Nguyên mẫu nhân vật núi

Đã từ lâu, những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lê Lựu hầu như vắng bóng ở các nhà sách. Vì vậy, Sbooks và NXB Văn học quyết định tái bản hai tiểu thuyếtSóng ở đáy sông và Thời xa vắngcủa Lê Lựu giữa lúc nhà văn đang trong cơn trọng bệnh.

Bạn đang xem: Những nguyên mẫu “bất đắc dĩ” trong “sóng ở đáy sông”

Nguyên mẫu nhân vật núi

Hai tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu vừa được tái bản

Ở bản in lần này, Sóng ở đáy sông và Thời xa vắng đã được hai họa sĩ tên tuổi là Kim Duẩn vẽ bìa, Linh Giang vẽ minh họa, góp phần làm nên diện mạo mới mẻ cho sự trở lại của hai tác phẩm nổi tiếng đã đi vào lòng người đọc của nhà văn Lê Lựu.

Trong Sóng ở đáy sông (từng được chuyển thể thành bộ phim truyền hình được yêu thích khi phát sóng lần đầu vào năm 2000), cuộc đời Núi trượt dài trong tăm tối, bất hạnh đeo đẳng khi anh được sinh ra từ sự sai lầm của người cha, sau những lần “không thể kìm hãm trước con ở” khi “đang thời bừng dậy rừng rực”. Một khoảng cách không thể kết nối lại gần với những gì được gọi là chính thống, được sự thừa nhận hợp pháp khi chiến tranh và một thời kỳ bao cấp nặng nề có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn… Tiếc cho một cậu học sinh học giỏi, do số phận đưa đẩy bị trượt dài để rồi trở thành một tên trộm cắp. Tiếc cho một nếp sống tưởng như gia giáo nghiêm ngắn lại đẩy con người ta vào tội lỗi, hận thù. Mà người chủ trương lối sống nghiêm ngắn đến khắc nghiệt trong gia đình lại chính là người cha đa đoan, tưởng mình tử tế lại cố tình gây ra bao điều không tử tế cho đám con “không chính thức” và cả “chính thức”. Một cuộc tình đẹp, trớ trêu thay, lại bị đứt gãy để suốt quãng đời của những con người như Núi, Hiền mãi chạy vòng quanh trốn tìm nhau…

Ngược lại, Thời xa vắng (được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2003) diễn ra trong bối cảnh đã có sự chuyển giao quan trọng của xã hội; nhưng ngay từ lúc vào truyện, tác giả đã đưa ra một bầu không khí tù túng, u ám, ít ánh sáng. Bầu không khí nặng nề này dẫn độc giả đi theo bước chân nhân vật bằng hình ảnh cả một dòng họ nháo nhào với biết bao nhiêu giáo điều tới từ người cha thuộc về xã hội cũ - xã hội thực dân nửa phong kiến. Cha của nhân vật chính Giang Minh Sài là một ông đồ nên càng để ý tới nền nếp gia đình, làm bất cứ điều gì cũng phải để ý tới thể diện. Ở điểm này, ông khá giống với cha của Núi, cùng là những người gặp cơn chấn động bất ngờ khi chế độ cũ sụp đổ, ngơ ngác trước thời đại mới, cơ chế mới, chưa kịp phản ứng lại bất cứ điều gì và cũng đã quá già để tiếp nhận những gì mới mẻ hơn.

Bóng ma thuộc về cuộc hôn nhân ép buộc từ khi còn bé ám ảnh Sài tới mãi về sau, ngay cả khi nhường suất học cho Hương vào bộ đội, rồi bị thuyên chuyển khắp nơi cho tới tận lúc hòa bình lập lại, Sài vẫn không thực sự có được hạnh phúc của riêng mình. Bản chất của Sài là một nghệ sĩ, khi không thể thỏa mình vùng vẫy trong hiện thực, Sài dầm mình vào những cơn tưởng tượng trong chính nhật ký của cuộc đời mình. Bi kịch đẩy lên tới đỉnh điểm khi cuốn nhật ký của Sài bị tịch thu, bị đọc trộm, rồi còn bị lôi ra để lấy làm bằng chứng bêu riếu kỷ luật. Chấp nhận ràng buộc cả thân xác và tâm hồn, cuối cùng Sài lại sống như ý định mà anh thừa nhận: “Hãy im lặng chịu đựng”…

Nói về Thời xa vắng của Lê Lựu, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Công cuộc đổi mới đất nước vừa được mở ra thì ngay lập tức, văn học đã ghi được dấu ấn bất ngờ bằng tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Ông viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời. Cái thời đó tác giả gọi là “thời xa vắng” nhưng thật ra vẫn chưa qua”. Còn nhà văn Võ Thị Xuân Hà bàn về sức sống của tác phẩm này nhiều hơn: “Có lẽ Thời xa vắng bền lâu bởi một hình ảnh của nhân vật nông thôn mới bắt đầu thành hình, bởi hồi chuông cảnh tỉnh được gióng lên vào thời kỳ chớm đổi mới, và vẫn còn vọng ngân đến hôm nay, thậm chí cả mai sau...”.


#tiểu thuyết #Lê Lựu #nhà văn Lê Lựu #Sóng ở đáy sông và Thời xa vắng

Tiêu dùng - Dịch vụ

Xem thêm: Ngô Thanh Vân: Khi 'Đả Nữ' Yêu, Ngô Thanh Vân: Khi 'Đả Nữ' Yêu

Cùng ILA khởi động mùa hè 2022 đặc biệt với The Summer of Game Changers

Tập đoàn Meey Land được vinh danh tại Lễ công bố và trao giải thưởng Sao Khuê

Kingsport lọt Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2022 - FAST500

‘Cái đầu lạnh’ của phụ nữ hiện đại trong lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ

Tuyển sinh các ngành y dược điều dưỡng năm 2022

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2022: Không để nhà đầu tư phải tự ‘thông thái’

Người chơi tranh thủ “săn” Jackpot sắp vượt 90 tỉ của Power 6/55


  • Văn nghệ
  • Âm nhạc
  • Văn học
  • Chuyện của sao
  • Sân khấu
  • Điện ảnh

Chờ đón chúng tôi trước cửa Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, ông vận sơ mi trắng dài tay, thắt cà vạt màu huyết dụ, chân đi... dép lê không bít tất. Vừa tiếp chuyện ông vừa nhai trầu bỏm bẻm. Khi câu chuyện về kinhd oanh lên đến cao trào, ông vén quần lên ngang đầu gối, đưa cả hai chân lên ghế ngồi xếp bằng, tút cà vạt ra khỏi cổ, bảo “Mình thắt nó là để khỏi ho”. Ngắm nhìn con người này, không ai có thể nghĩ đó là nhà văn nổi tiếng Lê Lựu

. Hỏi: Từ khi tác phẩm Thời xa vắng của ông ra đời, người ta gọi ông là cu Sài, ông có giận không? - Nhà văn Lê Lựu: Viết văn, làm thơ mà được người ta nhớ đến dù chỉ một câu đã là quý. Đằng này, bạn bè lại nhớ cả tên sách, tên nhân vật của mình là ưu ái, chiếu cố nhiều. Phải biết ơn họ chứ sao lại giận. . Một trong những người vẽ ông vừa hay, vừa trúng là anh chàng cũng tự nhận mình là nhà quê Trần Đăng Khoa. Chi tiết Khoa tả “ông cởi giày, rút bít tất ra ngửi”, rồi thì “ở Moscow ông đưa nước ngô thiu ra mời Khoa” đều là thật cả sao? - Khi viết về tôi, Khoa hoàn toàn bịa ra cả nhưng lại rất đúng cái con người tôi. Cái tài của thằng Khoa là hắn nắm bắt được cái thần của tôi. Tính tôi hay thích gái. Ví dụ, hôm nay tôi đang tiếp các bạn ở đây nhưng có người gọi cho vợ tôi bảo: “Ông Lựu đang ngồi với gái ở Hồ Tây” là vợ tôi tin ngay. Bởi vì “bản chất ông này là thế rồi”. Nay phải làm cái ông giám đốc trung tâm tôi mới phải ăn mặc tử tế như thế này thôi. Mọi người thấy tôi đeo cà vạt như thế này đừng nghĩ rằng tôi thích làm sang mà đơn giản chỉ là để cho... khỏi ho thôi. Buổi tối tôi mặc quần đùi nhưng vẫn đeo cà vạt đấy. Thằng Khoa hắn biết là mình như thế cho nên hắn mới bịa ra là mình ngửi tất, rồi thì mời hắn uống nước ngô thiu. Làm gì có chuyện đó. Ngô tôi mang từ Thụy Điển về Moscow luộc mời hắn ăn. Nhưng mà các anh thấy đấy, một cái anh mặc quần đùi mà lại thắt cà vạt thì người ta cũng sẽ tin là anh ta có thể ngửi tất và uống nước ngô thiu lắm chứ. . Bất kỳ ở đâu, lúc nào khi nói về ông, Trần Đăng Khoa toàn tả ông “rất tệ”, “rất xấu”, vừa quê mùa lại vừa thô kệch. Chẳng lẽ ông không bao giờ giận Trần Đăng Khoa hay sao? - Tôi cũng nói xấu Khoa chứ không chỉ có Khoa nói xấu tôi đâu. Tôi hay giễu Khoa là cái "bị trấu”. Ví dụ tôi kể về Khoa như sau: Một hôm tôi ngủ dậy, đưa chân xuống đất thì hình như có con chuột cắn nhẹ vào chân mình, nhìn xuống thì thấy một đống giẻ rách lù lù. Bỗng nhiên từ đống giẻ rách ấy cất lên tiếng nói: “Anh dậy rồi đấy à?". Té ra là thằng Khoa. Chúng tôi là thế nhưng rồi thì hai thằng cũng không bỏ được nhau. Nó giống như cái duyên vợ chồng ấy. Sống với nhau thì suốt ngày cãi nhau nhưng không thể bỏ được nhau và cứ xa nhau một ngày lại nhớ. . Thực ra thì không chỉ có Trần Đăng Khoa hay nói xấu ông mà ngay cả nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng có lần kể rằng ông từng mặc áo may ô ba lỗ vào nhà hát lớn ở Moscow để xem balê. Chi tiết này là thật hay bịa, thưa ông? - Đúng đấy, Duật không bịa đâu. Hôm ấy áo sơ mi giặt không kịp khô nên tôi chỉ mặc áo may ô. (Phạm Tiến Duật kể: “Hồi sang Nga, tôi mời Lê Lựu xem vở balê nổi tiếng Hồ Thiên nga. Vào nhà hát phải cởi áo khoác. Hôm ấy lạnh lắm, Moscow tuyết sắp rơi. Lê Lựu không muốn cởi áo khoác, thậm chí anh định bỏ về. Kiếm được cái vé vào nhà hát lớn nào có dễ dàng gì, tôi buộc Lựu phải cởi áo. Lê Lựu mặc áo lông Đức, bên trong áo lông Đức là áo trấn thủ, bên trong áo trấn thủ là áo may ô ba lỗ. Không hề có sơmi!) . Nhà văn Trung Trung Đỉnh, một trong những người nhiều năm sống và làm việc cùng ông ở Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, từng nói rằng ông còn là người hết sức chi li và ky bo? - Bản tính của tôi là chi li, ham công tiếc việc, một thứ bản tính giời cho và có khi cả... giời đày. (Nhà văn Trung Trung Đỉnh tả: “Tôi rất thích đi chợ với Lê Lựu vì được “xem” ông mua bán, mặc cả. Ông không phải là người ky bo, kiết xác nhưng “xem” ông mua cá mua rau thì thấy thật tội cho mấy bà hàng cá hàng rau. Mua mớ rau muống mà ông vật lên vật xuống mớ rau đến phát nản lòng, cuối cùng ông lại kỳ kèo thêm bớt, đòi bà hàng rau thêm cho kẹp kinh giới. Trời ạ, thế mà các bà phải thua đấy!). . Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông của ông được dựng thành phim, có một người kiện ông đòi chia tiền vì nhân vật Núi trong phim là do ông lấy nguyên mẫu từ anh ta? - Có một tay tên là Sơn kiện tôi bốn vấn đề. Một là, nhờ anh ta mà tôi nổi tiếng cho nên tôi phải trả tiền cho anh ta. Hai là tôi phải tạo công ăn việc làm cho anh ta vì sau khi bộ phim được công chiếu anh ta trở nên nổi tiếng quá nên không thể đi ăn cắp được nữa. Thứ ba là, vì đi lại nhiều lần từ Hải Phòng lên Hà Nội nên anh ta phải “cắm” chiếc xe đạp, vì vậy tôi phải bỏ tiền ra chuộc lại chiếc xe đạp cho anh ta và thanh toán mọi phí tổn đi lại. Thứ tư là, tôi phải chia tiền nhuận bút kịch bản cho anh ta, bởi vì anh ta nghe nói tôi được nhận hàng tỉ đồng tiền nhuận bút. Anh ta còn bảo tên anh ta là Sơn, còn tô đổi lại là Núi. Tôi bảo anh ta rằng tôi chỉ gặp anh ta trong tù có 10 phút thôi thì làm sao mà đủ để viết cả một cuốn tiểu thuyết mấy trăm trang và dựng 10 tập phim như thế được. Còn anh là Sơn tôi đổi là Núi thì không phải. Trong truyện có bốn anh em là Núi, Sông, Biển, Cả. Đến khi làm phim mới “cắt” đi một đứa cho nó khỏi trùng, vì vậy chỉ còn có ba thằng thôi, tức là Núi, Sông, Biển. Đấy, Núi nó là thế chứ không phải vì anh ta là Sơn mà tôi đổi ra là Núi. Sau đó anh ta lại bảo rằng sau khi phim chiếu, bố anh ta đã từ mặt anh ta. Anh ta thừa nhận đúng là bố anh ta ác như trong phim thật. Rồi anh ta bắt tôi phải hàn gắn tình cảm giữa anh ta và bố. Tôi bảo anh ta: “Thôi thì thế này, anh lên hãng phim truyện mà kiện người ta. Người ta đạo diễn và dựng như thế, còn tôi chỉ là tác giả, tôi viết thế thôi”. . Các cụ ngày xưa nói “Lục nhập bất nhập đình chung” (60 tuổi rồi thì không ra nhận việc làm nữa). Ông sinh năm 1942, vậy mà lại dám đứng ra làm giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân? - Tôi có hai người bạn thân nhất là Trần Đăng Khoa và một ông giáo sư lúc đầu đều nói: “Đừng có liều lĩnh, đừng có phí hoài cả cuộc đời mình để đi làm trò hề. Viết văn thì không đến nỗi tồi, tuy thỉnh thoảng có bị ngấm nguýt, nhắc nhở”. Nhưng rồi tôi vẫn cứ lao vào và cái giá phải trả là mất đi rất nhiều bạn bè, bê trễ công việc gia đình. Nói chung, ai cũng buồn cười về tôi, lại vừa lo vì đến nay 60 tuổi rồi mới đi học việc. Nhưng mà cứ liều... . Ông cứ nói rằng mình rất ngu ngơ nhưng trên thực tế thì lại hoàn toàn không phải như vậy. Bằng chứng là ông đã xin được một cái trụ sở to như thế này để làm Trung tâm Văn hóa doanh nhân... - Khi tiến hành thành lập trung tâm, tôi phải chạy đi xin như một thằng ăn mày. Hôm qua tôi là một thằng nhà văn tự do nhất thế giới này. Bây giờ tự nhiên chui vào cái thòng lọng để rồi chống gậy, vác bị, nón mê đi ăn xin suốt từ khi trung tâm ra đời đến nay. Từ hai bàn tay trắng, không có đồng xu nào, bây giờ có cái nhà này 300 m2 là nhờ anh Nghiên (Hoàng Văn Nghiên, nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội - NV) đấy. Anh Nghiên cho cái nhà này mà ký đến năm, bảy lần cấp dưới mới chịu thi hành. . Nếu được ước một điều thì điều đó đối với ông bây giờ là gì?

- Làm sao để Trung tâm Văn hóa doanh nhân đi vào nề nếp và có một ban lãnh đạo hoạt động thật tốt để tôi “thoát” được ra viết một tí. Bây giờ tôi thèm được viết lắm. . Nếu có thời gian để viết thì ông sẽ viết gì, thưa ông? - Tôi cứ viết tất cả những việc tôi làm, nó sẽ hiện ra một cái xã hội Việt Nam đương thời thế nào. Như chuyện xin nhà “vui" lắm, chuyện đi đền bù đất đai, chuyện hôm nay thế này, mai thế khác, mỗi trường đoạn có thể viết vài ba chục trang. . Ông là nhà văn, nay lại làm công việc của một doanh nhân. Theo ông thì viết văn với đi buôn giống và khác nhau chỗ nào? - Anh nhà văn khi viết tiểu thuyết có thể bịa ra một ông vua, một ông quần thần, một quan chức, một chị quét rác, một gã ăn xin, một thằng hề... Tức là anh bịa ra cả một hệ thống tổ chức để người ta bảo “ông vua này giỏi đấy nhỉ, lão quan lại này nó đểu đểu thế nào ý, thằng nịnh thần này khốn nạn quá, ông cố vấn này như Lưu gù giỏi thế nhỉ...". Công việc này dễ hơn tổ chức trung tâm. Trong tiểu thuyết, mình muốn gì được nấy. Còn khi tổ chức cái trung tâm này, mình muốn cũng không được. Tất cả quyết định rồi có khi vẫn không được. . Đang làm nghề viết, ông chuyển sang nghề đi buôn. Theo ông thì ông có hợp với nghề buôn không? - Cái số tôi không buôn bán được. Có mấy lần đi buôn đều thất bại cả. Lần thứ nhất là ở Nga tôi buôn bóng đèn ô tô. Dạo ấy loại hàng này độc lắm. Khi ra sân bay gửi theo hành lý chứ không mang theo người. Khi nhận hàng thì vỡ hết vì người ta chất lên chất xuống. Thế là công cốc, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Một lần khác tôi với ông Huân (nhà văn Nguyên Tri Huân - NV) được cô cháu tôi làm nghe buôn thuốc Tây gửi mỗi người 50 ống Pênixilin đưa vào Sài Gờn để kiếm ít đồng. Dạo ấy kháng sinh hiếm lắm. Sau đó chúng tôi đi công tác ở Campuchia. Hai tháng sau tôi về Sài Gòn, thuốc vẫn còn nguyên và lại bê ra Hà Nội. Giá thuốc xuống thê thảm, nó lỗ vốn to. Cũng lần ấy tôi và ông Huân mỗi người mua được hai tút thuốc Jet định mang về Sài Gòn kiếm tí chút. Về doanh trại nằm, cứ thấy anh em lính trẻ kháo nhau: “Ngày mai ra máy bay hễ anh nào chỉ cần mang một gói thuốc tư bản thôi sẽ bị tước quân tịch, thông báo toàn quân". Hai thằng nằm lo sốt vó. Chờ cho tới tối mịt xin giấy ra khỏi doanh trại. Mang ra ngoài bán, tuy lỗ vốn nhưng về doanh trại mừng ơi là mừng, cứ như vừa thoát nạn. Hôm sau ra sân bay, người ta cứ mang thuốc Jet ùn ùn ấy. Huân liền báo tôi: "Thì ra mấy tay lính trẻ chúng “xỏ lá” mình". . Thế ngoài năng khiếu viết ra, ông có năng khiếu nào nữa không? - Tôi chỉ có năng khiếu của một thằng ăn mày thôi chứ không cớ năng khiếu làm gì cả.

. Cám ơn ông!

Đăng nhập với tài khoản: