Nhân đạo trong văn học là gì

1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: - Tinh thần nhân đạo là một trong hai dòng chủ lưu chảy suốt mạch nguồn văn học. Nó bắt nguồn từ truyền thống Thương người như thể thương thân của con người VN.' - Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của VHVN; từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. 1. Thân bài: làm sáng tỏ các ý sau: a] Giải thích khái niệm: - Tinh thần nhân đạo [Chủ nghĩa nhân đạo] là tinh thần tôn trọng, trân quý những giá trị của con người như: trí tuệ, phẩm giá, tình cảm, sức mạnh, vẻ đẹp.. - Những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong văn học rất phong phú, đa dạng: + Xót thương con người, đồng cảm, chia sẻ với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp len thân phận con người. + Khẳng định, đề cao con người về các mặt: phẩm chất, tài năng, vẻ đẹp hình thức. + Đồng tình, ủng hộ tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc vươi tới xã hội công bằng, tốt đẹp của con người. + Vạch ra con đường tươi sáng, hướng con người đến cái chân - thiện - mĩ. => Tinh thần nhân đạo chính là thái độ ứng xử giwuax người với người trên tất cả các phương diện của cuộc sống. b] Chứng minh tinh thần nhân đạo được thể hiện qua 1 số TPVH trong chương trình Ngữ văn 7. b1. Tinh thần nhân đạo trong văn học dân gian [ca dao, tục ngữ] - Tục ngữ, ca dao thuộc thể loại trữ tình của VHDG. Nó là tiếng nói của trái tim, tiếng hát tâm trạng của dân lao động xưa. Tiếng nói, tiếng hát ấy cất lên nhiều cung bậc tình cảm thấm đẫm tinh thần nhân đạo trong các mối quan hệ giữa con người với con người. + Trước hết là tình cảm yêu thương trong gia đình như cha mẹ với con cái, cháu chắt với ông bà, anh chị em với nhau hay tình nghĩa vợ chồng... [nêu dẫn chứng] + Tình cảm giữa con người cá nhân với cộng đồng xã hội; Lá lành đùm lá rách, Thương người như thể thương thân, Bầu ơi thương lấy bí cùng... - Thơ ca dân gian còn là tiếng nói đồng cảm, chia sẻ với những người nông dân - kiếp phận con sâu, cái kiến, con cò, con vạc quanh năm vất vả, đầu tắt mặt tối mà cuộc sống vẫn cơ cực, lầm than, bị giai cấp thống trị khinh rẻ, chà đạp... Thương thay thân phận con tằm..... + Thơ ca dân gian còn là tiếng nói xót xa, thương cảm cho số phận người phụ nữ: nết na, tảo tần hết lòng vì gia đình chồng con mà cuộc đời họ đâu có được hạnh phúc: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.... =>Cả trăm, cả ngàn tiếng than thân của người phụ nữ nói riêng và của người nông dân thấp cổ, bé họng nói chung không chỉ dừng lại ở lời than vãn thân phận hàm chứa ttrong đó muôn nỗi đắng cay, trái ngang, nghiệt ngã mà còn là lời kêu cứu đối với xã hội. => Trong tiếng than ấy, còn hàm chứa sự cảm thông chia sẻ, cả ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội cũ tàn ác, lại có cả ước mơ vươn tới một xã hội công bằng, bình đẳng, hạnh phúc của con người b2] Tinh thần nhân đạo trong văn học trung đại: -Sống trong xã hội đầy rối ren, loạn lạc, nhiều cây bút trong văn học trung đại đã tập trung phản ánh bi kịch của con người, nhất là thân phận người phụ nữ. - Viết về đề tài người phụ nữ, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần nhân văn: + Yêu thương, trân trọng người phụ nữ. Từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước, bà đẩy lên hình tượng người phụ nữ có ngoại hình đẹp đẽ, có phẩm chất trong trắng, son sắc, thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình với người mình yêu thương. Nhưng cuộc sống, thân phận của họ lại bị phụ thuộc, ba chìm bẩy nổi... + Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ đã thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với thân phận chìm nổi của người phụ nữ đồng thời ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp và những phẩm chất cao quý của họ. Ngầm ẩn trong đó còn là bức thông điệp chuyển tới XHPK - XH rọng nam khinh nữ, cần có thái độ bình đẳng giới, người phụ nữ cần phải được trân trọng và bảo vệ. b3. Tiếp nối tinh thần nhân đạo trong VHTĐ, các tác phẩ VHHĐ cũng thấm đẫm tinh thần nhân văn chủ nghĩa. - Tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là một truyện ngắn xuất sắc, vừa giàu tính hiện thực, vừa giàu tính nhân đạo: + Tác giả đã tái hiện một cách chân thực nối thống khổ "muôn sầu, nghìn thảm" của người dân phận con sâu, cái kiến trong cảnh mưa lụt. Qua đó vạch trần bộ mặt tàn bạo của quan phụ mẫu và thói vô đạo, vô trách nhiệm của kẻ tham quan cầm quyền. + Nhà văn thương cả, chia sẻ và bày tỏ nỗi xót xa với người dân lao động, đồng thời khơi gợi lòng trắc ẩn nơi người đọc. - Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"của Khánh Hoài cũng bày tỏ lòng thương cảm đối với những em nhỏ sống trong gia đình li tán. Tác phẩm ngầm oán trách những người làm cha, làm mẹ vì lòng ích kỉ mà đẩy những đứa con bé bỏng, đáng thương của mình vào cuộc sống thiếu thốn, khổ đau, tan đàn xẻ nghé. Truyện ngắn kêu gọi mọi người hãy biết giữ gìn, trân trọng tổ ấm của mình bởi đó là cội nguồn hạnh phúc của mỗi người và sự phát triển phồn vinh của xã hội. 2. Kết bài: Đánh giá vấn đề và suy nghĩ của bản thân - Tinh thần nhân đạo là mạch nguồn chảy mãi không bao giờ vơi cạn trong quá trình hình thành và phát triển văn học. Bởi văn học luôn hướng vào con người, yêu thương và cải tạo con người; xây dựng xã hội, sửa cái xấu, cái ác, ngợi ca cái tốt; khơi gợi, khẳng định, trân trọng cái tốt, nuôi dưỡng cái đẹp phát triển. - Chính tinh thần nhân đạo trong văn chương nghệ thuật đã bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho người đọc hoàn thiện bản thân, để mỗi chúng ta luôn biết hướng tới cái thiện, sống tốt đẹp trong cuôc đời.

Video liên quan

Chủ Đề