Nhà khô mở cửa sẽ ươts hơn tại sao

1.một loại đá vôi chứa 80%caco3 .phần còn lại là các chất trơ. nung a g đá một thời gian thu được chất rắn có m= 0,78a g

a,tính H phân hủy caco3

b, tính khối lượng cao trong chất rắn sau khi nung

2. hòa tan hoàn toàn 4 g hỗn hợp gồm kim loại A(hóa tri II)và kim loại B(hóa trị III) phái dùng 170 ml dung dịch HCl 2M

a,cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu g hỗn hợp muối khan

b, thể tích H2 đktc

c, nếu B là Al và nó có số mol gấp 5 lần kim loại A. xác định tên A

mình cần rất gấp nên nhờ cả nhà giải nhanh giúp mình nhé nếu được thì bây giờ bởi vì tối mình phải có bài rồi cám ơn cả nhà nhiều

Thời tiết nồm ẩm hiện nay gây ra rất nhiều sự phiền toái và khó chịu cho mọi người. Nguyên nhân của hiện tượng này là do độ ẩm trong không khí tăng lên rất cao tới 100%, trời mưa phùn kéo dài khiến hơi nước đọng trên bề mặt của đồ đạc.

Khi trời nồm, nhà cửa từ trần đến sàn nhà luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, các đồ nội thất làm từ gỗ dễ bị nấm mốc, hư hỏng, không khí sinh hoạt của cả nhà trở nên bức bối. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa tình trạng này?

Cách chống nồm từ lúc xây nhà

Vì nồm ẩm là hiện tượng thời tiết khó tránh khỏi nên khi xây nhà mới bạn nên tiến hành ngay các biện pháp chống nồm bằng cách lựa chọn những vật liệu có khả năng hút ẩm tốt. Một lớp xỉ than dưới nền sẽ giúp giảm chênh lệch nhiệt độ giữa sàn nhà và không khí. Nên lắp những loại cửa thật kín để hạn chế hơi nước có thể lọt vào nhà, sử dụng sàn gỗ tự nhiên, thiết kế trần cao và thông thoáng cũng sẽ giúp chống nồm hiệu quả.

Bịt kín những kẽ hở trong nhà

Vào những ngày nồm, việc mở cửa sẽ khiến cho nhà càng ẩm hơn vì sương mù, mưa phùn và hơi ẩm từ bên ngoài sẽ tràn vào nhà nhiều hơn. Vì vậy đây là một trong những nguyên tắc đầu tiên cần nhớ để chống nồm hiệu quả.

Chăm lau chùi nhà cửa bằng giẻ khô

Trong những ngày trời nồm bạn nên thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng giẻ khô mà nên hạn chế lau nhà bằng nước vì sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn thêm nồm ẩm. Nếu thực sự cần lau dọn, hãy dùng khăn cotton vắt thật kĩ rồi sau đó mới lau lại ngay lập tức bằng giẻ khô và sạch.

Dùng điều hòa ở chế độ khô

Khi trong nhà đã quá ẩm ướt bạn có thể áp dụng biện pháp cưỡng bức là mở điều hòa hoặc máy hút ẩm. Máy điều hòa mở ở chế độ khô giúp hút ẩm và lưu thông không khí, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà đặc biệt là trẻ nhỏ.

Hạn chế giặt quần áo

Trong những ngày trời nồm bạn nên hạn chế giặt quần áo. Nếu quần áo chưa quá bẩn thì không nên bỏ vào máy giặt hoặc chậu giặt, cũng đừng ngâm trong nước vì sẽ khiến quần áo bị hôi mà hãy treo lên. Vì độ ẩm cao nên những quần áo đã giặt không thể khô hẳn, bạn nên sấy hoặc là ủi rồi cất vào tủ. Trong tủ bạn đừng quên đặt chất hút ẩm, diệt khuẩn cho quần áo.

Cho đồ điện hoạt động thường xuyên

Những thiết bị điện trong nhà nếu bị nhiễm ẩm sẽ mau chóng bị hư hỏng. Vì vậy bạn cần cho hoạt động thường xuyên hoặc bật ở chế độ chờ. Nếu đồ điện bị trục trặc nghi do ẩm thì có thể dùng máy sấy để làm khô. Với các thiết bị khác như máy ghi âm, máy ảnh, máy quay cần cho vào hộp với túi hút ẩm.

Chống mốc cho đồ dùng bằng nước nóng

Những đồ dùng bằng tre, gỗ như đũa, muôi, thớt rất dễ bị mốc trong những ngày nồm.Vì vậy sau khi rửa bát đĩa mỗi ngày, bạn hãy dùng nước nóng tráng lại lần cuối, phơi ráo hoặc xếp có khoảng cách để đồ dùng khô ráo, đảm bảo vệ sinh./.

Hương Giang (t/h)

vinhtuong đăng vào lúc 20/03/2020 - 11:26

Cách chống nồm ẩm trong nhà để luôn khô thoáng trong thời tiết nồm

Hiện tường "nhà đổ mồ hôi" không phải hiếm gặp vào tiết đông - xuân tại miền Bắc khiến tuổi thọ công trình nhà khung thép, nhà tiền chế... đi xuống và ảnh hưởng sức khỏe con người. Vĩnh Tường giới thiệu cho bạn đọc các cách chống nồm ẩm trong nhà dưới đây rất đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là cách sử dụng trần thạch cao chống nồm ẩm để căn nhà luôn khô thoáng nhé!

Nồm ẩm là gì? Tác hại của thời tiết nồm ẩm trong cuộc sống

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, hiện tượng nồm ẩm xảy ra khi độ ẩm trong không khí tăng cao vượt ngưỡng mức 90%. Đây là hiện tượng được thấy rõ rệt nhất tại miền Bắc vào mùa đông và xuân vì có mưa nhiều ngày. Đặc biệt từ tháng 2 đến 4 dương lịch hàng năm. 

Dấu hiệu nhận biết nồm ẩm trong nhà rất dễ nhận thấy

  • Trần, tường và sàn nhà "vã mồ hôi". Nước ngưng tụ trên trần nhà nhỏ giọt như bị dột, sàn nhà ẩm ướt dễ trơn trượt.
  • Quần áo giặt lâu khô, ẩm mốc xuất hiện nhanh.
  • Sờ vào các vật dụng làm bằng vải như chăm, mền, gối... có cảm giác ẩm, không khô ráo.
  • Đồ điện tử như máy tính, ti vi không bật được nguồn, hỏng hóc...

Trời nồm - một hiện tượng thời tiết ẩm ướt đặc trưng ở khu vực miền Bắc thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa cuối đông đầu xuân. Đây là lúc độ ẩm trong khi khí tăng cao, tạo cơ hội cho nấm mốc xuất hiện. Chúng sẽ tạo ra các vết ố vàng, vết đen loang lổ ở những nơi dễ xảy ra ẩm mốc như: trần nhà, chân tường hoặc góc nhà... Bên cạnh đó, tình trạng này lâu ngày sẽ làm mục nát, hoen ố, ăn mòn vật liệu, gây hại các thiết bị điện tử, vừa làm giảm tuổi thọ của công trình, vừa gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhà khô mở cửa sẽ ươts hơn tại sao

Các vết loang lổ, ố vàng gây mất thẩm mỹ cho công trình

Ngoài ra, nấm mốc có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Đây chính là mối hiểm họa cho gia đình bởi có khoảng gần 40% loài nấm mốc sinh ra độc tố gây ra các vấn đề về hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe gia đình nói chung. Vậy đâu là cách chống nồm ẩm trong nhà có hiệu quả?

Nhà khô mở cửa sẽ ươts hơn tại sao

Nồm ẩm gây ra các vấn đề sức khỏe, nhất là hệ hô hấp

Nhiều gia đình đã tìm mọi giải pháp để khắc phục nhưng chỉ mang tính tạm thời trong những ngày nồm và tác động xấu đến sức khỏe và công trình về lâu dài. Để khắc phục hoàn toàn vấn đề này chính là dùng vật liệu cho công trình có chức năng chống nồm ẩm hiệu quả ngay từ bước đầu xây dựng.

- Có thể bạn quan tâm: Mẫu vách ngăn phòng khách đẹp.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng giảm độ ẩm trong nhà chỉ có lợi khi điều chỉnh nhiệt độ, nhưng thực tế không phải vậy. Bản chất của độ ẩm cho phép một số sinh vật và quá trình xảy ra ảnh hưởng đến những sinh vật trong không gian theo nhiều cách khác nhau. Để giảm bớt độ ẩm trong nhà tiền chế, nhà container... bạn có thể làm theo các cách sau:

Cách chống nồm ẩm (hút ẩm) trong nhà ở sạch sẽ, tiết kiệm

1. Luôn đóng kín cửa nhà khi gặp thời tiết ẩm thấp

Nhiều gia đình có xu hướng mở cửa nhà ra với mong muốn nhà đỡ bị ẩm hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở cửa khi thời tiết có chuyển biến tích cực, không khí khô ráo. Nếu mở trong lúc thời tiết nồm ẩm lại càng thêm phần ẩm ướt cho ngôi nhà. Do đó, hãy hạn chế mở cửa nhất khi có thể.

2. Lau nhà bẳng giẻ lau khô, thấm hút hơi nước trên sàn nhà

Nhiều chị em nội trợ hay sử dụng nước nóng + giẻ lau sàn lau đi lau lại cho sàn nhanh khô. Thực chất hành động này không hề làm thuyên giảm tình trạng nồm ẩm. Thay vào đó, hãy sử dụng giẻ lau khô, chất liệu thấm hút tốt để lau phần sàn bị ướt trong nhà container, nhà khung thép...

3. Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí

Đây là cách chống nồm ẩm trong nhà vô cùng hữu hiệu để hong khô không khí. Điều hòa có chế độ làm khô không khí sẽ giúp hiện tượng ẩm ướt giảm bớt, giảm vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

4. Sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm

Các loại vật liệu có tính hút ẩm cao mà dễ tìm thấy như than củi khô, báo giấy cũ, bạn có thể sử dụng chúng để hút ẩm các khu vực dễ bị động nước tại góc nhà, bếp. Ngoài ra, nếu nhà có điều kiện hơn, bạn nên mua thiết bị hút ẩm điện tử cho nhà gác lửng, nhà tiền chế...

5. Sử dụng cây hút ẩm

Một số loại thực vật có khả năng hút ẩm, đặc biệt là cây dương xỉ. Bạn không chỉ giảm mức độ ẩm và mức tiêu thụ năng lượng mà còn đang giúp đỡ môi trường bằng cách loại bỏ nhiều khí cacbonic và bổ sung thêm oxy nữa!

Cách chống nồm ẩm trong nhà bằng tấm thạch cao chống ẩm Vĩnh Tường

Các cách chống nồm ẩm vừa kể trên chỉ là giải pháp tức thời khi mùa ẩm thấp đến. Về lâu về dài, tuổi thọ công trình sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng nếu như không có giải pháp khác bền vững hơn. Để giải quyết vấn đề trên, sử dụng trần thạch cao siêu chống nồm ẩm cho ngôi nhà của bạn là một trong giải pháp tích cực, khuyến nghị sử dụng cho các gia đình.

Thạch cao Vĩnh Tường vẫn chiếm vị trí số 1 trong các cách chống nồm ẩm trong nhà nổi bật mà không phải vật liệu nào cũng có được. Bởi lẽ tấm thạch cao chịu nước Vĩnh Tường (hay còn gọi là tấm thạch cao chịu ẩm Gyproc) có thành phần lõi thạch cao và giấy được trộn với phụ gia đặc biệt, độ hút nước <5% khối lượng nên tạo khả năng chống nồm ẩm hiệu quả.

Nhà khô mở cửa sẽ ươts hơn tại sao

Trần thạch cao Vĩnh Tường mang lại không khí thoáng đãng, dễ chịu, đẩy lùi ẩm mốc

Nhà khô mở cửa sẽ ươts hơn tại sao

Không lo nồm ẩm với tường thạch cao Vĩnh Tường chống ẩm vượt trội

Ngoài ra, chủ nhà không cần phải quá lo lắng khi sử dụng kết hợp khung trần thạch cao Vĩnh Tường với tấm thạch cao chống nồm ẩm Vĩnh Tường. Đây là cách chống nồm ẩm trong nhà hoàn hảo nhờ lớp mạ nhôm kẽm tốt giúp chống rỉ sét, tránh bị tác động của hơi ẩm, nhất là nơi xảy ra sương muối.

Hướng dẫn thi công trần thạch cao chống nồm ẩm vượt trội

Không chỉ vậy, tấm trần thạch cao Vĩnh Tường thuộc loại vật liệu nhẹ và cấu tạo từ nguyên liệu xanh nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Trên đây là các cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả và tốt nhất vào mùa mưa ẩm ướt. Cùng thi công trần thạch cao siêu chống nồm ẩm cho căn nhà của bạn luôn luôn khô ráo và sạch sẽ quanh năm. Để biết thêm thông tin chi tiết về trần thạch cao chịu ẩm hoặc hỗ trợ kỹ thuật, thi công, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

  • Tổng Đài Tư Vấn - Miễn cước toàn quốc: 1800-1218
  • Email chăm sóc khách hàng:

Chống nồm ẩm trong nhà như thế nào để đạt hiệu quả cao?

1. Luôn đóng kín cửa nhà khi gặp thời tiết ẩm thấp.

2. Lau nhà bẳng giẻ lau khô, thấm hút hơi nước trên sàn nhà.

3. Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí.

4. Sử dụng các vật liệu hút ẩm như báo cũ, than củi hoặc các máy hút ẩm chống nồm.

5. Sử dụng cây hút ẩm.

6. Sử dụng tấm thạch cao chống ẩm Vĩnh Tường là phương pháp bền vững trong thời gian dài..

Tại sao nên chống nồm ẩm trong nhà?

Không khí nồm ẩm sẽ tạo ra các vết ố vàng, vết đen loang lổ ở những nơi dễ xảy ra ẩm mốc như: trần nhà, chân tường hoặc góc nhà...

Lâu ngày sẽ làm mục nát, hoen ố, ăn mòn vật liệu, gây hại cho các thiết bị điện tử, giảm tuổi thọ của công trình và gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà

Nấm mốc từ nồm ẩm trong nhà ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hệ hô hấp.