Pay lại hoàn toàn ăn điểm khi miễn phí mọi giao dịch được thực hiện qua nền tảng này. Đây là tính năng vô cùng hữu ích cho những nhóm bạn cần chia hoá đơn thanh toán [split the bill], hoặc khi cần gửi tiền nhanh chóng cho gia đình và bạn bè, với điều kiện người nhận cũng sở hữu tài khoản Facebook hỗ trợ Facebook Pay.

Tuy nhiên, Facebook Pay còn cả một chặng đường dài phía trước để cạnh tranh với các loại hình ví điện tử tại Việt Nam như Momo, Moca hay ZaloPay. Có thể thấy, Facebook Pay sẽ tập trung hoàn toàn vào các giao dịch online, và việc có lợi thế quy mô [lượng người dùng Facebook] cùng hiệu ứng mạng sẽ giúp việc thâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Dù vậy, "nhập gia tuỳ tục" là điều kiện tiên quyết để Facebook Pay chiếm được miếng bánh thị phần tại thị trường "khó xơi" như Việt Nam. Các ví điện tử có sẵn đang làm rất tốt việc hỗ trợ thanh toán hoá đơn định kì, cũng như đưa ra những khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ của mình. Facebook Pay sẽ cần những chiến lược mới, sáng tạo hơn để thu hút người dùng Việt.

Kết quả khảo sát mục đích sử dụng ví điện tử của người dùng Việt [Nguồn: Cimigo]

Bảo mật: thách thức hay cơ hội cho Facebook Pay?

Vấn đề bảo mật luôn cần được lưu tâm với các hình thức thanh toán và giao dịch online. Sau bê bối rò rỉ dữ liệu hơn 50 triệu người dùng liên quan tới Cambridge Analytica vào năm 2018, nhiều nguời đã quay lưng với Facebook. Nhưng may mắn cho ông lớn công nghệ, Việt Nam là nước đứng thứ 7 thế giới về lượng người dùng Facebook với hơn 60 triệu tài khoản. Vào năm 2015, Việt Nam đã ghi nhận hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, cho thấy tầm ảnh hưởng của ứng dụng này trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Đây là cơ hội mới để Facebook chứng minh chính sách bảo mật của họ đáng tin cậy.

Kết luận

Facebook là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của nhiều người Việt. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Facebook Pay sẽ thành công tại Việt Nam trong một sớm một chiều. Hãy cùng chờ đợi xem Facebook có tận dụng được những lợi thế của mình để chiếm được lòng tin của người dùng Việt không nhé!

 Facebook đã phải đối mặt với một loạt các chỉ trích kể từ khi thông báo về dự án stablecoin Libra. Tuy nhiên, dường như không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi Libra được công nhận, Facebook đã cho ra mắt nền tảng thanh toán toàn cầu Facebook Pay.

Facebook Pay là gì?

Trái với Libra, Facebook Pay không phải là đồng cryptocurrency hay nền tảng Blockchain gì cả. Đây là một hệ thống thanh toán sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và PayPal.  Người dùng có thể sử dụng Facebook Pay để mua sắm online, gửi tiền cho bạn bè. Hoặc thậm chí là quyên góp từ thiện. Hệ thống thanh toán có thể được sử dụng trên toàn bộ các ứng dụng liên kết với Facebook. Trong đó bao gồm Messenger, Facebook, WhatsApp và Instagram. Người dùng Facebook Pay sẽ thấy lịch sử thanh toán của các ứng dụng trong cùng một thông báo.

Tuy nhiên, hiện tính năng này sẽ chỉ khả dụng tại Mỹ trên Facebook và Messenger. Facebook hiện vẫn chưa thông báo thời gian khởi chạy nền tảng mới này trên các ứng dụng khác hoặc ở các quốc gia khác. Hiện tính năng gửi tiền qua WhatsApp chỉ đang được thử nghiệm tại Ấn Độ.

Giao diện Facebook Pay [Ảnh: Facebook].

Động thái hợp nhất thanh toán trên Facebook, WhatsApp, Messenger và Instagram thành Facebook Pay cho thấy gã khổng lồ mạng xã hội đang muốn thắt chặt quan hệ giữa các nền tảng này. Theo thông tin nội bộ, Facebook còn đang phát triển giải pháp cho phép mọi người gửi tin nhắn trên Messenger, WhatsApp, Instagram mà không phải chuyển đổi ứng dụng.

Facebook đang bỏ quên Libra?

Mark Zuckerberg từng tuyên bố sẽ “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ Libra”. Với một dự án như vậy, đội ngũ phát triển sẽ cần khá nhiều thời gian để triển khai. Đồng thời giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến pháp lý, truyền thông.

Libra đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích trong vài tháng qua. Chẳng hạn như chỉ trích từ các bộ trưởng tài chính G20. Theo họ, có khá nhiều rủi ro nghiêm trọng xoay quanh thị trường stablecoin. Không ngừng ở đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ còn bày tỏ thái độ hoài nghi về Libra.

Tuy nhiên, Mark đã nhanh chóng gửi thông điệp dưới đây đến các nhà lập pháp Hoa Kỳ:

“Facebook không phát hành Libra tại bất kỳ đâu trên thế giới cho đến khi các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ phê duyệt dự án.”

Trong lời khai được đệ trình lên Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Hoa Kỳ ngày 23/10/2019, Mark đã giải quyết những mối lo ngại của các nhà hoạch định chính sách về dự án tiền mã hoá của Facebook. Anh cho biết Facebook hoàn toàn tán đồng quan điểm ủng hộ trì hoãn phát hành Libra. Thậm chí là cho đến khi giải quyết toàn bộ quan ngại về pháp lý của Hoa Kỳ.

Mark nhấn mạnh:

“Libra không có ý định cạnh tranh với những loại tiền tệ có chủ quyền hiện tại. Thay vào đó, Hiệp hội Libra sẽ làm việc với Cục Dự trữ Liên bang và các Ngân hàng trung ương. Mục đích nhằm đảm bảo Libra sẽ không can thiệp vào các chính sách tiền tệ của chính quyền liên bang nói riêng và các chuyên chế khác trên thế giới nói chung.”

Mastercard, Visa, Paypal và bốn công ty khác đã ly khai khỏi tập đoàn Libra sau khi Pháp, Đức quyết định nói không với dự án tiền mã hoá toàn cầu này. Song, có vẻ như Facebook vẫn tích cực duy trì quan hệ với các công ty này. Bởi hầu hết họ đều là một phần của nền tảng Facebook Pay.

Dường như không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi Libra, Facebook đã ra mắt Facebook Pay.Nỗ lực mở rộng tính năng thanh toán của Facebook xuất hiện trong bối cảnh họ đang chịu sức ép lớn từ dư luận. Và sức ép này đến từ việc Facebook chưa đủ bảo vệ quyền riêng tư của 2.5 tỷ người dùng.

Nhìn chung, dường như Facebook đang lên kế hoạch tích hợp thêm nhiều tuỳ chọn thanh toán. Và có thể chắc chắn một điều, Facebook Pay hoàn toàn tách biệt với Libra. Những tưởng tất cả thời gian qua Facebook đều chỉ tập trung vào Libra. Nhưng không, họ đã khiến chúng ta hoàn toàn bất ngờ với tính năng mới này. Tiendientu.org sẽ tiếp tục cập nhật thêm về Facebook Pay ngay khi có thông tin mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề