Nguyên nhân giá sắt thép tăng

Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài là những lý do khiến giá thép tăng mạnh. Các doanh nghiệp thép đồng loạt tăng giá bán, vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn.

Giá tăng lần thứ ba liên tiếp

Theo ghi nhận thị trường, hiện nay, giá thép đã tăng lần thứ ba kể từ đầu năm 2022.

Sau khi tăng hai lần trước đó với mức tăng từ 300 nghìn đồng đến 1,22 triệu đồng một tấn, thì nay tăng thêm từ 250-350 nghìn đồng/tấn, đưa giá mặt hàng này vượt 17 triệu đồng/tấn.

Cụ thể, giá mỗi tấn thép cuộn CB240 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên áp dụng từ 15/02 là 17,3 triệu đồng nếu thanh toán ngay và gần 17,4 triệu đồng nếu thanh toán chậm, có bảo lãnh.

Giá thép chưa gồm VAT các loại cũng tăng lên 17,3-17,6 triệu đồng một tấn, tùy loại và tuỳ thuộc thanh toán nhanh hay chậm.

Giá thép Hoà Phát loại D10 tăng lên mức 17,15 triệu đồng/tấn; Loại thép cuộn D12 cũng tăng lên 16,75 triệu đồng. Tương ứng với mức tăng từ 600-800 nghìn đồng mỗi tấn so với cách đây hai tuần.

Các thương hiệu khác như: Thép Việt Đức, Thép Vinausteel, Theo Kyoei, Thép Pomia.. cũng tăng giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2.

Như vậy, giá hiện tại cách mức đỉnh (18,3 triệu đồng/tấn) hồi tháng Năm năm ngoái khoảng 700-800 nghìn đồng/tấn.

Nguyên nhân giá sắt thép tăng
Giá thép tăng gần bằng mức đỉnh năm 2021. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Đưa ra nguyên nhân tăng giá lần này, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu… tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh.

Theo đó, giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39-40 USD/tấn lên mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 01/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 01/2022.

Ở thị trường trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400-600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14,8-15,8 nghìn đồng/kg cuối tháng 01/2021.

Giá quặng sắt cũng giao dịch ở mức 149,7-150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 01/2022.

Còn giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40-45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.

Giá than mỡ luyện cốc tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng. Đơn cử, xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 01/2022.

Tương lai ngành thép năm 2022

Theo VSA, trong tháng 01/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 01/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021.

Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thép trong tháng Một đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.

Đơn cử, đầu tháng 02/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn...

Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.

Theo VSA dự báo, thị trường thép trong nước sẽ tăng trưởng 15-20% trong năm 2022. Đó là tín hiệu tích cực cho ngành thép Việt Nam.

Lê Pháp-Thanh Tuyến (T/h)

4 nguyên nhân chính khiến giá thép tăng mạnh đột biến năm 2021

Không phải ngẫu nhiên mà giá thép lại tăng đến mức kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Nguyên nhân giá thép tăng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến từ nền kinh tế thế giới, dịch covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Cụ thể như sau: 

Giá phôi thép, quặng sắt trong nước và thế giới tăng cao, lập đỉnh lịch sử

Nguyên nhân giá sắt thép tăng

Giá nguyên liệu tăng cao, đặc biệt là quặng sắt khai thác 

Bên cạnh những nguyên liệu có sẵn ở các mỏ quặng trong nước thì đa phần dây chuyền sản xuất sắt thép tại Việt Nam đều phải sử dụng những nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, điển hình là quặng sắt, than mỡ, thép phế liệu, graphite, …
 

Theo dự kiến thì trong năm 2021 này, để có thể đạt được công suất yêu cầu, các nhà máy sản xuất thép Việt Nam cần phải nhập khẩu thêm khoảng 20 triệu tấn quặng sắt, 6 triệu tấn than mỡ, … Mặc dù Việt Nam hiện vẫn có mỏ sắt dự trữ tuy nhiên sản lượng ít, có một số mỏ chưa được khai thác trở lại. Trong khi đó số lượng nhà máy sản xuất lại rất nhiều.
 

Giá vật liệu thế giới tăng cao, khiến giá nhập khẩu vật liệu tăng cao, đó là còn chưa kể đến các chi phí phát sinh khác như: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, … Đó chính là lý do mà giá phôi thép cũng như quặng sắt trong nước tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. 
 

Nhu cầu nhập khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh do phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng sau dịch covid

Nguyên nhân giá sắt thép tăng

Trung Quốc nhập khẩu quặng sắt số lượng lớn 

Trên sàn thép thế giới, sản lượng thép của Trung Quốc chiếm đến gần 50% sản lượng thép trên toàn thế giới. Chính vì thế có thể nói nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc rất phát triển. Bên cạnh sử dụng sắp thép trong nước, Trung Quốc còn phải nhập thép để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch Covid. Vì vậy có thể nói, giá quặng sắt tăng đột biến xuất phát từ nỗi lo ngại về nguồn cung.
 

Trung Quốc đóng cửa các nhà máy sản xuất trong nước dùng dây chuyền lạc lậu


Theo một số tính toán, Trung Quốc sẽ đạt đỉnh lượng khí thải tối đa ra môi trường vào năm 2030 và đến tận năm 2060 mới có thể trung hòa được hết lượng carbon thải ra, nguyên nhân chủ yếu là do ngành thép của nước này thải ra 15% lượng khí thải cacbon mỗi năm. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như làm biến đổi khí hậu thế giới.
 

Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã cam kết chuyển đổi ngành công nghiệp thép sang hướng hiện đại, bằng cách thắt chặt kiểm soát cũng như đóng cửa các cơ sở sản xuất thép lạc hậu, ô nhiễm. 

Mặc dù có lợi tuy nhiên chính điều này khiến sản lượng thép Trung Quốc bị tụt giảm, bắt buộc họ phải nhập khẩu thép, mua thép với giá cao từ nước ngoài, khiến giá thép tăng mạnh đột biến hiện nay.
 

Giá thép kỳ hạn tại Mỹ tăng cao

Nguyên nhân giá sắt thép tăng

"Cơn sốt thép" tại Mỹ 

Bên cạnh những thị trường lớn như Trung Quốc thì thị trường thép tại Mỹ cũng rất sôi động. Theo thống kê, giá thép kỳ hạn tới hết tháng 8/2021 tại Mỹ đã chạm ngưỡng 1500 usd/tấn (tương đương 35 triệu đồng), cao hơn khoảng 30% giá thép tại Việt Nam (27 triệu đồng). 
 

Đây là cơ hội rất lớn để các nhà sản xuất thép trong nước xuất khẩu thép để có thể tăng lợi nhuận, tuy nhiên đây cũng chính là lý do khiến sản lượng thép Việt Nam giảm đáng kể, trong khi nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung lại khan hiếm, khiến giá thép tăng cao.
 

Cập nhật tình hình giá thép xây dựng trong nước mới nhất


Giá thép xây dựng trong nước đã có xu hướng tăng gần nửa năm nay, tính đến tháng 5/2021, thì giá thép xây dựng trong nước đã có 6 lần tăng giá liên tục. Lần thứ nhất là vào thời điểm tháng 4/2021 tăng 2000/kg, và lần tiếp theo là tháng 5/2021, giá thép xây dựng tiếp tục tăng thêm 1500/kg.

Hầu hết các loại thép xây dựng trong nước đều tăng, điển hình là các loại thép phổ biến tại Việt Nam như: Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Ý, Việt Đức, Pomina, …


 

  • Thép Việt Úc có giá dao động trong khoảng từ 18.000 - 18.750 đồng/kg
  • Thép Hòa Phát có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.400 đồng/kg
  • Thép Việt Mỹ có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.200 đồng/kg
  • Thép Pomina có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.400 đồng/kg
  • Thép Việt Nhật có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.450 đồng/kg
  • Thép Miền Nam có giá dao động trong khoảng từ 19.000 - 19.200 đồng/kg

Hiện nay, nhiều chuyên gia đầu ngành đang có những dự đoán về xu hướng giá sắt thép xây dựng trong nước và thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Vậy nên, các đơn vị thi công, nhà thầu xây dựng hay các cơ sở kinh doanh sắt thép xây dựng cần cân nhắc và đưa ra các phương án nhập về trước khi giá thép tăng cao, nhằm đảm bảo nguồn vật liệu đầu vào với giá tốt nhất

Nguyên nhân giá sắt thép tăng

Giá thép tại Việt Nam 2021 khó dự đoán

Như vậy, bài viết hôm nay thì Thép Hà Nội đã làm rõ 4 nguyên nhân khiến tình trạng giá thép xây dựng tăng cao trong thời gian qua. Trong tình hình biến động giá sắt thép hiện nay thì quý khách hàng cần đưa ra cho mình những giải pháp thật hiệu quả nhé! Xin cảm ơn!