Nguyên nhân làm miền nam nóng hơn miền bắc

Xã hội

  • Thứ năm, 5/5/2022 07:27 (GMT+7)
  • 07:27 5/5/2022

Chịu ảnh hưởng của La Nina, nắng nóng ở miền Bắc đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Đồng thời, các đợt nóng sắp tới có thể không gay gắt và kéo dài như cùng kỳ năm 2020.

Miền Bắc vừa trải qua đợt mưa lạnh cuối mùa trước khi bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm của mùa hè. Trong vòng một tuần tới, khu vực tiếp diễn trạng thái oi nóng với nền nhiệt dao động 28-31 độ C, thời tiết vẫn tương đối dễ chịu khi trời nhiều mây, có gió.

Dù đã bước vào tháng 5, Bắc Bộ mới chỉ trải qua một đợt nắng nóng cục bộ vào ngày 25-27/4, chưa xảy ra trên diện rộng. So với cùng kỳ nhiều năm, nắng nóng ở miền Bắc năm nay đến muộn hơn.

Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 ở khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Tuy nhiên trong năm nay, khu vực này đón đợt nóng đầu tiên vào cuối tháng 4.

Trong khi đó, Đông Bắc Bộ và Hà Nội thậm chí chưa ghi nhận ngày nào có mức nhiệt trên 35 độ C kể từ đầu năm. Theo dự báo, khu vực này có thể đón đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè năm nay vào khoảng cuối tháng 5.

"Các phân tích trên cho thấy nắng nóng năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm khoảng nửa tháng", đại diện cơ quan khí tượng cho biết.

Nguyên nhân làm miền nam nóng hơn miền bắc

Thời tiết Hà Nội dễ chịu khi nhiệt độ ban ngày không vượt quá 31 độ C, trời mát về chiều và tối. Ảnh: Thạch Thảo.

Chuyên gia cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là thời tiết trong các tháng đầu mùa hè tại miền Bắc chịu chi phối bởi trạng thái La Nina (nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương ở pha lạnh) với xác suất 50-60%.

Đến tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương khả năng tăng dần và chuyển trạng thái trung tính. Vì vậy, hai tháng tới sẽ là cao điểm của nắng nóng ở miền Bắc nhưng các đợt nóng không gay gắt và kéo dài như cùng kỳ năm 2020.

Trong bản tin dự báo dài hạn, cơ quan khí tượng nhận định nắng nóng khả năng xuất hiện muộn ở Bắc Bộ và Trung Bộ vào nửa cuối tháng 5, số ngày có mức nhiệt trên 35 độ C cũng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình trong tháng thấp hơn cùng kỳ 1-1,5 độ C.

Số ngày nắng nóng trong tháng 4 tại miền Bắc giai đoạn 2019-2022

Nhãn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

ngày 13 5 6 3

Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiều ngày mưa rào và dông với tổng lượng mưa cao hơn 60% so với trung bình nhiều năm. Người dân đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Dự báo khoảng thời gian cao điểm mưa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng hứng chịu nhiều đợt mưa lớn và cực đoan. Trong khi vào giai đoạn này, Tây Nguyên và Nam Bộ lại ghi nhận lượng mưa thiếu hụt so với mức trung bình.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, trong những tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận nhiều loại hình thiên tai phức tạp, trái quy luật như rét lịch sử ở miền Bắc, mưa lũ trái mùa ở miền Trung, động đất gia tăng ở Kon Tum...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng, gần bằng 50% thiệt hại về kinh tế do thiên tai gây ra năm 2021, trong khi mùa mưa bão còn chưa bắt đầu.

Diễn biến thiên tai từ đầu năm cho thấy tình hình thời tiết năm 2022 có thể tiếp tục dị thường và phức tạp.

Mỹ Hà

nắng nóng ở miền Bắc đến muộn nắng nóng miền Bắc dự báo thời tiết nắng nóng thời tiết miền Bắc thời tiết tháng 5 khi nào nắng nóng

Bạn có thể quan tâm

  • #1

VÌ SAO KHÍ HẬU MIỀN NAM LẠI NÓNG QUANH NĂM VÀ CÓ SỰ PHÂN CHIA 2 MÙA: MƯA VÀ KHÔ RÕ RỆT?

* Nước ta năm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn. Thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ở miền Nam xa nhau hơn nên chế độ nhiệt độ có 2 cực đại và cực tiểu rõ rệt. Nhiệt độtrung bình năm trên 25 độ C không có tháng nào nhiệt độ xuống 20 độ C (nhiệt độ trung bình T1 ở Đà Nẵng là 21,3 độ C; ở thành phố Hồ Chí Minh là 25,8 độ C và ở Cà Mau là 25,1 độ C). Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miềm Bắc (Đà Nẵng là 7 ,9 độ C; thành phố Hồ Chí Minh là 3,1 độ C; Cà Mau là 2,9 độ C).Trong khi đó, ở Lạng Sơn là 13,7 độ C và ở Hà Nội là 12,5 độ C.

* Nước ta nằm bên bờ biển Đông (tức là ở phía Tây của Thái Bình Dương).Do vị trí địa lí tác động của tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Châu Á.

- Về mùa Đông (mùa khô):Trong khi ở miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì ở miền Nam chịu tác động của gió tín phong chiếm ưu thế tạo nên mùa khô nắng nóng ở Nam Bộ và Tây Nguyên.Riêng duyên hải Nam Trung Bộ (phía Đông của Trường Sơn) do tác động của bức chắn địa hình gió tín phong đã đem lại lượng mưa lớn vào Thu Đông.

-Vào mùa Hạ:gió mùa mùa hạ, tuy cùng hướng Tây Nam, nhưng có 2 luồng- với nguồn gốc không giống nhau.
+Đầu mùa Hạ(T5-T6)gió Tây Nam có nguồn gốc là khối khí nhiệt đới vịnh Bengan nóng ẩm thổi vào nước ta gây mưa đáng kể cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

+Từ tháng 7 và tháng 8 trở đi khối khí xích đạo mát ẩm hơn có nguồn gốc từ tín phong Nam bán cầu cùng với giải hội tụ nhiệt đới di chuyển từ Nam đến Bắc.Tháng 8 đạt vị trí cao nhất ở miền Bắc rồi lại từ Bắc xuống Nam(T10) hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ tạo ra thời tiết mưa điển hình cho cả nước và Nam Bộ. Ngoài ra mưa lớn còn do ảnh hưởng của áp thấp và bão tác động cùng với giải hội tụ nhiệt đới, tuy mưa tập trung vào mùa Hạ nhưng chế độ mưa ở các địa phương khác nhau là do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và địa hình.Những tháng mưa lớn ở Nam Trung Bộ(T10-T11)còn Nam Bộ và Tây Nguyên(T9->T12), mưa cực đại ở Nam Trung bộ lag T10-T11, ở Nam Bộ và Tây Nguyên là T9-T10

- Ở một số địa phương do địa hình cao chắn gió nên lượng mưa lớn như Hòn Ba (tỉnh Khánh Hòa) 3751mm/năm, Vong Phu 2800mm/năm, Ngọc Linh hơn 3000mm/năm ,mũi Rinh 757mm/năm. Một số nơi lại có lượng mưa rất ít như Phan Rang < 653mm/năm.

=>Tóm lại miền Nam có nhiệt đọ cao đều trong năm nhất là ở Nam Bộ.Đây cũng là khu vực có phân biệt sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Khu vực Trường Sơn Đông có mưa vào Thu Đông còn Nam Bộ, Tây Nguyên Lị mưa vào mùa Hạ.Vì thế tùy địa phương mà mùa khô kéo dài từ 4->6 tháng.


Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 25/9/11