Nhiệt độ trung bình ở tphcm gia tăng

Năm 1984, nhiệt độ trung bình ở TPHCM là 27,1 độ C, năm 2003 tăng lên 28,1 độ C và năm 2004 là 28 độ C. "Trong khoảng thời gian 20 năm này có năm nhiệt độ trung bình cao, có năm thấp chứ không phải là nhiệt độ năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng xu thế nhiệt độ đang tăng dần lên", bà Lan nói.

Bà Lan cho biết trước đây nhiệt độ cao nhất trong khu vực Nam Bộ luôn xuất hiện tại Phước Long, Đồng Xoài hoặc Xuân Lộc. Tuy nhiên những năm gần đây, đã có những lần nhiệt độ tại TPHCM tương đương hoặc cao hơn nhiệt độ nóng nhất trong năm tại các khu vực này.

Một thống kê khác từ Phân viện Khí tượng Thuỷ văn phía Nam cũng cho thấy, nhiệt độ trung bình tại TPHCM liên tục tăng lên. Đặc biệt, trong 5 năm 2001-2005, nhiệt độ trung bình tại thành phố đã lên đến 28 độ C, tăng 0,4 độ C so với giai đoạn 1991-2000, bằng mức tăng của 40 năm trước đó. Trong khi đó, theo các nhà khoa học trên thế giới, việc thay đổi nhiệt độ ở mức 0,2 độ C đã có thể gây ra những tác hại lớn.

Theo các nhà chuyên môn, ngoài nguyên nhân do hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên tại TPHCM còn bởi hiệu ứng đảo nóng đô thị do thành phố có ít cây xanh, các đường phố hẹp với các tòa nhà cao, làm giảm dòng không khí lưu thông.

Bên cạnh đó, số lượng dân cư gia tăng, số lượng xe cơ giới, máy điều hòa và các thiết bị làm lạnh tăng cao khiến cho hiệu ứng nóng lên này càng trầm trọng hơn. Lượng rác thải, chất thải nhiều hơn trong đô thị cũng góp phần tác động đến sự thay đổi nhiệt độ của thành phố.

Theo các nhà chuyên môn, sự thay đổi về nhiệt độ có thể kéo theo sự thay đổi về môi trường sinh thái, khiến cho dịch bệnh phát triển hơn. Bên cạnh đó, không khí nóng bức, ngột ngạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do mật độ dân cư đông nên mức độ ảnh hưởng của việc gia tăng thời tiết tại TPHCM càng đáng ngại.

Sự thay đổi về nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự dâng cao của mực nước biển, thay đổi một số dòng không khí, ảnh hưởng đến tài nguyên nước và các vấn đề tưới tiêu trong nông nghiệp.

"Mưa lớn gây ngập, thoát nước kém, ứ đọng ảnh hưởng đến vệ sinh và gia tăng dịch bệnh. Nhiệt độ tăng, kèm hiệu ứng đảo diện tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng y tế dưới điều kiện biến đổi khí hậu càng gặp nhiều khó khăn, khó đáp ứng nhu cầu cộng đồng nếu chưa có sự chuẩn bị", TS Hồng cho biết thêm. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng y tế dưới điều kiện biến đổi khí hậu càng gặp nhiều khó khăn, khó đáp ứng nhu cầu cộng đồng nếu chưa có sự chuẩn bị.

TS Vũ Xuân Đán, Phó Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phân tích, TP.HCM là một trong 10 thành phố hàng đầu thế giới có số dân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ngập lụt. Bên cạnh đó, nhiệt độ trung bình của TP tăng khoảng 0,7°C, gây gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

TS Vũ Xuân Đán phân tích, hiện tượng thời tiết cực đoan tăng tần suất và cường độ mưa bão, lũ lụt, gây tai nạn thương tích. Ngập lụt do mưa và triều cường gây ra các bệnh truyền nhiễm và bệnh lây truyền qua da. Nhiệt độ tăng gây gia tăng ô nhiễm không khí, phát sinh bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây.

Theo TS Nguyễn Văn Hồng, TP.HCM cần có cách tiếp cận và định hướng ưu tiên để ứng phó biến đổi khí hậu gắn liền với phát triển bền vững. Đồng thời, thành phố cần tiến hành các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

"Ngoài ra, việc ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn xã hội. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phải có tính hệ thống đồng bộ liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng giai đoạn và các quy định", TS Nguyễn Văn Hồng nhấn mạnh.

Đề cập đến các biện pháp ứng phó với những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến có liên qua tới biến đổi khí hậu, TS Vũ Xuân Đán cho rằng, TP.HCM nên xác định các bệnh, khu vực và đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do bệnh truyền nhiễm có liên quan đến biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thành phố cần xác định tỷ lệ lây truyền, sự thay đổi các đặc tính của bệnh truyền nhiễm do biến đổi khí hậu.

"TP.HCM cũng cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên dữ liệu khí tượng thủy văn và chất lượng môi trường. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa) đến 3 loại bệnh sốt xuất huyết, sốt rét và vi khuẩn gam âm Vibrio. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực dự phòng, điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến có liên quan đến biến đổi khí hậu…", TS Đáng nói.

nóngThg 1Thg 2Thg 3Thg 4Thg 5Thg 6Thg 7Thg 8Thg 9Thg 10Thg 11Thg 12Hiện giờHiện giờ47%47%7%7%mây bao phủtrong xanhlượng mưa: 187 mmlượng mưa: 187 mm4 mm4 mmoi bức: 100%oi bức: 100%78%78%điểm bãi biển/hồ bơi: 7.1điểm bãi biển/hồ bơi: 7.14.34.3